NGƯỜI HỌA SĨ MÊ ĐẮM SAPA

 

Tô Ngọc Thành từng triển lãm cá nhân những tác phẩm thể hiện người và cảnh nhiều địa danh của đất nước Việt Nam khắp ba miền và cũng từng triển lãm những tác phẩm đánh dấu thời kỳ du học tại Đại học Mỹ thuật Tiệp Khắc. Nhưng, có thể nói, không địa danh nào lưu dấu chân ông nhiều lần bằng Sapa. Không đâu làm ông say đắm bằng Sapa. Gần hai mươi năm nay ông gắn bó với Sapa và lên đó vài trăm lần. Chỉ mấy tháng đầu năm 2018, ông đã lên Sapa hàng chục lần. Người ta đi Sapa để du lịch, để làm ăn. Còn Tô Ngọc Thành đi Sapa để vẽ. Ông chỉ muốn lưu giữ vẻ đẹp Sapa bằng những bức tranh. Từ năm 2000 đến nay, có năm ông vẽ hàng trăm bức về Sapa để rồi ngay từ năm 2005 đã có triển lãm cá nhân “Tranh vẽ về Sapa” và những năm sau đó tổ chức triển lãm chuyên đề về Sapa ở Sài Gòn, Đà Lạt, Hà Nội với các tên gọi “Ấn tượng Sapa”; “Cuộc đời vẫn đẹp sao”; “Sapa mây trắng bay”; “Tình yêu là mãi mãi”; “Thiên đường Sapa” và năm 2016, Tô Ngọc Thành có triển lãm “Duyên nợ với Sapa” tại nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

 

Thị trấn Sapa và các bản xung quanh như Sín Chải, Cát Cát và xã San Sả Hồ, Tả Phìn, Tả Van… Tô Ngọc Thành thuộc như lòng bàn tay. Đường ngang, phố dọc, ngõ hẻm… khách sạn, nhà nghỉ bình dân… Số nhà, tên chủ nhân, số điện thoại của họ, Tô Ngọc Thành đều có trong tay, cho nên năm nào cũng có các họa sỹ trẻ nhờ ông làm hướng đạo đưa họ lên Sapa sáng tác, có người còn nhờ liên hệ lo cho họ cả chuyện ăn, nghỉ. Ông đi Sapa vào đủ các mùa trong năm… ghi chép và vẽ, kể cả khi mưa tuyết rét đến thấu xương. Từ 2002 đến nay, ông đã sáu lần có mặt ở Sapa lúc tuyết rơi và đã vẽ được vài chục bức tranh về cảnh tuyết nơi đây. Ngồi vẽ dưới tuyết, tuyết rơi xuống đầu, xuống vai… Tô Ngọc Thành chia sẻ, muốn có tranh đẹp về Sapa phải biết khí trời Sapa, ăn những món ăn của vùng Sapa và ngủ cùng với dân bản ở đó mới có cảm xúc mạnh về Sapa, thăng hoa về Sapa và mới vẽ ra được một bức tranh sinh động, riêng biệt và có hồn về Sapa.

Ở Sapa, ngồi uống café, ăn sáng, dạo bước tham quan, vào nhà nghỉ, nói đến Tô Ngọc Thành, hầu như rất nhiều người biết ông họa sỹ già bao nhiêu năm nay gắn bó với Sapa. Dân chạy xe ôm lại càng biết ông họa sỹ quen thuộc này. Còn người mua tranh, cả người Việt và ngoại quốc khi tìm đến ông họ đều gọi theo biệt danh kép là “Thành Sapa”!

Người sinh năm 1940, nếu chỉ lo chiến thắng tuổi tác cũng đã mệt, đằng này Tô Ngọc Thành còn phải chiến đấu cả với tật bệnh. Ít ai biết đôi con mắt của ông, giờ đây mắt phải bị mù, mắt trái thị lực còn 6/10, ông đi lại cứ lẫm chẫm như trẻ con đang tập đi. Năm 2008, anh bị ung thư đại tràng, phải truyền hóa chất, và cắt bỏ đi hàng mét ruột. Năm 2013, một cái vấp ngã bất ngờ trên con dốc phố Sapa làm ông bị gãy xương bả vai. Bây giờ ông phải cầm bút vẽ bằng tay trái. Lòng yêu thích hội họa và say đắm với Sapa nên ông chiến thắng tất cả.

      Một số tác phẩm trưng bày trong triển lãm của họa sĩ Tô Ngọc Thành tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, tháng 2/2019

Bạn bè thân thiết từng khuyên ông đừng đi Sapa nữa, ở cái tuổi bước vào ngưỡng tám mươi, với mấy căn bệnh mãn tính và cái mắt còn lại cũng bị đục thủy tinh thể thì chỉ nên nghỉ ngơi ở nhà… Nhưng dù mọi người can ngăn, rồi Đài báo sắp có gió mùa, rét đậm nữa… cũng mặc! Ông lên kế hoạch sáng tác rồi. Sapa đang vẫy gọi ông. Đi để vẽ và còn kết hợp lễ tạ ơn bà Chúa Thượng ngàn trên đền Mẫu…

Tháng 1 năm 2018, Tô Ngọc Thành triển lãm cá nhân ở Sài Gòn “Sapa miền đất hứa” gồm 72 tác phẩm. Tháng 2 về Hà Nội, mới mùng 5 tết, ông lại triển lãm ở 29 Hàng Bài “Khi chúng ta còn trẻ” với những tác phẩm tâm đắc và chọn lựa sau 60 năm học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Chưa kịp nghỉ xả hơi, đầu tháng 3, Tô Ngọc Thành lại công bố 63 bức tranh sơn dầu mới nhất về Sapa, thực hiện trong năm 2017, vẽ trong tình trạng chỉ còn một mắt. Triển lãm mang tên “Gió núi. Hương mây trời” ở 16 Ngô Quyền, Hà Nội… Sau ba lần triển lãm cá nhân liên tiếp, ông kêu đã quá mệt mỏi, nhưng nghe tin Sapa trời đang đẹp lắm, thế là ông lại chuẩn bị hành trang chờ lên đường. Và rồi, triển lãm ở Hà Nội đóng cửa chiều hôm trước, hôm sau ông đã có mặt ở Sapa.

Những tác phẩm về Sapa của Tô Ngọc Thành như “Tuyết rơi trên nhà thờ”; “Phong cảnh Tả Phìn”; “Chợ tình…”; “Đường đến bãi đá cổ”; “Thung lũng Mường Hoa”… đâu đâu cũng thấp thoáng “Người H’mông”; “Hai cô gái Dao đỏ bán hàng”… Những người dân tộc thiểu số ngồi trong chợ, khu vực sân quần ngựa, trên đường phố, bên nhà thờ cổ… họ hiện lên trong tranh Tô Ngọc Thành mộc mạc, dễ thương, váy áo rực rỡ sắc màu. Tất cả, làm nên một mảng đề tài mang nét đặc trưng rất Tô Ngọc Thành.

“Thiên đường Sapa” là tên một triển lãm năm 2008 của Tô Ngọc Thành. Vâng! Sapa quả là thiên đường để họa sĩ Tô Ngọc Thành thả hồn vào những bức tranh.

Nguyễn Ngọc Phan

 

Tin cùng chuyên mục

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật...

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

Có thể bạn quan tâm

Tạo hình con lợn trong nghệ thuật

  Người Việt Nam ta có các câu tục ngữ “ngu như lợn”, “bẩn như lợn” để nói về sự ngu dốt và bẩn thỉu. Ý tưởng đó cũng được chia sẻ bởi nhiều nền văn hóa, tôn giáo trên thế...

ĐÁM CƯỚI CHUỘT NHÌN TỪ PHE NƯỚC MẮT

    Tôi từng nhiều lần được nghe rằng tranh “Đám cưới chuột” (Việt Nam) hoàn toàn giống với tranh “Lão thử thú thân” (Trung Quốc). Quả là nếu nhìn qua thì những bức tranh này rất...

Nghệ sĩ phải thấy chính mình chứ không đi tìm

Lần đầu tiên, Lê Huy Tiếp – hoạ sĩ, nhà giáo, người từng nhiều năm giữ vai trò quan trọng trong hội đồng nghệ thuật quốc gia, chia sẻ về quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật và kiểm...

Bộ sưu tập Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 5-6 năm 2020

  Linh Chi (1921 – 2016) Tác phẩm: Thiếu nữ vùng cao Năm sáng tác: Khoảng 1990 Chất liệu: Lụa Kích thước: 55x37cm Bộ Sưu tập Nghệ thuật Quang San, TP. Hồ Chí Minh     Trần Đông Lương...

NGUYỄN HOÀNG HOANH – MẪU TỬ

Họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh sinh năm 1937 tại Chợ Lớn cũ (Đức Hòa, Long An ngày nay). Ông học và tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn khóa I (1955-1960) cùng lớp với Nguyễn Văn...