Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng.

Ngày nay, không một bảo tàng nào có thể đứng ngoài những bước phát triển của công nghệ. Công nghệ đã góp phần làm cho hoạt động của bảo tàng đến gần hơn với công chúng. Tất cả các khâu trong công tác bảo tàng như: Sưu tầm, bảo quản hiện vật, trưng bày, giáo dục cho đến hoạt động truyền thông, nghiên cứu nhu cầu công chúng, tổ chức các hình thức trải nghiệm, kết nối cộng đồng,… đều cần đến công nghệ và đang được các bảo tàng áp dụng hiệu quả.

Bắt nhịp xu hướng hiện đại hóa thông qua ứng dụng công nghệ trong trưng bày của các bảo tàng hiện đại trên thế giới. Từ năm 2013, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D giới thiệu 2 trưng bày chuyên đề: “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèn cổ Việt Nam” với mục đích tiếp cận đông đảo công chúng trong và ngoài nước; phát huy trưng bày lâu dài sau khi trưng bày chuyên đề kết thúc; đồng thời cũng là một cách thức lưu trữ tư liệu trưng bày. Hai trưng bày này được giới thiệu trên website của Bảo tàng và trên internet với địa chỉ denco.egal.vn; disanvanhoaphatgiao.egal.vn và đã được công chúng, đồng nghiệp đánh giá cao cả về nội dung và phương thức chuyển tải. Đó là cơ sở để ngay sau đó, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục lập kế hoạch và thực hiện trưng bày ảo 3D hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng.

Nguồn: baotanglichsu.vn

Từ năm 2014, trên trang web của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, vào mục “Tham quan 3D” khách tham quan có thể khám phá các phần trưng bày thường xuyên của Bảo tàng như: “Việt Nam thời Tiền sử, “Văn hóa Đông Sơn”, “Triều Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý, Trần”, “Văn hóa Óc Eo – Phù Nam” và các trưng bày chuyên đề: “Di sản văn hóa Phật giáo”, “Đèn cổ Việt Nam” và “Linh vật Việt Nam”. Chỉ bằng cú nhấp chuột, khách tham quan vừa như đang dạo bước, tìm hiểu những góc trưng bày, có thể ngắm nghía đa chiều các “báu vật” lịch sử, xem từng chi tiết, hoa văn trên hiện vật; vừa nghe thuyết minh kèm âm thanh phụ trợ hết sức sống động, thú vị. Đặc biệt, ở mục “Tương tác với nhà sử học”, công chúng còn được tương tác, nghe các chuyên gia, các nhà sử học giới thiệu về điểm đặc sắc trong mỗi không gian trưng bày, hay những câu chuyện thú vị về hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Nguồn https://baodanang.vn/

Trưng bày ảo 3D/ trưng bày online là một hình thức không mới đối với nhiều bảo tàng trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, hình thức này chỉ thực sự được chú trọng ở một số bảo tàng, di tích trong những năm gần đây, nhất là từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Đây là phương thức tiếp cận công chúng thông qua việc số hóa, ứng dụng công nghệ, sáng tạo các hình thức trải nghiệm, giới thiệu di sản văn hóa trên không gian số góp phần từng bước hiện đại hóa, đa dạng hóa các hoạt động bảo tàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, đồng thời góp phần duy trì hoạt động phục vụ công chúng trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Với sự tiên phong của mình, trên cơ sở Bảo tàng ảo 3D đã được đưa vào phục vụ công chúng trong nhiều năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp để bảo đảm nguyên tắc vừa phòng chống dịch vừa giới thiệu các di sản văn hóa tới công chúng một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và phục vụ công chúng trong điều kiện bình thường mới.

Đặc biệt, từ tháng 9/2021, cũng trên website Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại địa chỉ http://baotanglichsu.vn, trưng bày ảo 3D chuyên đề “Bảo vật quốc gia” giới thiệu 20 quốc bảo hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng chính thức đưa vào phục vụ công chúng.

Trong những năm gần đây, trên cơ sở những cuộc trưng bày chuyên đề được giới thiệu trực tiếp tại Bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn kết hợp giới thiệu trưng bày chuyên đề online. Đây là hình thức giúp công chúng tiếp cận dễ dàng hơn những tài liệu, hiện vật độc đáo, có giá trị, đặc biệt là những người không hoặc chưa có điều kiện đến tham quan trực tiếp tại Bảo tàng. Sự thay đổi đột phá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã nhận được những phản hồi tích cực và lượng công chúng truy cập vào website của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tăng lên nhanh chóng.

Nguồn: vovworld.vn

Không đứng ngoài cuộc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng có những bước đổi mới đáng kể, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để “làm mới” bảo tàng.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh chia sẻ với Báo Điện tử Chính phủ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện lưu giữ những hiện vật, tác phẩm nghệ thuật, phản ánh lịch sử phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam từ thời Tiền-Sơ sử cho đến ngày nay. Tòa nhà bảo tàng là một công trình nghệ thuật kết hợp khéo léo yếu tố kiến trúc phương Tây và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cũng giống như nhiều bảo tàng khác, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từng có giai đoạn vắng khách, hay “kén khách” như cách mà những người trong ngành thường nói. Khoảng 6-7 năm trước đây, 90% khách tham quan bảo tàng là người nước ngoài, khách Việt Nam chỉ chiếm 10%. Qua nghiên cứu khách tham quan, lãnh đạo Bảo tàng được biết rằng mức độ nhận diện bên ngoài Bảo tàng không rõ nét, nhiều người không biết đó là Bảo tàng mà dễ bị nhầm lẫn là một cơ quan công quyền. Tuy nhiên, một khi đã bước chân vào Bảo tàng thì khách có thể dành 2-3 tiếng để tham quan với rất nhiều sự ngạc nhiên thích thú. Một vấn đề nữa là hệ thống thông tin giới thiệu hiện vật của Bảo tàng còn hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các hướng dẫn viên e ngại không đưa khách đến với Bảo tàng…

“Hệ thống thông tin giới thiệu hiện vật của Bảo tàng còn hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các hướng dẫn viên e ngại không đưa khách đến với Bảo tàng…”

Mô phỏng 3D tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nhận thức được những thiếu sót đó và những hạn chế về ngân sách, với quyết tâm đổi mới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã chủ động, sáng tạo trong công tác chuyển đổi số và xã hội hóa nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cốt lõi như: Chỉnh trang cảnh quan môi trường, nâng cao mức độ nhận diện; bổ sung trang thiết bị, nâng cấp hệ thống trưng bày, hệ thống biển chỉ dẫn, hệ thống thông tin hiện vật, hệ thống dịch vụ; đào tạo đội ngũ nhân viên, và chú trọng thúc đẩy công tác truyền thông, nhất là truyền thông số và truyền thông mạng xã hội.

Năm 2018, Bảo tàng nâng cấp website. Năm 2019, Bảo tàng bắt đầu xây dựng trang Facebook của Bảo tàng. Khi dịch COVID-19 bùng phát, đây chính là những kênh truyền thông hữu hiệu kết nối Bảo tàng với khách tham quan. Những bài viết giới thiệu và hình ảnh tác phẩm được đăng tải đã giúp khách tham quan có thể dễ dàng tiếp cận với sưu tập của Bảo tàng.

Năm 2021, Bảo tàng đưa vào sử dụng phần mềm ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA giới thiệu hơn 100 hiện vật bằng 8 thứ tiếng, có thể sử dụng ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào, chỉ cần có mạng internet và thiết bị điện tử. Đây là dự án xã hội hóa trong lĩnh vực chuyển đổi số do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Công ty Cổ phần phần mềm di động Việt Nam (Vinmas) thực hiện được coi là thành công đầu tiên ở Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã được trao giải thưởng Đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc của Hội Truyền thông số và Bộ Thông tin và Truyền thông. Đó là chưa kể đến triển lãm 3D giới thiệu hệ thống trưng bày thường xuyên, những video clip giới thiệu bảo vật quốc gia, hướng dẫn thực hành sáng tạo nghệ thuật, hay cuộc thi online tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam mà Bảo tàng phối hợp với công ty ATCom thực hiện, thu hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia…

Khách tham quan tại Di tích Nhà tù Hoả Lò được hướng dẫn sử dụng công nghệ để nghe thuyết minh – Ảnh: VGP

“Bên cạnh đó, Bảo tàng kết nối với nhà trường để đưa học sinh, sinh viên đến với bảo tàng. Đồng thời, Bảo tàng tăng cường các hình thức quảng bá hình ảnh và hoạt động của Bảo tàng tới đông đảo công chúng. Thêm vào đó, Bảo tàng đẩy mạnh hợp tác với các đại sứ quán, các cơ quan văn hóa quốc tế ở Việt Nam nhằm tạo cơ hội để giới thiệu văn hóa các nước tại Bảo tàng… Tất cả những nỗ lực đó đã góp phần đưa Bảo tàng đến gần hơn với công chúng và thu hút được đông đảo khách tham quan. Năm 2022, Bảo tàng đón lượng khách tăng gần gấp đôi so với thời kỳ trước COVID-19, và khách Việt Nam đạt 88%. 6 tháng đầu năm nay, số lượng khách đến với Bảo tàng đã bằng với số lượng khách cả năm 2019. Đó là một tín hiệu vui”, ông Nguyễn Anh Minh chia sẻ.

PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Bảo tàng không phải là nơi chỉ bày đồ mình có mà bảo tàng cần có 3 trụ cột quan trọng là: Khoa học, nghệ thuật và công nghệ. Khoa học là yếu tố phải có từ khi xây dựng cấu tạo nội dung đến cấu trúc bảo tàng, tất cả những gì đưa ra phải đúng và chính xác”.

Nghệ thuật là một quá trình tạo ra những nội dung với các cấp độ khác nhau, từ tiêu đề lớn nhỏ, chữ viết làm sao để dễ đọc nhất… Nghệ thuật từ màu sắc, ánh sáng đến cách chuyển tải câu chuyện gắn với hiện vật trưng bày. Tính nghệ thuật phải được thể hiện rất cao mới hấp dẫn được du khách.

Lãnh đạo Bộ VHTT&DL và các đại biểu trải nghiệm iMuseum VFA tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/

Đối với công nghệ, không phải đưa công nghệ vào để trình diễn mà đưa vào một cách phù hợp với nội dung, công nghệ để chuyển tải nội dung. Tuy nhiên nhiều bảo tàng lại chạy theo công nghệ mang tính chất biểu diễn nhưng không phản ánh được nội dung.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, các bảo tàng muốn nâng cao được chất lượng phải bảo đảm được 3 yếu tố trên. Từ 3 yếu tố đó cần phải đưa yếu tố con người vào, nhiều khi chúng ta chỉ thấy đồ vật trưng bày nhưng không thấy được con người sử dụng đồ vật đó là ai, câu chuyện tại sao lại sử dụng những đồ vật, công cụ đó. Phải thấy và kể được tất cả những câu chuyện, con người gắn liền với sự vật đó.

Một yếu tố nữa rất quan trọng nhất đối với bảo tàng là phải có thông điệp, mỗi trưng bày, hiện vật là một câu chuyện, mỗi câu chuyện lại có một thông điệp, nhiều thông điệp nhỏ tạo thành thông điệp lớn. Và câu chuyện đó vừa là nghệ thuật kể chuyện bằng hiện vật vừa áp dụng được công nghệ. Ngập trong bối cảnh mà công nghệ tạo ra hoặc được tương tác – PGS.TS Nguyễn Văn Huy

(còn nữa)

Diệp Anh – Dương Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị...

Có thể bạn quan tâm

NGƯỜI NẶN TƯỢNG BÁC HỒ

Cách mạng tháng Tám đã mở ra một chân trời xán lạn cho các nghệ sĩ, trong đó có tôi. Con đường nghệ thuật chói chang ánh sáng cách mạng khiến tôi không khỏi xúc động. Tôi đắm mình trong nguồn...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM              Số:...

Gia đình và Bốn mùa

Trong nền văn học – nghệ thuật cổ điển của chúng ta xưa, các tác giả và người thưởng thức luôn có một quan điểm chung là: “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” (trong thơ có họa, có...

Tác phẩm vẽ Nhà thờ lớn Hà Nội trên nắp capo ôtô đoạt giải UOB Painting of the Year tại Việt Nam

(SGGPO) – Nghệ sĩ Trịnh Minh Tiến với tác phẩm Thủy Phủ vừa đạt giải cao nhất cuộc thi UOB Painting of the Year năm đầu tiên tại Việt Nam. Qua tác phẩm đặc biệt sơn xịt trên nắp ôtô, Minh...

Kỷ niệm về triển lãm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái

  Khi được Viện Mỹ thuật phân công viết một bài về triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái (cuối 1984 đầu 1985), tôi đã đến gặp họa sĩ xem tranh và sưu tầm tài liệu. Hồi...