Tình bạn chân thành và cảm động

 

Bức “Phố Hàng Thiếc” được vẽ năm 1952. Đây là bức vẽ phố cổ Hà Nội được xem là có thâm niên lâu năm nhất mà người ta thấy của Bùi Xuân Phái.

Bức tranh này được treo mấy chục năm tại phòng khách của nhà văn Nguyễn Tuân. Đến năm 1984, cụ Tuân hay tin Bùi Xuân Phái lần đầu được phép ra mắt công chúng cuộc triển lãm cá nhân. Nhà văn đã rất phấn khích và đem bức “Phố Hàng Thiếc” đến tặng lại cho Bùi Xuân Phái để có phần đóng góp vào triển lãm cá nhân đầu tiên của bạn. Hôm cuối cùng tuyển chọn những tác phẩm để trưng bày, Bùi Xuân Phái nói với tôi: “Bức “Phố Hàng Thiếc” này đầy ắp kỷ niệm đối với bố. Xem lại thấy xúc động nhưng có lẽ không nên bày. Bố không muốn người ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao năm 1952, Thủ đô chưa được giải phóng mà Bùi Xuân Phái đã có mặt ở Hà Nội rồi (năm 1952, vì lý do sức khỏe và người vợ trẻ sắp sinh con nên hai ông bà Bùi Xuân Phái đã rời kháng chiến để trở về Hà Nội).

Hôm nhà văn Nguyễn Tuân đem bức “Phố Hàng Thiếc” đến tặng lại cho tác giả, nhà văn nói:
– Tôi chơi và ngắm bức này đã lâu rồi, bây giờ nên để công chúng có cơ hội được thấy phố Phái ở thời kỳ đầu tiên, sau này ông vẽ đền cho tôi bức khác. Tôi thích có một bức chân dung Nguyễn Tuân do ông vẽ.

Họa sĩ Bùi Xuân Phái và người bạn, nhà văn Nguyễn Tuân.

Bùi Xuân Phái vui vẻ nhận lời. Tôi vẫn nhớ hình ảnh nhà văn Nguyễn Tuân ngồi làm mẫu cho họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ chân dung. Ngày ấy, tôi còn khá trẻ nên việc có một chiếc máy ảnh là một ước mơ lớn. Vì thế, tôi đã bỏ lỡ rất nhiều hình ảnh quý giá ở những cuộc gặp gỡ tại nhà Phái của các văn nghệ sĩ thời đó. Khi bức chân dung nhà văn Nguyễn Tuân được hoàn thành, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất hài lòng với bức chân dung đó, nhưng vì tranh vừa vẽ, sơn vẫn còn ướt nên không thể mang về ngay được. Nhà văn đành để lại, đợi khi nào tranh khô sơn thì đem về.

Vài hôm sau, nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm đến chơi. Ông Đạm thấy bức chân dung Nguyễn Tuân treo trên tường nhà Bùi Xuân Phái. Ông Đạm bị mê hoặc bởi nét vẽ xuất thần của họa sĩ, diễn tả được phong thái,tinh thần của Nguyễn Tuân thật sống động. Không cưỡng lại được sức quyến rũ của bức chân dung Nguyễn Tuân, ông Đạm đã hỏi mua và đưa ra một mức giá cao nhất so với những lần trước mà ông Đạm đã mua tranh của Bùi Xuân Phái. Trước tình huống đó, Bùi Xuân Phái thấy bối rối, bèn nói với ông Đạm:
– Bức chân dung này đã thuộc về nhà văn Nguyễn Tuân, và cần phải hỏi xem ý kiến của nhà văn xem thế nào.

Hôm nhà văn Nguyễn Tuân đến để đưa bức chân dung về, Bùi Xuân Phái kể lại câu chuyện với nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm khi ông này ngỏ ý muốn mua bức chân dung. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng quen thân với nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm, nên lấy làm vui, ông bảo:
– Thôi bán cho lúy ông ạ. Đây là dịp tốt giúp ông có thể mua thêm được nhiều họa phẩm để tiếp tục sáng tác. Thôi cứ thong thả, hôm nào tôi lại đến làm mẫu cho ông vẽ bức chân dung khác.

Thế nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã không bao giờ có dịp trở lại xưởng vẽ của Bùi Xuân Phái để làm mẫu cho họa sĩ vẽ chân dung mình nữa. Nhà văn Nguyễn Tuân mắc bệnh nặng và lên đường sang thế giới khác vào năm 1987. Ngày tiễn biệt bạn, Bùi Xuân Phái tỏ ra buồn bã, ông than thở: “Thế là mình mang mãi món nợ với Nguyễn Tuân”.

Bùi Thanh Phương

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Khai mạc triển lãm mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long

NDO –  Ngày 24/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh phối hợp Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm mỹ thuật khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 28 năm 2023, tại Trường thực hành Sư...

TRANH CỔ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG COVID-19 CỦA TỈNH SÓC TRĂNG

Tranh của họa sĩ Thái Châu Xuân     Tranh cổ động của Trần Đức Duy      Tranh cổ động Lữ Công Phương    Tranh cổ động Ngô Thanh Phong    Tranh khắc gỗ Ngô Thanh Sử   ...

TƯỞNG NIỆM 30 NĂM NGÀY MẤT CỦA NGUYỄN SÁNG (16/12/1988 – 16/12/2018): TÌM NGƯỜI EM CỦA NGUYỄN SÁNG QUA TRANH NGUYỄN SÁNG

  Có thể nói, Nguyễn Sáng là một họa sĩ vẽ chân dung tài năng bậc nhất, không chỉ ở nước ta mà còn có thể sánh ngang với các bậc thầy vẽ chân dung trên thế giới. Mỗi bức chân dung do...

Hiện thực sinh động trong hội họa đương đại Việt Nam

NDO – Dẫu hòa vào dòng chảy của mỹ thuật đương đại, các họa sĩ sáng tác dòng tranh hiện thực vẫn giữ lối đi riêng, mang đến sự sống động qua từng ý tưởng, màu sắc và chất liệu....

ĐI VẼ Ở CHIẾN DỊCH ĐẮC TÔ, TÂN CẢNH, MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

  Năm 1969, tôi vào công tác ở Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Trung Trung bộ. Sau Tết Nhâm Tý 1972 ở vùng căn cứ Nước Ngheo (nay là xã Trà Ka, huyện Nam Trà My, Quảng Nam), tôi và nhà văn Nay Nô khoác...