Frank Perrin là một nghệ sĩ người Pháp sống ở Paris, người đã dành một phần đời mình để khám phá khái niệm về Chủ nghĩa Hậu tư bản và biên soạn một bản tóm tắt về những nỗi ám ảnh đương thời. Từ những người chạy bộ, và du thuyền đến các buổi trình diễn thời trang. Hậu chủ nghĩa tư bản là một cuốn sách lật (flipbook) siêu hình về những ý tưởng cơ bản của thời đại chúng ta, trong đó mỗi bức ảnh trở thành một cảnh quan mới về vô thức và những ham muốn ngày nay.
Ngày 5.2.2022, Tại The Michel Rein – phòng trưng bày chuyên về nghệ thuật đương đại ở Paris, nơi đại diện cho các tên tuổi lớn theo trường phái nghệ thuật vị niệm, thể hiện sự cam kết với xã hội – đã tổ chức cho nghệ sĩ Frank Perrin một triển lãm gây sửng sốt với tên gọi ‘PRAY, AMORE, COMBAT’ (Cầu Nguyện, Tình Yêu, Đối Kháng).
Cái tên “Cầu nguyện, Tình yêu, Đối kháng” gợi lên những hành động mạnh mẽ. Nhưng ở đây, tác phẩm hình ảnh lại khác hẳn: ảnh âm bản in trên bìa cứng, cùng với ngôn ngữ chữ nổi Braille. Ông đã giới thiệu những tác phẩm thô sơ đáng kinh ngạc – thể hiện sự căng thẳng chồng chất trong xã hội.
Frank Perrin từng là một giáo viên triết học và một nhà phê bình nghệ thuật. Ông bắt đầu thực hiện loạt ảnh về Người chạy bộ vào năm 1998 và Triển lãm Thời trang vào năm 2003. Sau khi thành lập tạp chí nghệ thuật «Bloc Notes» vào đầu những năm 1990, ông bắt đầu cầm máy chụp ảnh.
Để thực hành nghệ thuật theo cách của mình, Frank Perrin đã phải theo đuổi ý niệm hậu chủ nghĩa tư bản hơn trong hơn hai thập kỷ, trong thời gian đó ông đã tổng hợp bản trích lược về những nỗi ám ảnh đương thời. Dự án hậu chủ nghĩa tư bản của Perrin chính là cú máy diễn biến (tracking shot) siêu hình xoay quanh các ý tưởng nền tảng của thời đại chúng ta.
Loạt tác phẩm Blind test lần đầu triển lãm tại gallery Michel Rein cho thấy một bước ngoặt trong sáng tác, báo trước một giai đoạn mới trong tiến trình nghiên cứu của ông. Loạt tác phẩm này được xây dựng dựa trên những hình ảnh về các cuộc đấu tranh, lật đổ, khuất phục và những bức tranh của chủ nghĩa tư bản tiên tiến đang ngày càng sa mạc hóa thế giới của chúng ta. Các hình ảnh được đảo ngược thành âm bản để cho thấy một thế giới lý tưởng bị lật ngược vấn đề, và được in trực tiếp trên các tấm bìa cứng. Những tấm bìa cứng được đục lỗ theo dạng chữ nổi Braille và bề mặt dán tráng gương.
Người sáng mắt sẽ nhìn thấy chính mình thông qua các lỗ thủng và trở thành người mù quan sát thông qua hành vi. “Nhà trị liệu phân tâm học” (psychoanalyst) trực quan về tâm thần phân liệt hậu tư bản trong hơn hai thập kỷ với loạt tác phẩm Blind Test – Frank Perin đã đặt những viên gặch đầu tiên cho bộ bách khoa toàn thư bí mật về sự bất phục tùng cũng như một sự đắm chìm tinh thần trong các cuộc nổi loạn theo chiều hướng mù quáng.
Frank Perrin băn khoăn về nghệ thuật và sự phát triển của nó trong bối cảnh lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản. Nghiên cứu thị giác của ông có tính chất xuyên suốt, với những hình chụp, hình vẽ được dựng lên hoặc bị biến đổi. Những hình ảnh trên những tấm gương chữ nổi (chữ braille) thể hiện sự nổi dậy đã hình thành trong xã hội chúng ta. Đó là sự giải phóng.
Nói về tác phẩm nghệ thuật đặc biệt cuả mình, Frank Perrin cho biết thêm: Tôi đã làm việc rất nhiều về đề tài hậu chủ nghĩa tư bản, với loạt bài về quyền lực, tiền bạc, bệnh tâm thần phân liệt, sự phù phiếm và sự dư thừa trong xã hội chúng ta. Tại cuộc triển lãm lần này, tôi đã tiến xa hơn, bỏ qua sự hỗ trợ của nhiếp ảnh, bằng cách in trực tiếp lên bìa cứng mà không qua giấy in. Những tấm bìa dành riêng cho xây dựng này khá dày. Tôi rất hào hứng với ý tưởng tiếp cận hình ảnh trực tiếp trên chất liệu hỗ trợ kém như bìa cứng.
Tôi bỏ qua sự hỗ trợ của giấy in, tôi in trực tiếp lên bìa cứng, sau đó tôi úp ngược bức ảnh và đục lỗ. Những cái lỗ thể hiện ngôn ngữ Braille, đưa ra thông điệp mà người sáng mắt không hiểu được.
Đáy của những lỗ này được dán vào một tấm gương, mang đến một thông điệp là người sáng mắt không thể thấy được. Họ chỉ nhìn thấy chính mình… và trở nên mù quáng. Tôi cũng chọn cách đặt điểm mù trong sự đảo ngược. Nó vừa là một tầm nhìn lật đổ vừa là một sự lật đổ tầm nhìn.
Dưới áp lực của xã hội khép kín bức bối, tôi muốn trở về trạng thái thô sơ. Tôi sẽ không bao giờ có ý tưởng này đến khi có thể nhìn nhận các vấn đề trong xã hội của chúng ta.
Thành quả, sự tiếp nối tạo nên bước ngoặt.
Tôi đã sử dụng các cách thức khác ngoài nhiếp ảnh cho cuộc triển lãm này.
Do đó, thông điệp cuối cùng chính là khát khao giải phóng sự mù quáng này. Trên hết, những tác phẩm này cố gắng truyền tải khát vọng tự do không thể kìm nén, không thể dập tắt bằng những hình ảnh rực rỡ cụ thể…
Tính đến thời điểm này, tác phẩm của Perrin đã xuất hiện ở hơn 60 triển lãm tại gia và nước ngoài, bao gồm ở bảo tàng Daelim (Hàn Quốc), bảo tàng nghệ thuật Les Abattoirs – FRAC Occitanie (Toulouse), trung tâm nghệ thuật đương đại Pháp Pompidou Metz và bảo tàng Schirn Kunsthalle Frankfurt. Tác phẩm của ông cũng thuộc sở hữu trong các sưu tập danh giá của tư nhân và công cộng ở châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á.
Ánh Ngô