Chuyện về hai bức tranh vẽ năm 1978 của Nguyễn Sáng

 

 

Hai bức tranh của Nguyễn Sáng trong bài viết này là câu chuyện cảm động của những người anh em bè bạn chơi với nhau rất thân tình. Tuy không máu mủ ruột rà nhưng có những lúc trong cuộc đời họ đã có quãng thời gian sống, làm việc cùng nhau. Và những kỷ niệm, những câu chuyện từ mối thân tình ấy luôn ở trong hoài niệm của những người đang sống. Ba của tôi – ông Nguyễn Kim Sơn, họa sĩ Nguyễn Sáng – danh họa tài danh đều đã đi xa, đã để lại kỷ vật vô giá về mặt tinh thần cho gia đình chúng tôi…

Năm 1946, Toàn quốc Kháng chiến bắt đầu. Các văn nghệ sỹ cũng theo cách mạng. Ba tôi là Nguyễn Kim Sơn (sinh 1927), ông nội tôi vốn là người gốc Ứng Hoà, Hà Tây, ông lưu lạc sang sinh sống ở Campuchia. Còn bà nội tôi được sinh tại Sài Gòn, mang hai dòng máu Việt – Hoa.

Ở trên chiến khu Việt Bắc, vì cùng người gốc miền Nam nên ba tôi, bác Nguyễn Sáng và bác Diệp Minh Châu chơi thân với nhau.

Sau kháng chiến, về tiếp quản Thủ Đô, họ là những người quê hương Nam bộ sống trên đất Bắc càng thêm thân thiết gắn bó.

NGUYỄN SÁNG – Chân dung bà Nguyễn Thị Huê. 1978. Sơn dầu. 62x46cm Bà Nguyễn Thị Huê là bà nội của ông Nguyễn Trường Sơn (người kể chuyện trong bài).

 

Chân dung bà Nguyễn Thị Huê.  Ảnh chụp năm 1978

Nhà bác Diệp Minh Châu ở ngay trong trường Yết Kiêu, cạnh nhà hoạ sĩ cũng là người Nam bộ Nguyễn Phước Sanh. Gia đình tôi ở 89 Trần Quốc Toản (gần ngã ba Trần Bình Trọng). Bác Sáng ở 65 Nguyễn Thái Học cũng không xa nhau lắm nên trong ký ức tôi thời thơ bé, khoảng 5, 6 tuổi gì đó (tôi sinh 1960) vẫn nhớ thi thoảng buổi trưa các chú, các bác miền Nam tập kết hay tụ tập bia hơi tại quán, hoặc mua bia về nhà khề khà uống. Sau chầu uống là vẽ ký họa cho nhau. Tôi cũng được bác Châu vẽ tặng một bức ký họa bằng chì than năm 1974 nhưng sau đó đã bị thất lạc mất. Tháng 5 năm 1973, bác Sáng cũng vẽ tặng chú ruột tôi là Nguyễn Kim Chi một bức tranh bằng phấn màu. Tranh vẽ tại nhà chú ở phố Phan Chu Trinh trong buổi liên hoan để sáng mai đưa chú Kim Chi đi B (vào Nam). Đó là bức phấn màu rất đẹp với lời đề tặng “Mt Kim Chi”. Sau này tôi cũng có thấy gia đình chú treo tại nhà ở Sài Gòn, nhưng bây giờ cũng thất lạc đâu mất…

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, ngay sau ngày 30 tháng 4 Giải phóng miền Nam, bác Sáng có vẽ tặng ba tôi một bức tranh bằng phấn màu. Mặt trước khi phác thảo thấy không ưng ý, bác Sáng vẽ lại ở mặt sau tờ giấy. Ngoài ra bác cũng đã ký họa ba tôi bằng bút chì trên giấy pơ-luya và có ghi : “Mến tặng Kim Sơn, rừng Việt Bắc 1947″. Rất tiếc hai bức đều thất lạc đến nay chưa tìm lại được.

Khoảng đầu tháng 5 năm 1975, ba tôi vào lại Sài Gòn. Lúc đó tôi ở bên Pháp, khoảng năm 1976 tôi trở về Việt Nam. Tháng 3 năm 1978 thì bác Sáng vẽ tặng bà nội tôi và má tôi tại nhà gia đình tôi ở Sài Gòn, mỗi người một bức chân dung.

Vợ chồng ông Nguyễn Kim Sơn, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà. Ảnh chụp năm 1955 tại nhà ông Đức Minh (Bùi Đình Thản), số 53 Quang Trung, Hà Nội

 

Vợ chồng ông Nguyễn Kim Sơn, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, con trai đầu. Ảnh chụp năm 1955 tại Hà Nội

Trong ký ức của tôi có một điều cảm động không bao giờ quên là bác Sáng gọi bà nội tôi là má và xưng con. Trong một lần ngồi nhậu, ba tôi có lời đề nghị bác Sáng: “Ông vẽ cho bà già tôi một bức nha ?”. Bác Sáng gật đầu ngay, hẹn vài hôm sau sẽ vẽ…

Y hẹn, mấy hôm sau bác quay lại nhà và bắt đầu vẽ bà nội tôi trong khoảng thời gian hai, ba ngày gì đó.

Sau khi vẽ cho bà nội xong, bác Sáng muốn tặng má tôi một bức chân dung, má tôi nói thích chất liệu tranh lụa, bác Sáng nói : “Ồ, cái vụ này căng à…vì anh ít vẽ lụa lắm!”. Nhưng sau đó ông vẫn chiều má tôi. Bức lụa được vẽ ở ngôi nhà số 40 Võ Văn Tần trong hai ngày. Mới 8h sáng má tôi đã ngồi mẫu cho bác vẽ. Hai mắt bác lim dim nhìn mẫu để nắm bắt thần thái, hễ để bút lông xuống là bác cầm ly rượu lên nhưng mắt không rời bức tranh và má tôi.

Khi bức tranh hoàn thành, má tôi trong tranh hiện lên tha thướt dịu dàng, nền nã trong chiếc áo dài màu vàng. Một tạo hình Nguyễn Sáng chắc, khỏe tưởng như chỉ hợp với sơn mài, sơn dầu lại mềm mại đến thế với lụa…

Không chỉ vẽ má tôi, ngay sau đó bác Sáng còn vẽ chân dung cô Nguyễn Thị Đóa Vân – vợ của họa sĩ Võ Thanh Liêm. Năm nay cô Đóa Vân đã 74, 75 tuổi, nhưng trong suốt 40 năm qua, bức tranh quý của Nguyễn Sáng vẫn được cô gìn giữ cùng chiếc áo dài mà cô mặc khi bác vẽ trong tư gia tại Sài Gòn.

NGUYỄN SÁNG – Chân dung bà Nguyễn Thị Ngọc Hà. 1978. Lụa. 72x53cm Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà là má ruột của ông Nguyễn Trường Sơn (người kể chuyện trong bài).

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà chụp ảnh với người bạn học tại Thụy Sĩ, năm 1953

 

Bà Nguyễn Thị Huê (má chồng), bà Nguyễn Thị Ngọc Hà (con dâu)

Năm 1990, khi tôi mở gallery tại số 40 Võ Văn Tần, hai bức tranh bác Sáng vẽ bà nội và má tôi được trưng bày ở đó. Đến năm 1997, do sơ suất nên bức tranh vẽ chân dung bà nội tôi bị đánh tráo và thay vào một bức tranh chép. Sau 11 năm, tôi đã chuộc lại được bức tranh đem về nhà.

Trước khi tranh bị đánh tráo, khoảng năm 1990, tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Tuyên nhân một lần đến thăm phòng tranh nhìn thấy bức tranh đã vô cùng thích thú, chú ngắm đi ngắm lại xuýt xoa mãi rồi chú kéo tôi ra ngoài đường, tay chỉ vào chiếc xe hơi Peugeot 505 của chú (đang đậu trước cửa phòng tranh) nói: “Chú thích bức tranh này quá, nếu con có thích chiếc xe kia của chú thì con có thể đổi cho chú bức tranh được không?”.  Tôi vô cùng xúc động về tình cảm chú Tuyên dành cho bức tranh, mới thấy chú có sự cảm sâu sắc về hội họa. Nhưng đây là bức tranh kỷ niệm quý giá của gia đình nên tôi từ chối dù thời điểm này tôi đang thất nghiệp, mở quán cafe kiếm sống. Những năm 90 chú Tuyên đã giúp tôi rất nhiều trong việc mang tranh của các họa sĩ Việt Nam sang Pháp triển lãm.

Họa sĩ Đào Trọng Lưu bên hai bức chân dung Nguyễn Sáng vẽ. Ảnh chụp năm 1991 tại 40 Võ Văn Tần, Tp. Hồ Chí Minh

Gia đình tôi, ngoài chuyện bác Sáng và ba Sơn chơi thân thiết với nhau, thì má tôi còn là đồng nghiệp với chú Hoa, em trai của bác Nguyễn Sáng. Chú Hoa là giáo viên dạy tiếng Pháp với má tôi tại khoa Ngoại thương trường Đại học Ngoại giao tại Hà Nội. Khoảng cuối năm 1967 đến 1968 cơ quan sơ tán ở xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây là khoảng thời gian chiến tranh khốc liệt thế mà chú Hoa vẫn luôn chỉn chu ăn mặc, tóc chải mượt, lại còn sức nước hoa. Khi chuyện trò thì vô cùng nhỏ nhẹ, hiền lành.

Khoảng năm 1974, ba tôi có giới thiệu bác Sáng với một số người bạn nữa để vẽ chân dung. Trong đó có chân dung bằng sơn dầu vẽ bà Nguyễn Thị Tụy là mẹ của dược sĩ Cao Xuân Toàn, Việt kiều Pháp. Ngoài bức chân dung bà Nguyễn Thị Tụy, tại nhà ông Cao Xuân Toàn bên Paris tôi còn thấy hai bức nữa của Nguyễn Sáng là “Chọi trâu” và “Đấu vật”…Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông Cao Xuân Toàn gửi từ Pháp về cho bác Sáng một chiếc xe máy Peugeot 102 City màu đỏ; kèm theo xe còn có áo khoác, mũ beret, chăn đắp có khoá kéo như một cái túi ngủ. Chiếc xe của bác Sáng đã trở thành một “huyền thoại” trong giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ ở ngoài Hà Nội.

Hồi tôi khoảng 8, 9 tuổi tôi có được ba tôi đưa tới nhà thăm bác Sáng tại 65 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Tới nơi thấy bác mặc quần đùi, đang bò ra sàn nhà để mài tranh sơn mài. Tôi nhớ trên tường bác có treo một bức sơn dầu vẽ Thánh Gióng chân vuông, to hơn cả con ngựa. Có lần, đến nhà bác chơi thấy một con mèo trong nhà; khắp phòng thấy hàng chục tấm giấy vẽ mèo bằng bút chì kỹ đến mức như tỉa từng sợi lông mèo, Bác nói với ba tôi : “Phải ký hoạ kỹ như thế mới sáng tạo ra những tác phẩm mèo sau này, con mèo nó lúc thì mềm mại nhẹ nhàng, lúc lại dữ dội như con cọp, và bao lâu nay con mèo này là người bạn duy nhất sống chung với tôi đấy”.

Nhớ những lần ghé tới nhà tôi chơi, không thấy nhà treo hai bức chân dung, bác lại nói với ba :”Ủa mấy bức tôi tặng đâu rồi ? sao không treo lên? đẹp lắm đó!” mới thấy rằng Nguyễn Sáng luôn hiểu rõ giá trị các tác phẩm của mình. Ông rất kiêu, nhưng đó là sự kiêu căng đáng yêu của một thiên tài…

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

HOÀNG ANH

(Ghi theo lời kể của ông Nguyễn Trường Sơn)

 

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Tin cùng chuyên mục

Hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn triển lãm tranh tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 335&336 tháng 11-12/2020

...

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh trưng bày triển lãm “Giang” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều ngày 02 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. Đến dự buổi khai mạc triển lãm có họa sĩ...

ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ BIÊN HÒA

  Bên cạnh một dòng gốm Biên Hòa nổi tiếng, trường Mỹ nghệ Biên Hòa cũng có một dòng đồ đồng một thời cũng nổi danh không kém. Ngành đúc đồng theo lối thoát sáp và nghệ thuật mạ...

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN HAI)

  Bài thứ hai: Biển gọi tên nai Trong phần I, chúng tôi đã lập luận rằng không nên gọi con vật lưỡng cư trên mặt trống đồng là con cóc. Căn cứ vào hệ sinh thái duyên hải,...

TÌM VỀ KÝ ỨC- TRIỂN LÃM CỦA CÂU LẠC BỘ NỮ TÁC GIẢ

  Đến hẹn lại lên, vào đúng dịp cả thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, lại đúng dịp đầu xuân Kỷ Hợi, không khí Tết dường như vẫn còn vương vấn trên những...