Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ.

Khái niệm về vấn đề đương đại được xem là: vấn đề xã hội vừa có thành phần khách quan vừa có thành phần chủ quan. Thành phần khách quan liên quan đến bằng chứng thực nghiệm về hậu quả tiêu cực của một điều kiện xã hội hoặc hành vi, trong khi thành phần chủ quan liên quan đến nhận thức rằng tình trạng hoặc hành vi thực sự là một vấn đề cần được giải quyết.

Jenny Saville – Những người mẹ. 2011

 

Gerhard Richter – Màu sắc. 1973

Các vấn đề đương đại tồn tại và phát sinh trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống hiện tại của con người như biến đổi khí hậu đến công nghệ và từ các vấn đề xã hội đến sức khỏe… nhìn ở mức độ tổng quan, những vấn đề đương đại được xem như là sự phát sinh các vấn đề không mong muốn của quá trình phát triển xã hội hiện đại ảnh hưởng đến con người mà vẫn chưa được giải quyết và điều đó tác động lên nhận thức của con người đến các vấn đề đương đại qua sự mong muốn hướng tới một giải pháp cho những vấn đề đó. Nhìn ở mức độ tổng quan, những vấn đề đương đại được xem như là sự phát sinh các vấn đề không mong muốn của quá trình phát triển xã hội hiện đại ảnh hưởng đến con người mà vẫn chưa được giải quyết và điều đó tác động lên nhận thức của con người đến các vấn đề đương đại qua sự mong muốn hướng tới một giải pháp cho những vấn đề đó.

Trong tiếng Anh Contemporary – Đương đại, Contemporary Art- Nghệ thuật đương đại thường được định nghĩa là “Tác phẩm nghệ thuật đã, đang và tiếp tục được tạo nên trong suốt cuộc đời của chúng ta”.

Trong Tiếng Việt “đương” là đang diễn ra, còn “Đương đại” là đang diễn ra trong thời đại mình đang sống.

Nghệ thuật đương đại thuộc thời kỳ Hậu hiện đại.
Việc xác định về cột mốc thời gian nghệ thuật đương đại được bắt đầu cũng là điều không đơn giản đối với phần lớn mọi người trong việc nhận diện và phân loại các tác phẩm đương đại. Nếu nhìn vào sự hình thành của các trung tâm nghệ thuật đương đại như tại Australia với Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Nam Úc (CACSA) được thành lập với tên gọi Hiệp hội Nghệ thuật Đương đại (CAS) vào năm 1942, khi một nhóm nghệ sĩ trẻ ly khai từ Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia tìm kiếm cơ hội lớn hơn để triển lãm tác phẩm của họ (ACE, 2022) và tại Hoa Kỳ với trung tâm Walker Art Center được thành lập vào năm 1940, Walker đã thể hiện nghệ thuật ngày nay dưới mọi hình thức, bao gồm nghệ thuật thị giác, khiêu vũ, âm nhạc, sân khấu, hình ảnh chuyển động, thiết kế, kiến trúc, phương tiện mới và nhiều hình thức kết hợp (Walker, 2022) thì nghệ thuật đương đại xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, một số quan điểm của các nhà chuyên môn lại dựa vào cột mốc thời gian của các sự kiện lịch sử để diễn giải về sự xuất hiện của nó như năm Bức tường Berlin sụp đổ, cuộc biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn và chủ nghĩa chống thực dân dài hạn trong cuộc triển lãm “Magiciens de la terre” ở Paris vào năm 1989. Thêm vào đó, các nhân vật có ảnh hưởng khác cũng đã đưa ra thời điểm khác nhau, từ đầu những năm 1970 (theo Melissa Ho, phụ trách quản lý nghệ thuật Smithsonian American Art Museum), năm 1945 (như nhiều người phụ trách quản lý nghệ thuật người Đức), hoặc năm 1910 (theo nhà xã hội học Nathalie Heinich). (Arn, 2019)

Gerhard Richter và tác phẩm.

Với quan điểm của George Baker, giáo sư lịch sử nghệ thuật tại UCLA (The University of California, Los Angeles) là tại sao “đương đại” lại thay thế “hiện đại” trong giới phê bình nghệ thuật, Baker đã đưa ra sự khác biệt “mang tính thời đại” giữa nghệ thuật hiện đại và đương đại: “Sự tàn lụi không phải của nghệ thuật hiện đại nhưng thuộc ‘chủ nghĩa hiện đại’ vào những năm 1950 và 1960, “và cùng với sự trỗi dậy của nghệ thuật đương đại,” sự xuất hiện của một chủ nghĩa đa nguyên mới trong những năm 1970 và sau đó”, “đương đại” cũng giống như “hiện đại” trước nó, thể hiện một cách nghĩ khác biệt về lịch sử. Khi chúng ta nói về tính hiện đại, chúng ta đang nói về sự tiến bộ – đoạn tuyệt với truyền thống, nhưng cũng là việc tạo ra một truyền thống mới. Các thế hệ nhà tư tưởng cấp tiến, từ Gustave Courbet đến Gertrude Stein đến Clement Greenberg, đã sử dụng thuật ngữ nghệ thuật đương đại này và những nhân vật này thì khác nhau nhưng họ có chung một niềm tin không tưởng rằng nghệ thuật được định nghĩa bằng khả năng thúc đẩy văn hóa và xem xét thế giới theo những cách chưa từng có và “Làm cho nó mới”. (Arn, 2019)

Jenny Savill và tác phẩm.

 

Nam June Paik – Không đề. 1993

Nhìn lại dòng thời gian phát triển của nền nghệ thuật qua các thời kỳ của nhân loại, từ nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa đến những bức tranh trừu tượng mang đầy sự rung cảm của màu sắc trộn lẫn trong đó là các cung bậc âm thanh như được cất lên từ một dàn nhạc giao hưởng của Wassily Kandinsky, nghệ thuật qua các nghệ sỹ trở thành cầu nối đưa mọi người tìm đến sự đồng thuận và gắn kết trong những quan điểm và cách diễn giải mà theo lẽ thông thường mọi người khó có thể vượt qua; và nghệ thuật là con đường dẫn đến một nền văn hóa siêu việt không có những tiềm ẩn của sự phân biệt đối xử hay kỳ thị và những câu chuyện qua nghệ thuật được chia sẻ một cách nhanh chóng và sâu rộng, vượt ra khỏi các bảo tàng hay các phòng tranh nghệ thuật, vượt ra khỏi ranh giới giới hạn về mặt địa lý và tìm đến từng góc phố, từng con đường như tinh thần của người nghệ sỹ đương đại sống trong một thế giới toàn cầu ngày nay.

Phong cách và các hình thức thể hiện cũng như các chất liệu trong sáng tác của các nghệ sỹ đương đại, đối với nhiều người, các phương thức, hình thức thể hiện của nghệ thuật đương đại có thể khiến họ lúng túng và bối rối. Tuy nhiên, như đã được đề cập qua các phần trên, các nghệ sĩ đương đại tham gia vào sự đổi mới với những ý tưởng mới và hình thức nghệ thuật mới, sử dụng bất cứ thứ gì theo ý họ, từ trò chơi điện tử đến kỹ thuật cho đến các dụng cụ phẫu thuật thẩm mỹ, từ rác thải cho đến đất đá… đều được các nghệ sĩ sử dụng như các phương tiện đa dạng trong sáng tác và các chất liệu là một phần của quá trình tạo ra ý nghĩa mà các nghệ sĩ tạo ra cho chính họ. Các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra với một khái niệm đằng sau chúng, và mỗi tác phẩm nghệ thuật sẽ có một lý do nào đó ngoài việc tồn tại như một đối tượng thẩm mỹ thuần túy. Chính vì thế, ranh giới của mọi phong cách, mọi trường phái, mọi khuynh hướng hay trào lưu đều bị xóa nhòa và cùng tồn tại trong nghệ thuật đương đại và nghệ thuật đương đại không chỉ đơn thuần là niềm vui thẩm mỹ khi ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật, mà còn tập trung hơn nhiều vào việc chia sẻ ý tưởng. (Art in context, 2022).

Lê Dung

(*) Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số 367-368, tháng 7-8 năm 2023.    

Tin cùng chuyên mục

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Cú lừa đảo tranh giả lớn nhất trong lịch sử

  Một trong các bức tranh giả của hắn được treo trong một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Steve Martin từng mua một bức tranh giả khác của hắn. Và nhiều bức khác đã được...

Có thể bạn quan tâm

PHẠM HẬU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH VẼ BÚT NHIỆT

Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật vật chất, về cơ bản là sự trả lời cho câu hỏi: “sur quoi et avec quoi? / vẽ trên cái gì và vẽ bằng cái gì?” Nếu con người có thể vẽ ở khắp...

Một kỷ niệm với Trần Duy

Một kỷ niệm Huế, những ngày tháng Tám… Tôi quen Trần Duy từ thuở ấy. Hai đứa gặp nhau ở Sở Tuyên truyền Trung bộ mới thành lập. Bấy giờ, anh Nguyễn Duy Trinh là Ủy trưởng Tuyên truyền Trung...

Phát động sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều 29/3/2024, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội), Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức lễ phát động sáng tác tranh cổ động kỷ...

Bức tranh "tái sinh" của Nguyễn Tư Nghiêm

    Rất khó, nếu không muốn nói-là không có một họa sĩ bậc thầy nào lại không có một kỹ thuật riêng nào đó, bởi vì kỹ thuật là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách. Kỹ thuật đã...

CÁC BẬC THẦY HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: GÓC NHÌN TỪ CÁI BẤT TOÀN

  Khi ngẫm về các bậc thầy hội họa hiện đại Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, có gì giống nhau giữa họ,...