Ấn tượng đầu tiên cách nay hơn 20 năm dai dẳng tới tận năm nay khi được thăm xưởng vẽ của Đỗ Minh Tâm ở Hà Nội là về hai bức trừu tượng gam màu lục nhạt – vàng thư – trắng mờ tại sưu tập Trần Hậu Tuấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là cảm nhận rất cụ thể về cái nắng hanh trên tường nhà, sau vòm lá cây ở một vườn sau xưa cũ nào đó của thủ đô. Cái nắng chan hòa những đốm lạnh se se, ánh sáng xua đi cả bóng râm ở mặt sau tán lá vương những ánh mờ vàng trắng lên mép tường cùng sự đạm bạc dửng dưng tự tại của con người. Một tâm tình đôn hậu mà tinh tế. Đỗ Minh Tâm đích thị thành phần “trí thức tiểu tư sản thành thị”: Một sinh viên tài năng, cầu thị, một giảng viên mực thước mà cởi mở, một họa sĩ có chí hướng thẩm mỹ kiên định, tinh tường, hành nghề đầy ý thức chức nghiệp và danh dự. Tôi cảm nhận anh như thế. Tranh cũng là/như người, điều tưởng như hiển nhiên ấy ngày nay đã thành của hiếm.
Từ đầu những năm 1990 thể loại trừu tượng nở rộ tươi mới như một làn sóng đổi mới giải phóng khỏi các khuôn đúc Hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó trở nên phong phú dung chứa nhiều khuynh hướng phong cách từ trữ tình, biểu hiện, tượng trưng, kết cấu đến tối giản, siêu thực… rồi thành ra thương mại xô bồ, tầm thường cảnh vẻ hào nhoáng trang trí nội thất mới giàu hoặc dễ dãi bày đặt ý tưởng, bịa đặt kịch tính. Đỗ Minh Tâm có vẻ tự né ngoài dòng chảy ấy. Anh thành thật được với thể tạng của mình và tranh anh cũng trung thành với trừu tượng khởi thủy kiểu Kandinsky: Một phong cảnh, một hoạt cảnh bị chiết hết hình hài, hình thù của mọi nhân-sự-vật, tước đi ngữ nghĩa, cốt truyện, mạch nghĩ logic, chỉ còn lại các yếu tố biểu đạt được tôn xưng làm chủ thể, chủ đề độc tôn của tác phẩm: màu khối nét, tối sáng, viễn cận… và kết cấu của chúng. Sự trừu chiết đó khiến bức tranh thành một vật tự thân mất vai trò điển giải, mô tả, phản ánh… hiện thực mà dẫn tới một hiện thực tâm trí sâu trong nội giới của tự do hồi tưởng, liên tưởng, đồng cảm, hóa thân… Các phong cảnh ‘gốc/nguyên mẫu’ ưa thích của họa sĩ là làng quê và phố thị nhỏ và Hà Nội. Hoạt cảnh là đời sống con người bình dân khi thư nhàn hay vội vã, đông đúc tấp nập hay thưa thớt chậm rãi… cũng đều là thường nhật ít cao trào gay cấn.
Cân bằng, tiết chế và sự hòa hợp tự nhiên là những gì con mắt họa sĩ ưu tiên chọn lựa nơi người-vật-cảnh thực cũng như khi ngọn bút chọn lựa, thêm bớt, nhấn mạnh hoặc buông lơi những màu, hình, khối, xa gần, nặng nhẹ, nóng lạnh… trừu chiết từ từ đến dìm xóa bằng hết sự tượng hình như thực. Hồi ức, liên tưởng, tiếc nuối hay hy vọng sẽ là động lực cảm xúc của quá trình chiết bỏ ngữ nghĩa đi để hình thức thị giác thị cảm được tự do, xóa bỏ mạch ngôn ngữ logic để tâm tình ‘khó nói nên lời’ lan lấn chế ngự mặt tranh. Khác với đa số trừu tượng biểu hiện ào ạt gay cấn, tượng trưng hào nhoáng hay tối giản ‘trí tuệ cao siêu’, hội họa trừu tượng của Đỗ Minh Tâm cân đối chừng mực: Bảng màu phong phú cam-lục, tím-nâu, lam-hồng… thường êm nhẹ, các phương chéo xô lệch luôn lấy lại thăng bằng nhờ nét ngang và thẳng đứng, tối sáng ở bậc trung gian và trung cảnh thường chủ đạo về chiều sâu không gian… Thẩm mỹ nhân văn của anh đôn hậu khoan hòa. Có lẽ anh đã tự nhiên đi theo tôn chỉ của bậc tổ sư trừu tượng Nga: Nghệ thuật là để giúp tế nhị tâm hồn con người chứ không phải là phát minh ra hình thức biểu hiện nào cả. Thong dong tự thích, tự yêu không quá vồ vập – dù không dửng dưng – kể cả với nghệ thuật hóa ra lại khiến tranh trừu tượng của anh lắng đọng những chút hương vị dễ bị bỏ quên trong cái vô vị cố hữu của đời sống, khiến họa sĩ của chúng ta trở thành một tác giả trừu tượng độc đáo ở Việt Nam.
Nếu hội họa trừu tượng đã có lịch sử 2/3 thế kỷ ở Việt Nam thì trong 20 năm bùng nổ gần đây sáng tác của Đỗ Minh Tâm là một đóng góp đáng kể.
Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...
NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...
Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...
Nhiều thập kỷ phiêu lưu trong hội họa, Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) thuộc lớp người xưa mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam. Năm 1927, Nguyễn Gia Trí...
Họa sĩ Sophie Trịnh vừa trình làng triển lãm đầu tay mang tên “Lớp lang cảm xúc” tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền (Hà Nội) của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Nữ họa sĩ đã dành hơn 6 năm để...
Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM Số: 40/TB-MTNATL Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng...
Dưới đây là nội dung hai tiêu mục rút trong bài viết mang tiêu đề “Sáng tạo” của giáo sư, nhà bác học Tạ Quang Bửu (1910-1986). Bài đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1983,...
Nhiều nghệ sĩ tạo hình trên thế giới nổi tiếng với khả năng biến một nơi không ai muốn đến thành những địa điểm đắt giá chỉ sau một thời gian ngắn. Có một từ dành riêng cho hoạt...
Đầu thập niên 1960, khách nước ngoài đến Sài Gòn được giới thiệu một loại búp bê rất đẹp bằng vải lụa tinh tế và mềm mại, chế tác rất đẹp, không thua loại búp bê Geisha, búp bê...
Hàm Nghi (1871-1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn,...