Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến.

Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ thuật là một công việc khó khăn. Giá cả có thể dao động mạnh tùy theo xu hướng thị trường. Tuy nhiên, với một số nghệ sĩ nổi tiếng, tác phẩm của họ luôn được đánh giá cao, đến mức không ai bàn cãi về số tiền khổng lồ phải bỏ ra để mua. Trong những tác phẩm cực kỳ quý hiếm và có giá trị đắt đỏ này, chỉ một số ít đạt đến đỉnh cao nhất của thị trường nghệ thuật, lên đến hàng trăm triệu USD.

Dưới đây là một số bức tranh được bán hoặc ước tính giá trị cao nhất trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật hội họa.

“Mona Lisa” của Leonardo da Vinci

Bức tranh Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci đã nằm trong bộ sưu tập tại Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp) từ năm 1804. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự nổi tiếng của địa điểm này, thu hút hàng triệu khách tham quan mỗi năm.

Hầu như không ai có thể mua được “Mona Lisa”, bức tranh đắt giá nhất thế giới.

Theo luật tại Pháp, bức tranh thuộc quyền sở hữu của người dân nước này. Việc bán Mona Lisa là điều hầu như không thể xảy ra, vì vậy cũng không thể đưa ra con số chính xác cho giá trị của tác phẩm.

Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm vào năm 1962, giá trị của bức tranh được đặt ở mức 100 triệu USD, tương đương hơn 834 triệu USD theo thời gian hiện nay, có tính đến yếu tố lạm phát.

Trong khi đó, vào năm 2020, doanh nhân Stephane Distinguin lập luận rằng Pháp có thể bán bức Mona Lisa để phục hồi sau tác động thảm khốc của đại dịch. Ông ước tính giá trị của tác phẩm có thể lên tới 50 tỷ USD, dựa trên số doanh thu mà nó mang lại. Song con số này cao quá mức tưởng tượng và bị hầu hết các chuyên gia nghệ thuật bác bỏ.

“Salvator Mundi” của Leonardo da Vinci

Bức tranh đắt giá kế tiếp vẫn là một tác phẩm của danh họa thiên tài người Italy. Trong cuộc bán đấu giá vào năm 2017 tại New York (Mỹ), bức Salvator Mundi được bán thành công với con số kỷ lục 450 triệu USD.

Bức tranh “Salvator Mundi” có giá 450 triệu USD.

Một trong những nguyên nhân giúp tác phẩm này có giá trị cao như vậy là do nó đã biến mất suốt 200 năm, trước khi được phát hiện lại vào năm 2005, trong trạng thái hư hỏng nặng và cần được phục hồi.

Hai nhà sưu tầm ở ở New York tìm thấy bức tranh. Họ trả 1.175 USD tại một cuộc đấu giá nghệ thuật ít người biết đến ở New Orleans, trước khi đưa đến nhà phục chế nghệ thuật nổi tiếng Dianne Modestini. Sau khi loại bỏ vết bẩn hàng trăm năm, bà nhận ra đây có khả năng là tác phẩm được vẽ bởi Leonardo.

Thái tử Ả Rập Saudi, Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Salman Al Saud đã mua lại Salvator Mundi trong cuộc đấu giá nói trên. Mặc dù nổi tiếng và đắt đỏ, bức tranh vẫn chưa được trưng bày trong bất kỳ bộ sưu tập bảo tàng nào. Có tin đồn cho rằng tác phẩm này sẽ xuất hiện tại Louvre Abu Dhabi trong tương lai.

“Interchange” của Willem de Kooning

Bỏ xa kho tàng nghệ thuật hội họa đồ sộ hàng trăm năm, bức tranh có giá trị thứ 3 mọi thời đại có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Interchange là một kiệt tác theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng của họa sĩ Willem de Kooning, ra đời vào năm 1955.

“Interchange” là tác phẩm hội họa đương đại có giá trị nhất thế giới.

Tháng 9/2015, Interchange được bán trong một thỏa thuận thương mại riêng tư từ David Geffen cho Kenneth C. Griffin, Giám đốc điều hành quỹ đầu cơ Citadel với giá 300 triệu USD, biến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật hiện đại có giá trị nhất trên thế giới.

Bức tranh đang được chủ nhân cho Viện Nghệ thuật Chicago mượn và trưng bày công khai.

“The Card Players” của Paul Cezanne

Được công nhận là “cha đẻ của nghệ thuật hiện đại”, các tác phẩm hội họa của Paul Cezanne luôn được định giá cao ngất ngưởng, thường đạt tới hàng triệu USD. Ông tạo ra 4 phiên bản khác nhau của The Card Players, 3 trong số đó nằm trong các bộ sưu tập lớn của bảo tàng công cộng.

Một phiên bản “The Card Players” được Hoàng gia Qatar mua vào năm 2011 với giá 288 triệu USD.

Phiên bản đặc biệt còn lại được Hoàng gia Qatar mua vào năm 2011 với giá 288 triệu USD từ bộ sưu tập tư nhân của ông trùm vận tải biển Hy Lạp George Embiricos.

Nguồn: Báo Lào Cai Online (Theo Vietnamnet)

Tin cùng chuyên mục

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Cú lừa đảo tranh giả lớn nhất trong lịch sử

  Một trong các bức tranh giả của hắn được treo trong một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Steve Martin từng mua một bức tranh giả khác của hắn. Và nhiều bức khác đã được...

Thẩm mỹ công nghiệp trong hội họa của Charles Sheeler

Charles Sheeler được coi là một trong những nghệ sĩ hòa hợp nhất với quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa của Mỹ. Nghệ thuật của ông cho thấy tinh thần tiên phong của Mỹ đã chuyển từ...

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của 2 hoạ sĩ Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh

  Ngày 24 tháng 11, triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh do Bến Thành Art Gallery tổ chức, đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi,...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

“Thắm” – Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN – “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm...

Có thể bạn quan tâm

Thông báo lần thứ 2 về triển lãm Mỹ thuật khu vực 2 (Đồng bằng sông Hồng) lần thứ 26 năm 2021

...

Gốm cổ Việt Nam chất tạo hình vẻ đẹp truyền thống – hiện đại

Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của ngành khảo cổ và văn hóa, công chúng yêu nghệ thuật đã có dịp làm quen với nhiều loại hình gốm cổ. Nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng ta có dịp...

Họa sĩ Trần Tuấn đạt giải nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế ITSLIQUID lần thứ 12

Trần Tuấn là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm được trưng bày rộng rãi trong nước và quốc tế. Lấy cảm hứng từ Tâm linh phương Đông, các tác phẩm trừu tượng của ông...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) Lần thứ 24 năm 2019

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            Số:...

90 NĂM TRANH LỤA, MẤY CHÚ GIẢI VỀ LỊCH SỬ

  KỲ I Trên tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ, số ra ngày 25 tháng 2 năm 1932) đã viết về thành tựu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sau năm năm hoạt động đầu tiên, tại...