TẠO HÌNH CON TRÂU TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA

 

Trâu là động vật sinh sống phổ biến ở châu Phi, châu Á, nhưng hiếm gặp ở châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ. Chính vì vậy, hình tượng trâu trong mỹ thuật và văn hóa chủ yếu xuất hiện ở Ai Cập, Ấn Độ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Dù có những hình thức thể hiện khác nhau, nhưng hình tượng trâu ở các nền văn hóa đều có những điểm chung dưới đây.

Sức mạnh
Con trâu, trước hết là biểu hiện cho sức mạnh. Nó là vật nuôi lấy sức kéo trong sản xuất nông nghiệp. Tục ngữ Việt Nam có các câu thể hiện tầm quan trọng của sức trâu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp, “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, “trâu ho bằng bò rống”… Một số địa phương nước ta như Đồ Sơn, Hải Lựu, Hàm Yên, Phù Ninh, hàng năm tổ chức lễ hội chọi trâu để coi trọng sức mạnh nông nghiệp.
Người Minang Kabau ở đảo Sumatra (Indonesia) thờ totem trâu. Tên của dân tộc này nghĩa là trâu chiến thắng (minang: trâu; kabau: chiến thắng). Sự tích của người Minang Kabau kể rằng ông tổ của họ nhờ một con trâu mà đánh thắng được giặc cướp.
Người Batak (Indonesia) cũng đề cao biểu tượng sức mạnh của trâu. Trong đám cưới, họ tổ chức chọi trâu với mong muốn những đặc tính của con trâu chiến thắng sẽ truyền sang cho những đứa trẻ tương lai.

Tượng Yama cưỡi trâu (Tây Tạng)

Truyền thuyết một số dân tộc châu Phi có kể về một con quái vật mình trâu đầu bò tên là Catoblepas. Nó có sừng ở đầu và gai ở lưng, có sức mạnh rất đáng sợ, thậm chí có thể giết chết kẻ thù chỉ bằng hơi thở và ánh mắt. Đối phương có thể sợ quá mà hóa đá nếu nhìn vào đôi mắt của Catoblepas.
Phán xét sau cái chết
Trong Hindu giáo, trâu là vật cưỡi của thần Yama, vị thần của cái chết và công lý. Trong tranh, tượng cổ Ấn Độ, Yama thường được mô tả đứng hoặc ngồi trên lưng trâu, một tay cầm gậy, một tay cầm dây thòng lọng để kéo hồn người chết ra khỏi thân xác. Nơi ở của Yama là địa ngục Naraka, nơi linh hồn người chết phải trải qua quá trình luyện ngục trước khi được tái sinh. Địa ngục Naraka có 7 tầng khác nhau, nơi tra tấn linh hồn người phàm khi họ gây ra các tội lỗi nơi trần thế. Sau khi trải qua quá trình luyện ngục, Yama chịu trách nhiệm dẫn đưa các linh hồn đến 7 tầng ở cõi thiên đường Swarga.
Mối liên hệ giữa Yama và trâu cho thấy biểu tượng trâu góp phần vào sự phán xét con người sau cái chết. Điều này cũng khá gần gũi trong quan niệm tín ngưỡng của người Việt Nam, Trung Quốc, khi những sứ giả “đầu trâu mặt ngựa”, giám hộ của Diêm Vương, thường dẫn lối người chết xuống âm phủ, trừng trị tội lỗi của người ấy đã từng làm lúc trên dương thế với những hình phạt khủng khiếp.

 

Tranh fantastic vẽ quái vật Catoblepas

 

Ngày mùa thi đua cày bừa. Tranh Đông Hồ

Con đường tu đạo và trí huệ
Trong các tôn giáo phương Đông, trâu thường được sử dụng như một ẩn dụ cho quá trình tu tập, vượt qua khó khăn để đạt đạo. Nó là vật cưỡi của Lão Tử; sau khi truyền đạo xong, ông cưỡi trâu đi về hướng Tây và biến mất.
Đạo Phật cũng có nhiều sự tích liên quan đến trâu. Người ta cho rằng, trong thời gian 49 ngày thiền định của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ông đã được thôn nữ Sujata dâng cúng cháo sữa trâu và nhờ đó sức khỏe được hồi phục nhanh chóng. Phật giáo Thiền tông có bộ tranh-kệ rất nổi tiếng là Thập mục ngưu đồ (Mười bức tranh chăn trâu), tương ứng với 10 bước tu đạo: Tìm trâu, Thấy dấu, Thấy trâu, Bắt trâu, Chăn trâu, Cưỡi trâu về nhà, Quên trâu còn người, Người và trâu đều quên, Trở về nguồn cội, Thõng tay vào chợ.
Trong rừng công án bao la của thiền, không ít trong số đó liên quan đến hình ảnh trâu, ví dụ công án sau:
Mã Tổ Đạo Nhất hỏi đệ tử là Thạch Củng Huệ Tạng:
– Làm việc gì?
Huệ Tạng đáp:
– Chăn trâu.
Mã Tổ Đạo Nhất:
– Làm sao chăn?
Huệ Tạng:
– Một khi vào cỏ thì nắm mũi kéo lại.
Mã Tổ Đạo Nhất:
– Con thật là khéo chăn trâu!”
Trong chiêm tinh phương Đông, trâu được đặt tên cho một ngôi sao thuộc chòm sao Huyền Vũ ở phương Bắc. Sao Ngưu, cùng với sao Đẩu, sao Khuê, là những ngôi sao sáng, thường được ví với trí tuệ cao cả.

TRƯƠNG LỘ – Lão Tử cưỡi trâu. Thủy mặc, thời Minh Bảo tàng Cố cung Đài Bắc

 

LÝ KHẢ NHIỄM – Mục đồng. Thủy mặc. Thế kỷ 20. Lauren Gallery

 

Katsushika Hokusai – Trâu. Khắc gỗ. Thế kỷ 20

  

Tranh Yama cưỡi trâu (Ấn Độ)

 

 

Huệ Viên

Tin cùng chuyên mục

Tư duy mới cho nghệ thuật

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Joseph Beuys (1921-2021), hãy xem nghệ sĩ tạo hình lớn này của nước Đức để lại cho giới nghệ thuật thế giới nói riêng, và kho tàng văn hóa hậu thế nói chung, những gì....

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Hiểu và suy cảm về nghệ thuật trừu tượng

  Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc...

Chúc mừng sinh nhật Gerhard Richter. Nâng cốc nào!

  Gerhard Richter sẽ 90 tuổi. Các bảo tàng ở Dresden, Düsseldorf và Berlin kỷ niệm sinh nhật họa sĩ vĩ đại này với những cuộc triển lãm. Chúng tôi chúc mừng sinh nhật với một bài vinh danh nhà...

Hai ngày với Venice Biennale 2022

  Quá nhiều để xem, quá ít thời gian để xem hết. May mắn là chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn – với 48 giờ, chúng ta có thể tham quan triển lãm chính và cả những triển lãm song song....

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ phải thấy chính mình chứ không đi tìm

Lần đầu tiên, Lê Huy Tiếp – hoạ sĩ, nhà giáo, người từng nhiều năm giữ vai trò quan trọng trong hội đồng nghệ thuật quốc gia, chia sẻ về quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật và kiểm...

Văn hóa và phản văn hóa trong đồ họa quảng cáo hiện nay

  Quảng cáo là một trong những chiến lược xúc tiến hỗn hợp marketing quan trọng, một phương tiện giao tiếp với người dùng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm mọi hình thức truyền thông tin trực...

Di sản văn hóa nào sẽ là biểu tượng Thanh Hóa

  Thanh Hóa là miền đất rộng, người đông, có bề dày lịch sử cách mạng lâu đời trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đất xứ Thanh linh thiêng đã sinh ra nhiều...

Mạn đàm nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022

  Theo báo vietnamnet công bố thì năm 2020 đã có 410 triệu bản sách được phát hành với 33.000 đầu sách, và doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng. Nếu tính nhiều năm qua cộng lại, thì số lượng phải...

THẾ MỚI LÀ DÂN TỘC, TRÒ CHUYỆN ĐẦU XUÂN CÙNG HỌA SĨ HỒNG HẢI

  Họa sĩ Đặng Thị Hồng Hải sinh năm 1933 tại Hải Dương. Mẹ ruột cô là em gái của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Theo lời cô Hồng Hải kể, họa sĩ Nguyễn Tiến Chung vừa là bác, vừa là thầy,...

Có thể bạn quan tâm

DÒNG CHẢY HỘI HỌA CẬN – HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC

  Hội họa phương Tây du nhập vào Hàn Quốc chủ yếu thông qua Nhật Bản với với nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Trong dòng chảy đầy biến động của lịch sử, giới họa...

Chúc mừng sinh nhật Gerhard Richter. Nâng cốc nào!

  Gerhard Richter sẽ 90 tuổi. Các bảo tàng ở Dresden, Düsseldorf và Berlin kỷ niệm sinh nhật họa sĩ vĩ đại này với những cuộc triển lãm. Chúng tôi chúc mừng sinh nhật với một bài vinh danh nhà...

NHỚ VÀ GHI LẠI

  Tháng 7-1966 Học hết chương trình năm thứ 6 trung cấp 7 năm tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cuối khóa nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thâm nhập thực tế để hoàn tất chương...

ĐỔI CẢNH

  Nước Việt chính là nước – làng, làng Việt là làng nước. Muốn hiểu nước Việt, người Việt thì phải hiểu làng. Nói cách khác hiểu được làng thì sẽ hiểu nước Việt, làng chính là...

KỶ NIỆM 75 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 (1945-2020): HAI TRIỂN LÃM QUAN TRỌNG NGAY SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

  I. TRIỂN LÃM VĂN HÓA 1945 Trong những ngày sôi sục khí thế cách mạng, Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam đã khai mạc Triển lãm Văn hoá ngày 7 tháng 10 năm 1945 tại nhà Khai Trí Tiến Đức (nay là số...