Kết quả phiên đấu giá “Họa sĩ và Nghệ thuật Việt Nam” ngày 30 tháng 9 năm 2021 tại nhà đấu giá Aguttes (Neuilly-sur-Seine, Pháp) với 6 kỷ lục thế giới mới
Cuộc đấu giá dành riêng cho các tác phẩm và hiện vật của nghệ thuật Việt Nam đã thu về gần 4 triệu euro, có 6 kỷ lục thế giới mới, bao gồm kỷ lục của Lương Xuân Nhị với tác phẩm Đan len.
Chỉ riêng bộ Sưu tập tư nhân của Bác sĩ X. đã thu về gần 1,3 triệu euro.
Với cuộc đấu giá lần thứ 30 dành riêng cho các Họa sĩ của châu Á, nhà đấu giá Aguttes một lần nữa xác nhận vị trí lịch sử của mình cho thị trường này.
Phụ trách bộ phận Nghệ thuật châu Á – Ông Johanna Blancard de Léry:
“Những kỷ lục thế giới vừa đạt được, một lần nữa cho các bạn thấy Aguttes đã nỗ lực không ngừng nghỉ để tiến tới việc đạt được một giá chốt cao nhất dành cho những khách hàng đã gửi gắm những hiện vật của họ cho chúng tôi. Chúng tôi mang đến cho các Nhà sưu tập đặc biệt từ khắp nơi trên thế giới một sự thoải mái từ những dịch vụ rất chuyên nghiệp”.
Giám đốc Nghệ thuật – Bà Charlotte Aguttes-Reynier :
“Chúng tôi luôn có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc khi làm việc với các tác phẩm để làm sao đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của người mua. Điều này là tiêu chí đảm bảo sự tin cậy của những Nhà sưu tập với Aguttes. Kết quả của phiên đấu là sự minh chứng rõ ràng nhất niềm tin ấy của những Nhà sưu tập về chất lượng chuyên môn của chúng tôi »
Luôn giữ vững vị trí tiên phong trên thị trường của các họa sĩ châu Á đầu thế kỷ XX, Nhà đấu giá Aguttes một lần nữa, đã thu hút được nhiều Nhà sưu tập tham gia tích cực vào cuộc đấu giá từ Hồng Kông, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Singapore, Đài Loan.
Các phiên đấu giá của Aguttes giờ đây đã trở thành điểm hẹn cho các nhà sưu tập. Lần đấu giá thứ 30 này của Aguttes là một điển hình tuyệt vời cho kỷ lục thế giới mới của họa sĩ Lương Xuân Nhị. Tác phẩm Đan len cho chúng ta một cái nhìn đầy cảm xúc về cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, nơi mà phụ nữ chiếm vị trí trung tâm. Nụ cười mỉm nhẹ nhàng của người phụ nữ trẻ thanh lịch được tái hiện giống như nụ cười nàng Mona Lisa của Leonard de Vinci. Đôi mắt cô được trang điểm nhẹ nhàng để vẻ đẹp tự nhiên nổi bật lên. Bức tranh lụa này đã tạo nên một cuộc đấu giá đáng nhớ và kết thúc bằng một kỷ lục thế giới mới cho Lương Xuân Nhị: 756. 440 €.
Top 5 của phiên đấu giá “Họa sĩ Việt Nam”:
1 – LƯƠNG XUÂN NHỊ (1913-2006) – Thiếu nữ đan len, 1941 – 756.440 € (lô 7) Kỷ lục thế giới
2 – MAI TRUNG THỨ (1906-1980) – Trà đàm, 1971 – 718.160 € (lô 3) Kỷ lục thế giới thứ 2
3 – MAI TRUNG THỨ (1906-1980) – Bố cục với hoa Cẩm tú cầu, 1955 – 322.600 € (lô 34)
4 – VŨ CAO ĐÀM (1908-2000) – Thờ cúng tổ tiên, 1942 – 309.840 € (lô 4)
5 – MAI TRUNG THỨ (1906-1980) – Múa khăn, 1979 – 258.800 € (lô 5)
Với một cú gõ búa tuyệt vời, mức giá 718.160 € cho bức Trà đàm là minh chứng tuyệt vời nhất cho niềm tin của các nhà sưu tập với Aguttes. Điều này chứng tỏ họ tin Aguttes vì những thận trọng trong chuyên môn ở khâu kiểm định cho các tác phẩm trong cuộc đấu giá này.
Bố cục với hoa cẩm tú cầu, 1955, đã ghi dấu với giá 322 600 € trong khi Múa khăn, 1979, đã thắng với giá 258 800 €.
Tổng cộng 6 tác phẩm của Mai Trung Thứ đã được bán trong phiên đấu giá này với số tiền thu được là 1.617.740 €.
Vũ Cao Đàm gây chú ý, thu hút sự quan tâm của những nhà sưu tập sành sỏi qua tác phẩm ông sáng tác khi còn trẻ với chủ đề Thờ cúng tổ tiên. Sự thờ cúng này là một nghi thức dựa trên sự tôn kính và tưởng nhớ tổ tiên. Nghi thức này cùng với những lễ giáo truyền thống khác đã làm giàu thêm văn hóa tín ngưỡng cho Việt Nam. Bức tranh lụa mềm mại đã được Vũ Cao Đàm tái hiện lại sự nghiêm trang, tinh tế trong tư thế hành lễ từ hai người phụ nữ trẻ trong một niềm tôn kính sâu sắc. Bức tranh mực và màu trên lụa này đã đạt mức giá 309 840 €.
Nguyễn Khang là một họa sĩ nổi tiếng ở Việt Nam nửa sau của thế kỷ XX nhưng tranh hiếm khi có mặt trên thị trường. Vì thế, bức tranh sơn mài tinh tế của Nguyễn Khang rất được quan tâm trong phiên đấu giá này với một giá chốt hết sức ấn tượng là 114.400 €.
Bộ sưu tập của bác sĩ X Normandy
Lô 33 đến 86
Thảo luận với Bác sĩ X, nhà sưu tập (trích dẫn) :
«Lần này, bộ sưu tập khiêm tốn của tôi được tập hợp lại với nhau. Ngoài những bức tranh, một số hiện vật còn lại được chia thành 3 loại: Các sản phẩm gốm men lam Huế, gốm sứ Thanh Hóa, gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu thời Trần (1225-1400), thời Lê (1428-1526) với các hiện vật điêu khắc bằng gỗ và đồng. Những hiện vật liên quan đến quá khứ này kết nối với lịch sử văn hóa Việt Nam xưa».
Bộ sưu tập của bác sĩ X đã thu về tổng cộng không dưới 1,3 triệu euro. Trong số các lô hàng đầu của bộ sưu tập này, bức tranh của Mai Trung Thứ đã được mua với giá 322 600 € hoặc bức bình phong hiếm hoi có niên đại từ những thế kỷ thứ 18-19 đấu giá ở mức 224.400 €. Đây là kết quả tốt đẹp đã được mong đợi bởi Johanna Blancard de Léry, người chịu trách nhiệm về bộ phận Nghệ thuật Châu Á, đã chinh phục thành công các nhà sưu tập.
Lô hiện vật nghệ thuật lạ thường này trở nên quý giá bởi nguồn gốc rất tốt cũng như sự khan hiếm của các chiếc đĩa sứ. Trong số đấy đó có ba chiếc đĩa ngự dụng (vua dùng), thấy ngay giá ước tính có thể từ thấp nhân lên 5 lần.
*******
Top 5 của phần “Nghệ thuật Việt Nam”
1 – Bức bình phong ba cánh – Việt Nam (thế kỷ 18-19) – 224.400 € (lô 48)
2 – Cặp bình chân đèn bằng gốm sứ xanh trắng – Lò gốm Chu Đậu, miền Bắc Việt Nam, thế kỷ 14 – 16 – 87.500 € (lô 78).
3 – Bát sứ màu xanh trắng với hoa văn thư pháp và chim Việt Nam thế kỷ 18 – 67.500 € (lô 45).
4 – – Đĩa sứ nhỏ với hoa văn màu xanh – Việt Nam giữa thế kỷ 19 (1841-1847) – 15.000 € (lô 133).
5 – Cặp bát nhỏ màu xanh trắng – Việt Nam giữa thế kỷ 19 – 8.750 € (lô 44)
Cũng đến từ Bộ sưu tập của Bác sĩ X, Normandy, chiếc bát sứ màu xanh trắng này (lô 45) gợi nhớ lại món đồ sứ được đặt bởi một vị chúa nhà Nguyễn – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Chiếc bát sứ này được nhiều người sưu tầm mong muốn có được. Chiếc bát sứ này đã đạt giá ở mức 67.500 €.
Tất cả các giá đã bao gồm chi phí
Sau đây, bạn sẽ có thể tham khảo tất cả các kết quả : Tại đây
Chuyên gia Họa sĩ Châu Á: Charlotte Aguttes-Reynier
Xem trang của bộ phận chuyên ngành Họa sĩ Nghệ thuật Châu Á
Người chịu trách nhiệm về bộ phận Nghệ thuật Châu Á : Johanna Blancard de Léry
Xem trang của bộ phận chuyên ngành Nghệ thuật Châu Á
Thông báo đấu giá của các ngày 29 tháng 11 năm 2021
********
Về Aguttes
Aguttes là nhà đấu giá thứ tư của Pháp và nhà đấu giá độc lập đầu tiên, không có cổ phần bên ngoài (xếp hạng 2020). Được thành lập vào năm 1974 bởi Claude Aguttes và hiện được quản lý với hai cô con gái của ông – Philippine Dupré la Tour và Charlotte Aguttes-Reynier – nhà đấu giá bao gồm một đội 60 người. Năm 2018, đã vượt quá móc giá tượng trưng của 50 triệu € gõ búa đấu giá, kết quả chưa bao giờ đạt được bởi một nhà bán đấu giá độc lập ở Pháp. Năm 2019, nhà đấu giá tổng cộng 66 triệu €.
Với một phòng đấu giá quốc tế nằm ở phía tây Paris và các văn phòng đại diện tại Brussels, Lyon và Aix-en-Provence, nhà đấu giá nổi bật bởi dịch vụ và phản ứng nhanh nhẹn. Nhà đấu giá được định vị về việc giá trị hóa và bán các tác phẩm đặc biệt và các bộ sưu tập lớn của Pháp. Năm 2019, nhà đấu giá đã đạt được tổng cộng, nhờ 70% người mua quốc tế, 76 cú gõ búa đấu giá lớn hơn 100 000 €, 4 cuộc bán đấu giá của các lô triệu phú và 15 kỷ lục thế giới.
Aguttes được định vị như là sự thay thế cho các nhà lãnh đạo của thị trường nghệ thuật trên 15 bộ phận chuyên ngành : họa sĩ châu Á, tranh & bản vẽ xưa, nghệ thuật châu Á, sưu tập ô tô, đồ trang sức & ngọc trai, sưu tập đồng hồ, sách hiếm & bản thảo viết tay, nghệ thuật đương đại, hiện đại và ấn tượng , thiết kế, nội thất & hiện vật nghệ thuật, rượu cồn