Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e”

(ĐCSVN) – Từ ngày 23/01 – 12/3/2024, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám giới thiệu 38 tác phẩm của 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Quỹ JapanFoundation tổ chức.

Giám tuyển triển lãm, giảng viên hướng dẫn là Ths Nguyễn Thế Sơn đến từ Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội. Triển lãm có sự hỗ trợ chuyên môn của các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu: Nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, Nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Hoạ sĩ Phạm Khắc Quang, Hoạ sĩ Tuệ Thư, Họa sĩ Hồng Nhung (Zó project), Hoạ sĩ thiết kế Trương Thuỷ.

(ĐCSVN) – Từ ngày 23/01 – 12/3/2024, triển lãm “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám giới thiệu 38 tác phẩm của 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Một góc triển lãm

Triển lãm do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” và Quỹ JapanFoundation tổ chức.

Giám tuyển triển lãm, giảng viên hướng dẫn là Ths Nguyễn Thế Sơn đến từ Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội. Triển lãm có sự hỗ trợ chuyên môn của các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu: Nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, Nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Hoạ sĩ Phạm Khắc Quang, Hoạ sĩ Tuệ Thư, Họa sĩ Hồng Nhung (Zó project), Hoạ sĩ thiết kế Trương Thuỷ.

Các tác phẩm phản ánh những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt 

Tham gia triển lãm có 34 tác giả là các hoạ sĩ trẻ từng và hiện đang theo học tại Khoa Hội hoạ của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với 38 tác phẩm tạo hình phản ánh những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt vừa quen vừa mới lạ được thể hiện qua góc nhìn đương đại từ những sáng tạo cá nhân của các họa sĩ trẻ trên nguồn cảm hứng học hỏi nghiên cứu từ những yếu tố tinh hoa của dòng tranh khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-e kết hợp với các giá trị tinh hoa của chất liệu mỹ thuật truyền thống của Việt Nam như lụa, sơn mài, giấy dó, giấy giang,..

Triển lãm mong muốn quảng bá nét đẹp, sự độc đáo của các chất liệu mỹ thuật cổ truyền Việt Nam đến đông đảo người yêu mến nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ và du khách quốc tế. Đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tới công chúng sản phẩm văn hóa được kết tinh từ quá trình khám phá các giá trị nghệ thuật truyền thống của những cuộc đối thoại văn hóa, xuyên quốc gia.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Ths Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển của triển lãm cho biết: “Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e” là kết quả những nỗ lực không ngừng nghỉ của các họa sĩ trẻ trong hành trình thúc đẩy thực hành nghệ thuật, lấy cảm hứng từ các giá trị văn hoá mỹ thuật truyền thống của Việt Nam cũng như của các nền văn hoá khác. Hoạt động thực hành “sáng tạo truyền thống” cũng là động lực cho những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, góp phần thúc đẩy thế hệ trẻ ngày nay nói chung và họa sĩ trẻ nói riêng tiếp tục học hỏi, kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống để từ đó có thêm động lực và cảm hứng nuôi dưỡng đam mê sáng tạo nghệ thuật./.

Tin, ảnh: TT
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ về Hà Nội

NDO – Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chiều 8/10, triển lãm “Lớp Love Hà Nội” khai mạc tại Aqua Art, 44 Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.                       Không gian...

Triển lãm “Hồn của đất” gửi gắm tình yêu với Bác Hồ và Thủ đô Hà Nội

NDO – Ngày 8/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Triển lãm “Hồn của Đất” đã được khai mạc tại...

Triển lãm mỹ thuật Chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng ngày 06/10/2024, Hội Mỹ thuật Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiện chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Đây là triển lãm mỹ thuật...

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật chào mừng 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

NDO – Sáng 27/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024      ...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TRIỂN LÃM CHUYÊN ĐỀ TRANH SƠN MÀI

  Đây là triển lãm chuyên đề về tranh sơn mài, với quy mô khá hoành tráng. Đã lâu lắm rồi Hội Mỹ thuật Việt Nam mới có một triển lãm chuyên đề về một chất liệu: Sơn mài. Các tác phẩm...

PHÓ GIÁO SƯ, HỌA SĨ VŨ GIÁNG HƯƠNG

  Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930 tại Hà Nội (theo gia đình, bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929). Quê ở xã Đông Cao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Họa...

Tranh cổ động một thời

Những họa sĩ tiền bối như Vũ Văn Thu, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Hữu, Huỳnh Công Nhãn (Huỳnh Phương Đông), Nguyễn Thuận, Phan Thư, Linh Chi, Trịnh Kim Vinh, Văn Hoè, Đình Khang, Thang Trần Phềnh, Võ thành...

CÁC TÁC PHẨM QUAN TRỌNG VÀ ĐỘC NHẤT CỦA CÁC HỌA SĨ CHÂU Á BÁN ĐẤU GIÁ NGÀY 30 THÁNG 11

  Paris – ngày 12 tháng 11 – Nhân cuộc đấu giá lần thứ 27 dành riêng cho các họa sĩ châu Á đến Pháp vào đầu thế kỷ XX, nhà đấu giá Aguttes đã tập hợp một loạt các tác phẩm chưa...

CHUYỆN VỀ ÔNG THIẾU BẢO

  Năm 1982, Bùi Xuân Phái lại vấp phải một “tai nạn” nghề nghiệp lần chót. Đó là vụ bản thảo tập thơ chép tay về Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Khi đó, ông Thiếu Bảo (Trần Thiếu Bảo, giám...