Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc triển lãm đương đại quốc tế được tổ chức hai năm một lần – như là sự báo trước của những gì sắp xảy ra trong thế giới nghệ thuật, thì những cuộc đấu giá phản ánh những thay đổi này nhanh chóng và cụ thể hơn, so với những sự kiện được dẫn dắt bởi các tổ chức công, phụ thuộc vào thời gian để củng cố những gì đang diễn ra.

Các cuộc đấu giá cụ thể dành riêng cho việc định vị các xu hướng mới nổi trong nghệ thuật đương đại bao gồm “New Now” của Phillips, tập trung vào các nghệ sĩ mới nổi, cũng như phiên đấu giá buổi tối “The Now” của Sotheby’s, theo nhà đấu giá, “bao gồm các tác phẩm cùng hình thành một bức chân dung của những xu hướng và khuynh hướng đa dạng đã tạo nên nghệ thuật của thời đại chúng ta”. Nhân các cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại gần đây ở New York, Artsy đã trò chuyện với Kate Bryan, phụ trách đấu giá nghệ thuật đương đại và thế kỷ 20 vào ngày 20 tháng 6 sắp tới tại Phillips, để có một hình dung về tác động của các cuộc đấu giá đối với thế giới nghệ thuật đương đại.

Đấu giá nghệ thuật đương đại và nghệ thuật thế kỉ 20, Phillips, 2017

DELPHINE DESANE – Hành trình làm mẹ. 2021. Nguồn: Phillips

“Đấu giá chắc chắn đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc dịch chuyển xu hướng thị trường nghệ thuật. Có rất nhiều ví dụ về thành tích đấu giá tạo ra một nhận thức mới rộng mở cho một nghệ sĩ,” Bryan viết qua email. “Trong khi các nhà sưu tập hiện có thể tự học hỏi thông qua vô số nguồn, các nhà đấu giá cung cấp một lượng kiến thức không thể thiếu. Kiến thức chuyên môn của chúng tôi có thể trang bị cho những người đam mê nghệ thuật những công cụ để giúp họ tìm hiểu về thị trường, nghệ sĩ và từ đó tìm ra những gì họ thích và muốn có được.”

Thị trường đương đại quá bão hòa với các ý tưởng và phong cách cạnh tranh, các nghệ sĩ ra mắt trong phiên đấu giá và vượt quá mức giá ước tính là yếu tố chủ chốt để cụ thể hóa các phong trào mới. Bryan lấy ví dụ, sự gia tăng trong những năm gần đây của các nữ họa sĩ vẽ tranh theo phong cách siêu thực đương đại với đợt bán đấu giá của Phillips năm 2018 và sự tham gia lần đầu của họa sĩ Emily Mae Smith. Giá tác phẩm của Smith hiện cao hơn trung bình 449% so với ước tính. “Chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều đánh giá cao đối với tác phẩm của các họa sĩ đương đại – một lần nữa làm sáng tỏ chủ nghĩa siêu thực qua lăng kính của phụ nữ,” Bryan viết.

SARAH SLAPPEY – Cảm xúc màu vàng. 2018. Nguồn: Phillips

EMILY MAE SMITH – Bụi. 2019. Nguồn: Phillips

Các họa sĩ phù hợp với phong cách siêu thực đương đại bao gồm María Berrío và Sarah Slappey. Berrío ra mắt tại phiên đấu giá “The Now” buổi tối tháng 11 năm 2021 của Sotheby’s với bức tranh cắt dán Flor (2013), được bán với giá 927.500 USD – gần gấp tám lần con số ước tính cao là 120.000 USD. Slappey ra mắt tại Phillips, phiên đấu giá “New Now” vào tháng 3 năm 2022, nơi bức tranh Yellow Touch (2018) của cô được bán với giá 100.800 USD – gần gấp 9 lần con số ước tính cao là 12.000 USD. Những buổi ra mắt như thế này vẽ ra bức tranh rõ ràng hơn về các họa sĩ dẫn đầu sự quay trở lại của chủ nghĩa siêu thực đương đại.
Các họa sĩ da màu theo phong cách tượng hình đã tạo nên làn sóng mạnh mẽ tại các cuộc đấu giá trong năm năm qua. Tại buổi tối nghệ thuật đương đại Sotheby’s 2018, bức tranh tượng trưng Past Times [Thời gian đã qua] (1997) của Kerry James Marshall đã được bán với giá 21,1 triệu USD, cao hơn 111% so với mức ước tính thấp là 10 triệu USD, mức giá cao nhất với một họa sĩ người Mỹ da màu còn sống. Mặc dù Marshall đã được công nhận khá lâu trước thời điểm cuộc đấu giá, nhưng kỉ lục đấu giá có thể được hiểu là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong phong cách và nhu cầu của thế giới nghệ thuật. Những câu chuyện như thế này không chỉ nâng cao tầm nhìn của một họa sĩ đơn lẻ – chúng củng cố thêm phong cách nghệ thuật của một thế hệ khi các nhà trưng bày và curator tìm kiếm các họa sĩ khác để phản ánh thành công đó.

Sau cuộc mua bán Past Times, sự hỗ trợ to lớn của cả thị trường và thể chế đã chuyển đến các họa sĩ tượng hình da màu, những người đi sau Marshall, bao gồm Johnson Ocheja, Johnson Eziefula và Delphine Desane. Desane gần đây đã ra mắt tại Phillips, phiên đấu giá “New Now” vào mùa thu năm ngoái, nơi bức tranh Journeyin’ into Motherhood (2021) của cô được bán với giá 100.800 USD – gấp bốn lần mức ước tính cao 25.000 USD.

MARÍA BERRÍO – Hoa. 2013. Nguồn: Sotheby’s New York

STANLEY WHITNEY – Đi thẳng tới màu đen 1996. Nguồn: Sotheby’s New York

Bryan đã ghi nhận thành công của các họa sĩ tại các cuộc đấu giá – đặc biệt là buổi ra mắt của họ – cho các chuyên gia trong nhà, họ sẽ dự báo nhịp đập của thế giới nghệ thuật đương đại thông qua nhiều chiến thuật nhấn mạnh sự tương tác của người xem. “Các chiến lược lâu dài về lĩnh vực kỹ thuật số và khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và đội ngũ chuyên gia trên khắp thế giới đã tập trung cao độ vào các cuộc đấu giá phản ánh xu hướng và mối quan tâm cũng như sở thích của các nhà sưu tập quốc tế, đồng thời sản xuất nội dung chất lượng cao đi kèm, cung cấp cho khách hàng khả năng tiếp cận với nhiều loại thông tin.”
Doanh thu từ lần bán đấu giá đầu tiên góp phần hình thành xu hướng ở các tổ chức công. Các cuộc đấu giá cũng củng cố các di sản nghệ thuật, như trong những năm gần đây với các họa sĩ trừu tượng da màu đã thành danh. Cũng tại cuộc đấu giá “The Now” của Sotheby’s nơi tác phẩm của Berrío – Flor đã bán, tác phẩm của Stanley Whitney đã đạt mức cao trên thị trường. Forward to Black của Whitney (1996) được bán với giá 2,4 triệu USD, con số này gấp 10 lần so với ước tính 150.000 – 200.000 USD. Tương tự với Mark Bradford, người có tác phẩm Burn Baby Burn [Cháy đi] (2002) được bán với giá 3 triệu USD.
Bradford đã có buổi ra mắt lịch sử tại Phillips 2018, cuộc mua bán quan trọng với Bryan trong thời gian cô làm việc tại ngôi nhà này. “Cuộc đấu giá buổi tối tháng 3 năm 2018 ở London đạt hơn 97 triệu GBP [121,1 triệu USD] (tổng doanh số bán buổi tối ở London cao nhất cho đến nay),” Bryan viết. “Đợt bán tương tự đã chứng kiến kỷ lục thế giới dành cho Helter Skelter I của Mark Bradford, với hơn 8,6 triệu GBP [10,7 triệu USD], vẫn là mức cao nhất cho tác phẩm của Bradford.”
Vì các nhà đấu giá sắp xếp các lô của họ để giới thiệu một sự pha trộn của cả nghệ sĩ mới nổi và nghệ sĩ lâu đời hơn, chúng giúp thuật lại một cách hiệu quả những nghệ sĩ nào là mấu chốt để tác động đến phong cách nghệ thuật đương đại. Chúng cho phép các nhà sưu tập theo dõi các trào lưu, nghệ sĩ và xu hướng được củng cố trong thời gian thực.

Nguồn: Artsy
Nguyễn Thu Huyền (biên dịch)

Tin cùng chuyên mục

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Phiên đấu giá lần thứ 32 & Các họa sĩ châu Á – Tác phẩm nghệ thuật lớn

Trong phiên đấu giá lần thứ 32 “Họa sĩ châu Á – Những tác phẩm quan trọng” được tổ chức vào ngày 14 tháng 03 tới đây, Aguttes, với cương vị là nhà đấu giá hàng đầu trên thị...

Có thể bạn quan tâm

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 289&290 tháng 1-2/2017

...

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

BỨC CHÂN DUNG CUỐI CÙNG VẼ TẶNG VỢ

  Bùi Xuân Phái vẽ rất nhiều chân dung. Ở tất cả các tranh chân dung của ông, người ta thấy người mẫu thường là những người rất thân với họa sĩ, được ông dành tất cả tình cảm như...

Xuân Gieo Vang – Vũ Tuyên

...

SẢN PHẨM ĐẸP MỘT THỜI CỦA CÔNG TY TRẦN HÀ

  Từ hồi còn trẻ, tôi đã nghe tiếng Công ty Mỹ nghệ Thành Lễ. Đồ mỹ nghệ của công ty này được xuất ngày càng nhiều, có cửa hàng sang trọng trên đường Tự do… Sau này, kiến thức sách...