HỌA SĨ SỸ NGỌC: HIỆN THỰC – SÁNG TẠO

 

Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII (1939 – 1944) cùng khóa với các họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Văn Mười, Trần Tấn Thanh, Nguyễn Tấn Báu, Võ Đoàn Giáp, Nguyễn Kỳ, Phạm Hầu. Điều kỳ lạ là bốn người trong khóa này gồm Sỹ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn cùng Nguyễn Đức Nùng khóa IX (1933 – 1938) lại là những họa sĩ đầu tiên đứng tên trong bức sơn mài cỡ lớn bốn tấm 160 x 320 cm sử thi tráng ca Xô Viết Nghệ Tĩnh. Họ đã lao động nghệ thuật hết mình trong hai năm 1958 – 1959. Không gian lịch sử chiến đấu hiện hữu trên bức tranh đã chứng minh điều đó.

Năm 1944, Sỹ Ngọc ra trường cũng là năm đặc biệt trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam. Trong không khí ngột ngạt và thấp thỏm cuộc chia tay lịch sử của sinh viên trường mỹ thuật Đông Dương cũng đã được định đoạt vào năm này.

Nhóm một theo chân Hiệu trưởng Jonchère vào Đà Lạt phần lớn là sinh viên khoa điêu khắc kiến trúc. Nhóm hai theo họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nam Sơn, Inguimberty đi Đường Lâm, Sơn Tây (quê họa sĩ Phan Kế An). Trung tâm Đường Lâm, Sơn Tây lại là trung tâm đầu tiên của họa sĩ Hà Nội đến với cách mạng. Đó là thời kỳ sau này nhà thơ Xuân Diệu gọi là “thời vứt bút”.

Trong một lần được trao đổi với họa sĩ Trần Văn Cẩn ông cho biết “Những năm đầu tiên của kháng chiến anh em họa sĩ đi rất xa, tham gia kháng chiến rất đông, vẽ tranh tuyên truyền địch vận, áp phích (1948 – 1949) đã toả ra các vùng kháng chiến ở Đồng bằng khu Ba, triển lãm lưu động ở Chợ Kẹo, khu Ba 1949. Hình ảnh người nghệ sĩ, họa sĩ kháng chiến lúc ấy là một anh chàng thanh đạm mặc đơn sơ sống dãi dầu thong thả đi trong gió bụi vai nặng ba lô giang hồ. Họ hoàn toàn đồng ý với kháng chiến nhưng họ lo ngại cho sự nghiệp riêng của mình bị phân tán vụn vặt cũng như lo ngại cho tiền đồ nghệ thuật bị gò bó trong chính trị”.

NGUYỄN SỸ NGỌC – Cái bát (Tình quân dân). 1949. Sơn mài. 80x60cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Có một tác phẩm khác nằm ở Bảo tàng Thanh Niên Cộng hòa Dân chủ Đức)

 

NGUYỄN SỸ NGỌC – Hành quân. 1980. Sơn mài. 80x120cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Sau cách mạng tháng Tám 1945, có hai cuộc triển lãm lớn có ý nghĩa chuyển tiếp để từ biệt một trào lưu hội họa của giai đoạn trường Mỹ thuật Đông Dương (1925 – 1945) được tổ chức tại Hà Nội. Đó là Triển lãm Văn hóa năm 1945 và Triển lãm Mỹ thuật lần thứ nhất tại Nhà hát Lớn, Hà Nội lấy tên là Triển lãm Mỹ thuật tháng Tám 1946. Cả hai triển lãm này hội tụ những gương mặt sáng giá của hội họa cận đại: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tiến Chung,… Sỹ Ngọc góp hai tranh Đi dưới mưa, sơn mài, 1942 (trong sưu tập café Lâm) và Đêm, sơn dầu, 1943.

Trên báo Tiền Phong số 18 – 23 năm 1946 cơ quan Hội Văn hóa Cứu quốc, họa sĩ Trần Đình Thọ có bài nhận xét về tác phẩm Đêm của Sỹ Ngọc trong mục “Khỏa thân trong Hội họa và Điêu khắc”: “Bức tranh Đêm của Nguyễn Sỹ Ngọc đã làm công chúng phải sửng sốt vì mấy hình khỏa thân thiếu nữ, riêng tôi tôi chỉ còn cảm thấy cái mong manh yếu ớt của kiếp người, vẻ kinh hãi của con người trong bóng tối, ánh đèn điện xanh leo lét trên nền trời mây u ám, cuồn cuộn, một ảo tượng não nùng của những ngày loạn ly…”.

Đúng vậy, bút pháp của Sỹ Ngọc không dừng ở giá trị hiện thực mà đi xa hơn ông biểu lộ tình cảm dữ dội của mình trên từng nhân vật, khuynh hướng biểu hiện được ông ấp ủ từ tuổi hoa niên đầy khát vọng tâm tư. Nhưng cuộc kháng chiến toàn quốc đã lôi cuốn nhiều nghệ sĩ còn ngập ngừng trước ngã ba đường. Sỹ Ngọc đã mạnh dạn trút bỏ tâm sự tình cảm cũ, con đường sáng đang chờ ông và các bạn và họ có mặt sớm nhất tại chiến khu, nơi ấy đã định hình trong ông nhiều cảm nhận nghệ thuật tinh tế với một bút pháp giản dị chân thành.

NGUYỄN SỸ NGỌC – Đèo Nai (Một ngày mới bắt đầu). 1965. Sơn mài. 115x100cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Đó là năm 1949 tại khu Bốn, cụ thể là Thanh Hóa nơi gặp gỡ đông đảo văn nghệ sĩ Hà Nội di chuyển tản cư từ khu Ba đồng bằng sông Hồng vượt sông vào khu Bốn nơi bình yên nhất khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã bước vào năm thứ hai. Tại đấy, một số xưởng họa được hình thành nên tác phẩm ở giai đoạn này phong phú về chất liệu, thể hiện tốt đề tài lựa chọn trên các tranh khắc gỗ, in đá, khắc kẽm, đồng sơn mài và điêu khắc.

Dựa vào điều kiện thuận lợi này Sỹ Ngọc làm tranh sơn mài Cái bát, sau này được gọi là Tình quân dân. Bức tranh đã tham dự triển lãm tại Đại hội Thanh niên Sinh viên Thế giới tại Berlin (Đức) năm 1951 và được giải thưởng cùng bài thơ Dọn về làng của nhà thơ Nông Quốc Chấn và bài hát Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao cũng được nhận giải thưởng của Đại hội.

Năm 1949 tại xưởng họa Quần Tín (Thanh Hóa) tác phẩm Cái bát của Sỹ Ngọc được công bố cùng với sự kiện nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim hoàn thành tác phẩm phù điêu sơn đắp Hạnh phúc cùng năm 1949. Đó cũng là hai tác phẩm xuất sắc để họa sĩ và nhà điêu khắc nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

Ngay từ khi ra đời Cái bát đã chiếm trọn tình cảm của công chúng bởi tính nhân văn của nó. Những cử chỉ đẹp đẽ hàng ngày của người Việt Nam hiện lên trong tranh như sống giữa cuộc đời gắn bó. Bà mẹ già trung du với váy xồi áo nâu, bộ mặt già nua nhăn nheo trìu mến đứng quạt cho anh bộ đội trẻ măng đang cầm bát nước uống giữa cơn khát trong bước đường hành quân vội vã. Cảm giác như anh đang tạt vào vội bên đường, súng còn ở trên vai, bao đạn giắt quanh lưng, bà mẹ chạy ra đón cái mũ ngụy trang đầy lá xanh, tay kia ân cần quạt mát tương giao tình cảm giữa bà mẹ và chiến sĩ được hiện lên giữa đôi mắt nhăn nheo tuổi già sung sướng ngước nhìn anh. Còn anh với ánh mắt mở to chân thật hàm ý biết ơn.

NGUYỄN SỸ NGỌC – Ta có phản lực bạn ơi. Sơn dầu. 60,2×74,7cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Sáng tác ở Hà Bắc những năm chống Mỹ)

 

NGUYỄN SỸ NGỌC – Dân quân Cảnh Dương. 1949. In đá. 35×25,5cm. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Số phận bức tranh Cái bát không biết ở đâu nhưng sau này họa sĩ Sỹ Ngọc làm lại bức tranh này lấy tên là Tình quân dân, đó chính là bức tranh đang treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bức Tình quân dân tác giả sửa nét mặt bà mẹ đỡ nhăn nheo, trẻ hơn rạng rỡ hơn. Đôi mắt và chiếc mũi thẳng cao của anh bộ đội được nhấn mạnh làm toát lên vẻ trẻ trung hồn nhiên của người chiến sĩ. Chủ để Cái bát hoặc Bát nước (tên đặt đầu tiên) rõ hơn khi cái bát được xác định bằng màu trắng của vỏ trứng đối lập với bàn tay thô nhám của anh chiến sĩ bưng trọn bát nước trong tay mình.

Từ nhận xét tinh tế chặt chẽ chi tiết đến từng mảng màu nét bút tác phẩm cái bát là một tác phẩm đẹp có ý nghĩa ngay từ khi nó ra đời của tác giả Nguyễn Sỹ Ngọc. Bên cạnh đó trên chất liệu bột màu sắt in litô ông đã ghi lại tất cả chiến công sự hy sinh và lòng kiêu hãnh. Hành trang sáng tác trên những nẻo đường kháng chiến từ năm tháng thử thách người nghệ sĩ được ông tái hiện trên những tranh sơn mài mang phong cách riêng. Thập niên 60, 70 khi các bạn dùng chất liệu sơn mài mô tả phong cảnh thiên nhiên êm đềm lãng mạn thì Sỹ Ngọc chọn những nhân vật sống giữa đời thường vạm vỡ khỏe mạnh từ anh công nhân trong Mỏ Đèo Nai đến chị người Thái trong Vò lúa giã gạo.

Từ nhóm công nhân tất bật lao động trên công trường trong Một ngày mới bắt đầu đến cô gái Lào trong khung cảnh bận rộn Dệt Tin Xịn… Bút pháp sơn mài của ông là những khối hình gọn ghẽ thuyết phục chủ đề, tuyên ngôn của ông là màu là hình khối. Bởi thế trên tranh họa sĩ Sỹ Ngọc ngổn ngang nhân vật của sự kiện khu trú trên một cảm thức nghệ thuật của riêng ông.

Nguyễn Sỹ Ngọc còn là một nhà minh họa nổi tiếng, từng minh họa của ông có giá trị như một tác phẩm đồ họa hoàn chỉnh. Thập niên 60, 70 ông cộng tác trên tuần báo Văn Nghệ với những tranh minh họa và bài phê bình mỹ thuật hiện đại sắc bén đã phác thảo chân dung một tài năng đa dạng trong sáng tác – phê bình mỹ thuật ở những thập niên cuối thế kỷ 20 của Việt Nam. Thập niên mở đầu của thời kỳ Đổi mới.

Nguyễn Hải Yến

 

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Hội Mỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028

Sáng 10/9, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Hội Mỹ thuật Hải Phòng đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tham dự và chúc mừng Đại hội có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Triển lãm tác phẩm hội họa họa sĩ Trần Hải Minh

Năm 2024, là thời gian đặc biệt với họa sĩ Trần Hải Minh. Anh quyết định tổng kết hành trình sáng tạo 38 năm của mình bằng một triền lãm đặc biệt và ra mắt một cuốn sách hội họa giới...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn, hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945- 28/8/2023), toàn Ngành VHTTDL đã đón nhận một...

Đi tìm “Hiện thực song song” qua tranh Vũ Tuấn Việt

Từ ngày 14 đến 29/9, triển lãm cá nhân Hiện thực song song của họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, Thành phố Hồ Chí Minh.                        ...

Hội Mỹ thuật TP. HCM tổ chức triển lãm ‘Sáng tác mới’

Cuộc triển lãm được Hội Mỹ thuật TP HCM tổ chức từ ngày 25/8 đến 2/9, giới thiệu tác phẩm của 37 tác giả đã đoạt giải thưởng trong triển lãm báo cáo thành quả sáng tác mới năm 2024. Triển...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC VIII (ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                             ...