VICTOR TARDIEU – MỘT GÓC PHỐ Ở HÀ NỘI

Victor Tardieu (1870-1937) – Một góc phố ở Hà Nội, khoảng 1921, sơn dầu trên ván gỗ, 21x27cm   Sưu tập tư nhân nước ngoài

 

Năm 1920, Victor Tardieu nhận Giải thưởng Đông Dương, và theo thông lệ, ông nhận kèm theo một suất tiền lữ hành để có thể sang ở sáu tháng tại Viễn Đông.

Chuyến đi tưởng sáu tháng ấy hóa ra lại kéo dài đến 16 năm, cho đến tận khi ông qua đời ở Hà Nội vào năm 1937.

Tháng giêng 1921, Victor Tardieu xuống tàu ở cảng Marseille để đi Việt Nam. Trên đường đỗ bến và lữ hành ở Đông Dương, ông đã vẽ nhiều tranh phong cảnh và đời sống xã hội, chủ yếu là hình họa và “pochade” (phác họa màu bằng sơn dầu). Vẽ pochade chính là sở trường của ông đã được chứng minh trong thời gian ông phục vụ quân đội trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Nghệ thuật của Victor Tardieu nhìn chung có khuynh hướng cổ điển, “trước hết là tính xác thực”, “sử dụng các phương tiện vừa đơn giản vừa uyên bác, tinh tế và mạnh mẽ” với tính tự nhiên lôi cuốn đến những tìm tòi táo bạo như của phái dã thú.

Đây là một “pochade” đã được Victor Tardieu vẽ tại Hà Nội. Nó cho thấy một phong độ hết sức già dặn, khả năng thâu tóm nhanh cái bất chợt, cũng như kỹ năng mô tả linh hoạt của người vẽ.

Năm 1925, Victor Tardieu (cùng với Nam Sơn) sáng lập ra Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội. Con người và hội họa của ông, trong một thời gian dài, đã trở thành một tấm gương cho các sinh viên Việt Nam trên con đường học tập, tiếp thu nghệ thuật của phương Tây và của toàn nhân loại.

Bức tranh “Một góc phố ở Hà Nội” này (có thể là góc phố Hàng Buồm cắt với Hàng Giày) đã được lưu giữ và trưng bày tại phòng làm việc của Victor Tardieu tại Hà Nội đến năm 1937. Sau đó, được lưu giữ tại gia đình Victor Tardieu tại Pháp và Ý trước khi chuyển trực tiếp sang một bộ sưu tập tư nhân tại châu Âu. Đây là một trong số rất ít những tác phẩm còn lại của Victor Tardieu về Đông Dương sau khi kho lưu giữ tranh của ông bị cháy.

 F.A.M.

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

ĐÔI NÉT VỀ TRANH LỤA TRUNG HOA

  Nguồn gốc Việc sản xuất và sử dụng lụa được bắt đầu khoảng 5.000 năm trước. Trong triều đại nhà Thương và Chu, có nhiều loại lụa như: la, ỷ, cẩm. Sau thời Tần và Hán, sản xuất tơ...

BỨC TRANH CỦA TÔ NGỌC VÂN VÀ CUỘC TRAO TRẢ MỸ MÃN

  Chuyện các họa sĩ chơi, sưu tập, lưu giữ tranh của nhau vốn là chuyện bình thường. Tôi không biết do đâu và từ bao giờ ông Trần Văn Cẩn lại có bức tranh ấy (xem minh họa). Bức  tranh vẽ...

LUÔN THẤY BÌNH MINH

  Nghệ thuật thì ở ngay quanh mình, ở trong những cái hàng ngày và ở ngay trong mình. Ấy thế nhưng con đường đi đến nghệ thuật thì lại rất dài. Dài đến mức, hiểu như ý của nhà Phật:...

BỨC CHÂN DUNG CUỐI CÙNG VẼ TẶNG VỢ

  Bùi Xuân Phái vẽ rất nhiều chân dung. Ở tất cả các tranh chân dung của ông, người ta thấy người mẫu thường là những người rất thân với họa sĩ, được ông dành tất cả tình cảm như...

Chuyện về hai bức tranh vẽ năm 1978 của Nguyễn Sáng

    Hai bức tranh của Nguyễn Sáng trong bài viết này là câu chuyện cảm động của những người anh em bè bạn chơi với nhau rất thân tình. Tuy không máu mủ ruột rà nhưng có những lúc trong...