Nhà đấu giá Aguttes tổ chức cuộc đấu giá lần thứ 30 dành cho các họa sĩ châu Á

 

Họa sĩ & Nghệ thuật Việt Nam

Giữ vững với vị trí tiên phong của mình trên thị trường các họa sĩ châu Á đầu thế kỷ XX, nhà đấu giá Aguttes sẽ tổ chức cuộc đấu giá lần thứ ba mươi dành cho các họa sĩ châu Á vào ngày 30 tháng 09 năm 2021 tại Neuilly-sur-Seine. Nhân dịp này, để đáp ứng nhu cầu thị trường, phần thứ hai của buổi đấu sẽ tôn vinh nghệ thuật Việt Nam một cách tổng quát, đầy đủ hơn.

Vinh danh Trường Mỹ thuật Hà Nội

Hiện là sự kiện không thể bỏ qua đối với các nhà sưu tập, phần đầu của đợt bán đấu giá Aguttes thứ ba mươi xoay quanh khoảng 40 tác phẩm quy tụ các họa sĩ nổi tiếng như Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Evariste Jonchère hay Alix Aymé… Sự hấp dẫn của những họa sĩ này trên thị trường quốc tế đã được chứng minh trong các đợt bán đấu giá trước do Charlotte Aguttes-Reynier tổ chức từ gần 10 năm nay.

Tác phẩm tuyệt vời này được bao quanh bởi những tác phẩm tuyệt đẹp từ sự giáo dục của EBAI (Trường Mỹ thuật Đông Dương) của Vũ Cao Đàm, Mai Thứ, Lê Phổ…

MAI TRUNG THỨ(1906-1980) – Trà đàm, 1971. Mực và màu trên lụa

Được giữ trong một gia đình từ đầu những năm 1970, bức « Trà đàm », một minh chứng quan trọng cho các tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ sẽ được ra mắt công chúng và sẽ được giới thiệu trong buổi bán đấu giá này. Mai Trung Thứ là một họa sĩ Việt Nam đã chọn định cư lâu dài tại Pháp vào cuối những năm 1930. Nếu như các tác phẩm của ông được giữ kín đáo trong một thời gian dài, thì chúng đã được đưa ra trình bày trước công chúng trong gần 10 năm qua với 29 cuộc bán đấu giá do Aguttes tổ chức, bằng chứng là các kết quả được ghi nhận. Năm 1971, thông qua « Trà đàm », họa sĩ đã tóm tắt các chủ đề mà ông yêu quý. Một nghi thức được quy định bởi các nguyên tắc của Nho giáo, như một khoảnh khắc của sự chia sẻ và thanh thản của truyền thống tổ tiên. Thể hiện cho tôn ti trật tự (hình chóp) của các thành viên trong gia đình, Mai Thứ thể hiện một bố cục chặt chẽ, sự tươi vui nhờ bảng màu sặc sỡ ca ngợi vẻ đẹp của những khoảnh khắc được chia sẻ với gia đình. Ngày bán đấu giá 30 tháng 09 không cho phép trưng bày tác phẩm quan trọng này trong cuộc triển lãm cùng tên do Bảo tàng Ursulines tổ chức ở Mâcon. Aguttes quyết định sẽ dành hẳn một cuộc triển lãm riêng cho tác phẩm kéo dài hơn 6 tháng, cho phép nhiều nhà sưu tập đến thưởng thức.

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Thờ cúng tổ tiên, 1942 . Mực và màu trên lụa

Như vậy, cùng thời với Mai Thứ, họa sĩ Vũ Cao Đàm cũng đã được hưởng sự dạy dỗ của Victor Tardieu ở Hà Nội trước khi chọn sang Pháp định cư ngay trước chiến tranh năm 1940. Qua một tác phẩm tuyệt đẹp có tựa đề Thờ cúng tổ tiên, ông đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh hiếm có đầy sự tôn trọng. Đây là một nghi thức dựa trên sự tôn kính đối với tổ tiên, là sự kết hợp của những ảnh hưởng tín ngưỡng khác nhau đã làm phong phú cho văn hóa Việt Nam. Từ lư hương đến tư thế người phụ nữ, họa sĩ đã tái hiện không khí đặc biệt này. Điểm mạnh của tác phẩm còn nằm ở tính hiện đại và sự đơn giản trong cách bài trí, các đường nét hướng ánh nhìn của chúng ta về phía bát hương và sau đó là khói hương bốc lên. Bằng cách chọn kích thước rất phù hợp với kỹ thuật tinh tế vẽ trên lụa, họa sĩ như đồng hành với tạo hình tôn kính của các thiếu nữ với lòng tôn trọng sâu sắc của ông.

LÊ PHỔ (1907-2001) – May vá. Mực và màu trên lụa

Là một họa sĩ có tên tuổi lớn, Lê Phổ thể hiện trong tác phẩm của ông một sự đồng điệu hoàn hảo giữa các ảnh hưởng châu Á của quê hương ông và ảnh hưởng châu Âu nơi vùng đất ông chọn, thể hiện mình là một đại sứ mẫu mực của văn hóa Đông Dương. Lấy cảm hứng chủ yếu từ phụ nữ, họa sĩ đưa ra ở bức May vá góc nhìn về một người phụ nữ đang tập trung vào công việc may vá của mình. Nét đẹp thanh tú và cử chỉ duyên dáng của người mẫu góp phần tôn lên những cảnh truyền thống của cuộc sống hàng ngày.

MAI TRUNG THỨ (1906-1980) – Bố cục với hoa cẩm tú cầu, 1955 Mực và màu trên lụa

Mai Trung Thứ, là một trong những sinh viên thiên về chính trị của khóa thứ nhất Trường Mỹ thuật Đông Dương, nổi bật so với các bạn bằng cách biểu đạt vào tranh những ý tưởng mà ông muốn bảo vệ. Do đó, với tác phẩm « Bố cục với hoa cẩm tú cầu », sử dụng các mã hóa của hội họa phương Tây, một lần nữa ông tự định vị mình như một họa sĩ có định hướng chính trị. Bố cục theo kiểu cổ điển với một cây hoa trong chậu, đặt trên một bàn gỗ chạm, chủ đề này được nâng cao qua sự hiện diện của cuốn sách « Đời sống mới“ được đặt ở kệ dưới. Sách được viết bởi Hồ Chí Minh, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuốn sách này, có thể được dịch là “Cuộc sống mới”, làm sáng tỏ những nguyên tắc cần được áp dụng của người dân Việt Nam.

EVARISTE JONCHERE (1892-1956) – Trang phục, 1940. Đồng với men xanh

Là nhà điêu khắc được đào tạo tại Ecole des Beaux-Arts (Trường Mỹ thuật) ở Paris, Evariste Jonchère giành được Giải thưởng Đông Dương năm 1932. Điều này cho phép ông đi du lịch xuyên Việt Nam và sau đó giảng dạy một năm tại Trường Mỹ thuật Đông Dương. Khi giám đốc đầu tiên Victor Tardieu qua đời vào năm 1937, ông đã được chọn để tiếp quản. Dưới sự chỉ đạo của ông, trường đã được công nhận đặc biệt về Nghệ thuật Ứng dụng và tăng cường hoạt động điêu khắc. Bức tượng đồng này, mang tên « Trang phục », là một ví dụ tuyệt vời về tài năng của Jonchère trong việc miêu tả vẻ đẹp và sự thanh bình của những phụ nữ Việt Nam. Thời gian như lơ lửng xung quanh người phụ nữ trẻ trong trang phục truyền thống này.

ALIX AYMÉ (1894-1989) – Những mái nhà của Phủ Vân Nam Sơn dầu trên vải

Là một người du hành không mệt mỏi, Alix Aymé đã đi khắp châu Á, thuần hóa một nền văn hóa khác với nền văn hóa của mình, mà bà đã nỗ lực ghi chép lại. Được hướng dẫn bởi Maurice Denis, một họa sĩ của trường phái Nabi, bà đã giữ được từ bậc thầy của mình tầm quan trọng của màu sắc và xuất sắc trong việc xử lý với ánh sáng. Rất gắn bó với các học sinh của những khóa đầu tiên ở Hà Nội này, bà đặc biệt say mê nghệ thuật sơn mài, một kỹ thuật đã khiến bà mê mẩn suốt cuộc đời và đã truyền dạy cho nhiều người trong số họ. Trong bức “Những mái nhà của Phủ Vân Nam”, với tầm tầm nhìn từ trên bao quát xuống, bà vẽ lên trên vải góc nhìn đầy mê hoặc. Bảng màu được bao quanh bởi màu đen đã diễn tả một cách tuyệt vời vẻ đẹp và hình ảnh động của đất nước.

MAI TRUNG THỨ(1906-1980) – Giấc ngủ, 1976 Mực và màu trên lụa

Hãy trở lại với Mai Thứ với một chủ đề không điển hình cả về phong cách lẫn nội dung. Nhạy cảm với vẻ đẹp của những phụ nữ quê hương của ông, Mai Trung Thứ đã dành một phần lớn công sức của ông cho các đề tài này. Từ các tình mẫu tử cho đến các chị em gái hay là các cô gái trẻ khoe trang sức, phụ nữ được chú trọng như một chủ đề yêu thích của họa sĩ. Trong bức « Giấc ngủ », Mai Trung Thứ đưa ra viễn cảnh về một nhân vật đang say ngủ và gợi cảm. Cô ấy ngủ trên chiếc đệm thêu một cách miên man. Được thực hiện vào những năm cuối đời của họa sĩ, tác phẩm này chứng tỏ sự gắn bó của ông với người mẫu nữ, một nguồn cảm hứng bất tận.

VU CAO DAM (1908-2000) – Cavalière, 1963

Tác phẩm này chứng tỏ sự phát triển nghệ thuật được thể hiện bởi họa sĩ từ những năm 1950, được đánh dấu bởi việc định cư của ông ở miền nam nước Pháp. Dứt khoát sử dụng chất liệu sơn dầu, phương tiện tinh túy của phương Tây, Vũ Cao Đàm như chơi đùa với bút vẽ của ông để mang lại nhiều sắc thái và một hình dạng nhất định. Bảng màu thống trị bởi các tông màu xanh lam kín đáo gợi nhớ đến Chagall, người đã có thể truyền cảm hứng cho ông. Bức tranh được trau chuốt, họa sĩ không thể hiện một nền phía sau hình mà nâng lên tinh tế theo một cách rất tiên phong có thể gợi lên những sáng tác của Zao Wou-Ki đương thời.

LƯƠNG XUÂN NHỊ (1913-2006) Le tricot, 1941

Được ghi dấu mạnh mẽ bởi sự giáo dục về nghệ thuật Tây phương, Lương Xuân Nhị xuất sắc trong việc thể hiện một Việt Nam truyền thống. Bức « Đan lát » cung cấp cho chúng ta một cái nhìn nhạy cảm về cuộc sống hàng ngày, nơi phụ nữ chiếm vị trí trung tâm. Với đường nét tinh xảo, họa sĩ thăng hoa hình tượng thiếu nữ ngồi, đi chân trần và đang đan lát một cách thanh thản. Chiếc áo dài sang trọng của cô, chiếc vòng cổ bằng vàng và kiểu tóc thanh tú chứng tỏ địa vị xã hội của cô. Nụ cười khiêm tốn, giống như nàng Monna Lisa, và đôi mắt được trang điểm tỉ mỉ làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên. Các tông màu nhẹ nhàng tham gia vào sự tinh tế của bố cục. Nếu như họa sĩ mang đến cho chúng ta một minh chứng hiếm hoi về cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam những năm 1940, thì trên hết đó là một lời ca ngợi những phụ nữ đất nước của ông, được thể hiện dưới nét vẽ tài hoa. Sự khéo léo đã giúp ông giành được huy chương vàng tại triển lãm của Hiệp hội Khuyến khích Nghệ thuật và Công nghiệp An Nam ở Hà Nội năm 1936.

Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX
Bức bình phong có ba cánh cửa bằng gỗ chạm khắc, đính 14 đĩa sứ xanh-trắng
Nguồn gốc: Sưu tập tư nhân, Normandy

 

Nghệ thuật Việt Nam

Theo Johanna Blancard de Léry, người đứng đầu bộ phận Nghệ thuật Châu Á, điểm nổi bật của phần hai, một bức bình phong có niên đại từ thế kỷ XVIII-XIX, sẽ tạo ra một số bất ngờ lớn. Đây quả thực là một tác phẩm bất thường cả từ quan điểm thời gian và sự khan hiếm của các đĩa sứ.

 

Ước tính khoảng 40.000 / 60.000 euro, bức bình phong này trang trí những bụi cói, lau sậy, cào cào và hoa sen nở trên ba cánh gỗ chạm khắc tỉ mỉ. Bên trong đó là 14 chiếc đĩa sứ xanh-trắng, kể về những truyền thuyết. Trong đó đặc biệt có hình một ngư dân với chim cốc kèm theo một bài thơ thư pháp. Trên chiếc đĩa sứ này được trang trí trong cánh trái có con dấu được săn lùng nhiều nhất “Mùng 1 trước Tết Trung Thu” (Trung Thu Tiền Nhất Nhựt). Trên cánh gỗ trung tâm, hai đĩa sứ tượng trưng cho huyền thoại “Những con chim yêu nhau” (Hiệu Bích Ngọc, Hiệu với hai chữ).

 

Hội họa và nghệ thuật Việt Nam
Đấu giá

Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2021, 14h30

Triển lãm mở cửa theo lịch hẹn trước

Aguttes Neuilly

Từ thứ hai ngày 13 đến ngày 29 tháng 9: 10h – 13h và 14h – 18h

(Ngoại trừ cuối tuần)

 

Bán đấu giá et non bán hàng
Họa sĩ đến từ Việt Nam
Chuyên gia
Charlotte Aguttes-Reynier

+33 (0)1 41 92 06 49
reynier@aguttes.com

 

Nghệ thuật từ Việt nam

Trưởng ban

Johanna Blancard de Léry
+33 (0)1 47 45 00 90
delery@aguttes.com

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

ĐÔI NÉT VỀ KHÓA MỸ THUẬT KHÁNG CHIẾN

 (Bài viết riêng cho số chuyên đề của Tạp chí Mỹ thuật) Năm nay, 2020, vừa tròn 70 năm ngày khai giảng Khóa” Mỹ thuật Kháng chiến” ở chiến khu Việt Bắc… Mấy chục năm đã trôi qua, từ lúc...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm tác phẩm điêu khắc bơ đặc biệt tại New york, Mỹ

Triển lãm tác phẩm điêu khắc bơ đặc biệt tại New york trong khi nhiều sự kiện văn hóa bị hủy bỏ Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều sự kiện văn hóa bị hủy bỏ trong năm nay. Tuy nhiên, bang New...

GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT (PHẦN 3)

   Nghệ thuật tự nó và xét dưới khía cạnh vật chất là vô giá trị, theo nghĩa đen là chả có tích sự gì. Bản nhạc đánh lên, nghe hay xong là hết. Bức tranh chỉ là tấm toan bôi mầu. Bộ phim...

NGƯỜI THIẾU NỮ THỔI SÁO

  Năm 1979, sau hai mươi năm không về Việt Nam, tôi đến Hà Nội vào mùa thu. Sau năm ngày ngồi ở nhà với gia đình, tôi dè dặt bước chân ra phố. Mấy ngày đầu được em út, các chú đèo xe đạp...