HỌA SĨ HUỲNH VĂN GẤM

KỶ NIỆM 100 NĂM SINH HỌA SĨ HUỲNH VĂN GẤM (1922-2022)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT năm 2001

TỔNG BIÊN TẬP ĐẦU TIÊN CỦA TẠP CHÍ MỸ THUẬT TỪ 1977-1979

 

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật 2001. Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 1960.
Bí danh là Huỳnh Tư (trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp). Sinh ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An cũ (nay là thành phố Tân An).
Từ 1940, ông học tại Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định.1941-1945, học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bị dở dang do trường giải thể vì Nhật đảo chính Pháp.
Từ tháng 5/1945, ông tham gia cách mạng và đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: đội trưởng đội du kích thị xã Tân An, phó bí thư Tỉnh ủy Tân An (1946), đại biểu Quốc hội tỉnh Tân An (ba khóa,1946-1965), ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Trung ương, chi hội phó Hội Văn nghệ Nam Bộ, trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Tân An, ủy viên Ban In giấy bạc Nam Bộ. 1954, tập kết ra Bắc, ông công tác tại Nhà xuất bản Mỹ thuật – Âm nhạc, sau chuyển sang làm cán bộ chủ chốt tại Hội Mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Thường vụ, từng giữ cương vị Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật.

Họa sĩ HUỲNH VĂN GẤM (1922-1987)

Là một họa sĩ điển hình cho sự nhất quán giữa con người và nghệ thuật, quả nhiên, các tác phẩm của ông chính là sự biểu hiện cho tư tưởng, khí phách, tâm hồn của một người chiến sĩ đã sôi nổi sống và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Từ một chàng sinh viên có phong cách sinh hoạt “phóng túng”, với một lối vẽ sơn dầu theo mảng phẳng “mắt, mũi, miệng gần như không có hình… cho cảm giác cô người mẫu xinh đẹp diện rất mốt… là hiện thân của cái duyên dáng” (Chân dung Hortense Vouilion, 1943) – lạ tới mức đã làm cho khuôn khổ của nhà trường “hàn lâm” đương thời trở nên quá chật hẹp – vậy mà đúng 20 năm sau, 1963, như một sự tương phản tất yếu – bằng tinh thần “nghệ sĩ-công dân” của mình, và bằng chất liệu sơn mài truyền thống, ông đã thể hiện thành công những dáng vẻ uy phong lẫm liệt của đội quân tóc dài trên trận tuyến đấu tranh trực diện trước kẻ thù xâm lược – trong một tác phẩm hiện thực bậc nhất: Trái tim và nòng súng (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

HUỲNH VĂN GẤM – Cụ Hồ Chí Minh. 1947. Bột màu, bản in

 

HUỲNH VĂN GẤM – Phút giải lao. 1960. Sơn mài

 

HUỲNH VĂN GẤM – Trái tim và nòng súng. 1963. Sơn mài

 

HUỲNH VĂN GẤM – Trên mỏ than Đèo Nai. 1968. Sơn dầu

 

Huỳnh Văn Gấm (thứ hai từ trái sang) đi thực tế ở mỏ than Quảng Ninh năm 1968

Đi vào khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa qua một “tính cách Nam Bộ” từng trải và mạnh mẽ, ông đã đem đến cho hội họa sơn mài một hiệu quả phi thường của nghệ thuật diễn tả ánh sáng tập trung và khối nổi – khả dĩ ứng dụng trên những bố cục quy mô hoành tráng có sức chuyển tải những chủ đề tư tưởng lớn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Ngoài đỉnh cao Trái tim và nòng súng và hàng loạt các tác phẩm “đề tài” khác như Nam Kỳ khởi nghĩa 1940, Họp Công hội đỏ, Ngô Gia Tự, Võ Thị Sáu cùng một số tranh cổ động chính trị không kém phần đặc sắc – với những Cô Liên (1958, sơn mài, BTMTVN) hay Thiếu nữ đọc sách (1962, sơn dầu) – biệt tài vẽ chân dung của ông đã lại càng được chứng tỏ.

Quang Việt 

Trích “Từ điển họa sĩ Việt Nam” ,
Quang Việt, NXB Mỹ thuật 2008

 

Tin cùng chuyên mục

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Xem một số hình nghiên cứu của Nguyễn Sáng cho bức tranh "Thành đồng Tổ quốc"

    Nghệ thuật hiện đại dường như đã làm biến đổi toàn bộ các khái niệm của hội họa. Ngày nay, thật khó có được những định nghĩa chặt chẽ cho các thể loại mang tính phụ thuộc...

Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e”

(ĐCSVN) – Từ ngày 23/01 – 12/3/2024, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám giới thiệu 38 tác phẩm...

NGUYỄN CAO THƯƠNG – NGƯỜI ĐẶT TÊN TRƯỜNG MỸ THUẬT TRANG TRÍ

    Thầy Nguyễn Cao Thương sinh ngày 22/3/1918 tại xã Long Kiến, Chợ Mới, An Giang. Do thân sinh của thầy là thư ký Kho bạc Sài Gòn nên gia đình thầy chuyển lên Sài Gòn cư ngụ khi thầy còn nhỏ....

25 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT

    Ngày 1/6/1992, tôi về nhận công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT), làm biên tập viên kiêm phóng viên. Năm ấy, thời tiết rất giống năm nay, vào hè ít nóng, có mưa sớm. Mấy cái cây trước...

TÔI NHỚ MỘT NGƯỜI BẠN ĐÃ RA ĐI

  Người bạn đó là Nhà Phê bình Mỹ thuật Trần Thức (tên đầy đủ là Trần Trí Thức). Sau này khi tham gia văn đàn, các cuộc hội thảo từ những năm 1960, anh đã lấy tên là Trần Thức (cho nó...