Lời dặn dò thật thiêng

Nhân kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Mai Văn Hiến (1923-2023) – Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật từ 1981-1982

Hiếm ai như họa sĩ Mai Văn Hiến!
Mỗi khi nhắc đến ông là trên môi mỗi người đều nở một nụ cười, bởi ông nổi tiếng là hóm hỉnh và hài hước!
Tôi từng đọc ở đâu đó câu: “Những người hay hài hước đều là những người từng trải và thông minh”. Cụ Hiến không ngoại lệ! Kể về “tài hài hước” của cụ Hiến… anh chị em có thể viết thành một tập sách nhỏ, trong đó hàng trăm giai thoại hài vô tiền khoáng hậu…! Hài hước nhưng nhân văn và chuyện nào cũng đầy lòng nhân ái, hài hước của cụ Hiến ít khi tục…! Tôi đơn cử một chuyện này: “Hồi anh Hoàng Hoan – thư ký Văn phòng Hội Mỹ thuật còn đi làm. Anh Hoan thật thà, hiền lành và rất mẫn cán… Một hôm, cụ Hiến chỉ dòng chữ viết tắt: HNSTHVN – Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam (thời đó Hội Mỹ thuật Việt Nam đổi tên thành Hội Nghệ sỹ tạo hình Việt Nam)… Cụ lấy tay bịt hai chữ “VN” đi rồi hỏi anh Hoan: Đố cậu đây là chữ gì ? Anh Hoàng Hoan cười, bối rối, e thẹn… quả thật không hiểu cụ định chơi gì mình ? Chữ đó ai chả biết ? Nhưng phải có gì bí ẩn chứ…?
Cụ Hiến cười rồi nói:
Đó là chữ “HIẾN NÓ SỢ THẰNG HOAN…!”
Đại khái thế!

MAI VĂN HIẾN – Những lời dạy bảo. 1958. Sơn dầu. 90x150cm

Họa sĩ Mai Văn Hiến, sinh năm 1923 tại Đà Nẵng, quê gốc ở Mỹ Tho – Tiền Giang (gốc Nam Bộ 100%) trong một gia đình tiểu tư sản công chức có 7 anh em, cô em gái mất sớm còn lại 6 anh em trai, 5 người kia sống ở nước ngoài, một mình ông ở lại Việt Nam… Năm 1943 vào học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương…, khi kháng chiến bùng nổ, ông tham gia cách mạng, đi bộ đội, phục vụ cho các Sư đoàn, tham gia nhiều chiến dịch: 1952…,1953… và cả chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ năm 1954 đến 1965 ông biên chế trong Tạp chí Văn nghệ Quân Đội – số 4 Lý Nam Đế…! Năm 1965 ông ra quân về Hội Mỹ thuật Việt Nam, làm Thường vụ, phụ trách đối ngoại và Tạp chí Mỹ thuật. Ông cũng là người vẽ rất nhiều tranh đẹp trong đó có bức “Trước giờ ra thao trường” mà tôi thích nhất… và ông cũng từng đoạt nhiều giải thưởng lớn về mỹ thuật. Ông là bạn thân của cha tôi, họa sĩ Lê Quốc Lộc, từ trong Kháng chiến chống Pháp. Kháng chiến 9 năm, các họa sĩ nhiều người phục vụ trong quân đội, rồi theo chủ trương của trên, một số ra ngoài, cha tôi phụ trách Tuyên huấn Liên khu 3 (Đồng bằng Bắc Bộ) còn Mai Văn Hiến ở lại quân đội cùng Xuân Thiêm, Đại Đồng, Chính Hữu… Và thế, hai ông có mối thâm tình dù không đồng tuổi, ông Hiến thích tính kiên trì điềm đạm của cha, còn cha mê cái hóm hỉnh sâu sắc của ông. Nhưng khi tiến hành công việc thì cả hai cùng tận tụy hết lòng. Năm 1968 cha tôi chuyển công tác về Hội Mỹ thuật Việt Nam…, số phận lại cho hai ông về chung một mái nhà. Những năm tháng từ 1968 (Mậu Thân) đến 1978 khi cha tôi về hưu… 10 năm đó ghi những kỷ niệm của bộ ba lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam: Hiến – Lộc – Gấm (họa sĩ Huỳnh Văn Gấm) gắn liền với phong trào mỹ thuật từ Nam chí Bắc cùng cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc và ngày thống nhất non sông.

MAI VĂN HIẾN – Trước giờ ra thao trường. 1955. Sơn dầu. 70x90cm

 

MAI VĂN HIẾN – Hoa doanh trại

Ông với tôi có mối thâm tình, vì ông xuất thân là lính nên đặc biệt yêu các “Anh Bộ đội”… một lần, hồi cuối năm 1971, tôi nhận lệnh nhập ngũ, khám sức khỏe xong, nhận quyết định, từ nơi tuyển quân về đạp xe qua Hội ở 51 Trần Hưng Đạo…, nhìn thấy tôi ông gọi toáng lên: “Vịt Hầm… Vịt Hầm ơi”…
Họa sĩ Mai Văn Hiến hỏi tôi: Tại sao người lính Việt Nam lại gọi là Bộ đội? Trong khi Liên Xô, Mỹ, Nhật, Đức… họ không gọi người lính là Bộ đội?
Ông nói tiếp: Mai thành bộ đội rồi phải biết chứ?

Rồi ông cười: Một đội quân trưởng thành từ rất nghèo không có bất kỳ phương tiện nào để di chuyển khi hành quân, toàn phải đi bộ nên gọi là Bộ đội…!
Thật giản dị mà hay!

MAI VĂN HIẾN – Chân dung tự họa

Còn ông gọi tôi là “Vịt Hầm” vì thỉnh thoảng cứ thứ 7 cuối tuần, mẹ tôi hay làm món này, đặc biệt mời chú Hiến đến để hàn huyên với cha.
Năm 1972, nhận lệnh vào chiến trường Quảng Trị, vì đột ngột xe chạy qua Hà Nội, tôi bảo lái xe dừng 5 phút tại 51 Trần Hưng Đạo cho tôi vào chào cha tôi và các cô chú trong Hội Mỹ thuật (tôi nhớ có cô Vân, chị Xá, chú Hòa lái xe, chú Nguyễn Bích, anh Đặng Nhân… và chú Suyền… phụ trách vật tư cao to hay thách tôi vật tay).
Họa sĩ Mai Văn Hiến lẳng lặng kéo tay tôi ra sau bức tường, chỗ sân rộng có cây Sanh cổ thụ, cánh cái ống máng (bây giờ vẫn còn)…, ông bắt tôi đứng dựa vào tường, lấy hai tay tỳ lên vai tôi và dằn giọng:“VÀO CHIẾN TRƯỜNG NHỚ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ
BOM ĐẠN NÓ CHẠM VÀO NGƯỜI ĐẤY…!”
Rồi tôi đi…

Đi vào chiến trường mà lòng băn khoăn. Ông từng là một người lính, từng tham gia bao chiến dịch, từng chứng kiến nhiều cái chết, sự sống… Ông thừa biết bom đạn nó tránh người chứ người tránh sao được bom đạn ? Mà … “được với không được …” ?
Nhưng không biết có phải bom đạn nó nghe được lời dặn của cụ Hiến cho tôi, hay “uy lực thiêng liêng” từ một người lính già từng vào sinh ra tử tác động tới các hồn vía ? Có lực tác động từ một cảm dẫn tâm linh nào ? Mà suốt những năm ở chiến trường… và khi trở về nhà với mẹ…! Bom đạn đã không chạm đến tôi thật!
Tôi, chúng ta, giới mỹ thuật Việt Nam đã có những người cầm quân tuyệt vời như thế!

Lê Trí Dũng 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ Đinh Quang Tỉnh dung dị với nghệ thuật tranh Chân dung

Hoạ sĩ Đinh Quang Tỉnh biệt danh “Ba Tỉnh” – một danh xưng thật gần gũi và hào hoa. Ông chiêu cảm lòng người với cái tài trong văn chương, hội họa, sắc bén tinh tế khi đặt tâm trong...

Hoạ sĩ  Hoàng Đỗ Cường và những người bạn

Giai thoại về một người nghệ sĩ đã để lại trong lòng những người bạn dấu ấn đẹp đẽ với thời gian, dù họa sĩ có hiện hữu hay không hiện hữu thì ký ức về ông là trái tim dung cảm trong...

Tình cảm của Lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các Di tích tưởng niệm Người  

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đi bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm về tình hữu nghị, tình đoàn...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

Nhớ họa sĩ Nguyễn Thụ, người thầy kính yêu!

Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương) khoá Tô Ngọc Vân (1957 – 1962 ) cùng các hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, Phạm...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

KHỔNG ĐỖ TUYỀN – LIỆU CÓ NGẪU NHIÊN DỪNG LẠI Ở BIÊN, ĐÍCH NÀO ?

  Những năm sau năm 2000, tôi mới tốt nghiệp trường Mỹ thuật 42 Yết Kiêu, thường quay lại cổng trường ngồi uống trà tán dóc, thích thú quan sát những người ở khoa Điêu khắc vì bản thân...

Triển lãm “Hà Nội trong mắt ai” tôn vinh 40 trí thức tiêu biểu của Thủ đô

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Ban vận động Mỹ thuật và ngoại giao văn hóa Việt Nam tổ chức...

SÁNG TẠO

Dưới đây là nội dung hai tiêu mục rút trong bài viết mang tiêu đề “Sáng tạo” của giáo sư, nhà bác học Tạ Quang Bửu (1910-1986). Bài đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1983,...

NHỚ HỌA SĨ BÙI ĐÌNH LAN

  Họa sĩ Bùi Đình Lan trưởng thành từ lớp vẽ của công nhân do các họa sĩ Trung ương về trực tiếp giảng dạy, khi các họa sĩ về công tác tại vùng mỏ năm 1959. Lớp vẽ được mở để giúp...

NHỮNG NGÔI NHÀ CÓ QUỶ

  Từ Đông sang Tây, trang trí kiến trúc luôn xuất hiện những khuôn mặt hung dữ, gớm ghiếc, nhe nanh, trợn mắt của quỷ dữ, của ác thần. Những khuôn mặt đó xuất hiện từ rất sớm trong các...