LUÔN THẤY BÌNH MINH

 

Nghệ thuật thì ở ngay quanh mình, ở trong những cái hàng ngày và ở ngay trong mình. Ấy thế nhưng con đường đi đến nghệ thuật thì lại rất dài. Dài đến mức, hiểu như ý của nhà Phật: Không có con đường đến Niết Bàn. Niết Bàn là con đường.

Niết Bàn / nghệ thuật là bến, là bờ bên kia nhưng để đến được cái bến ấy, để “sang sông” thì có trăm ngàn cách, chẳng ai giống ai, mỗi thân mỗi phận, mỗi nợ mỗi duyên, mỗi người chọn một ga khởi hành cho riêng mình, chọn một lối đi cho mình. Như đã nói, hạnh phúc là ở ngay trên con đường đến với nghệ thuật. Dễ đấy mà cũng khó khăn làm sao. Nhưng ngẫm cho thấu đáo thì chọn thế nào được? Mỗi người một tạng, cái tạng tính của mình thế nào thì nó sẽ đưa đẩy mình vào con đường đó.

Có hai điều không nên và không thể cố là yêu và làm nghệ thuật. Cố là bất tự nhiên,trong khi nghệ thuật thì làm cả đời, cố thì cũng được nhưng chắc chỉ được vài lần. Tự nhiên là ban đầu mà cũng là chung cuộc. Làm nghệ thuật là làm mình, có sao thì vẽ vậy, viết vậy. Là về với mình. “Sang sông” thì đúng rồi nhưng rốt ráo thì “ngoái đầu là bờ”. “Mưa rơi không cao thấp / Cành hoa có ngắn dài”. Đói ăn, khát uống, mệt nghỉ, “tìm một cái sáo không có lỗ để thổi”.

Dông dài vậy nhưng cũng không hẳn vì vừa viết vừa nghĩ về những bức tranh của Hoàng Long Hải, chính xác là 10 bức, 1 video và 1 bản nhạc. Cậu ta đâu có chọn con thuyền nào để “sang sông”, cậu ta đâu có cố ý làm nghệ thuật. Thích thì tập đàn, thích thì làm thơ, nghe nhạc, đọc sách, thích thì thiết kế (graphic design), chụp ảnh. Sống, làm nghệ thuật, vẽ và Hoàng Long Hải là một. Tự nhiên vậy thôi.Chất liệu đâu quá quan trọng , sơn dầu trên toan cũng được mà sơn nước trên toan cũng hay nếu chất liệu ấy hòa được vào cảm xúc của mình, thậm chí là băng dính , lá khô .

Tôi hỏi Hải: Bạn đang cần gì?

Hải đáp ngay: Chẳng cần gì!

Tôi hiểu, đó là vô sở cầu, là tự nhiên. Không đặt ra mục đích đạt được gì, đến được đâu… “vô đắc”. Tự nhiên như nhiên.

Cứ tưởng những thơ, những nhạc, những ảnh, những thiết kế là ngoài hội họa, không phải đâu.

Năng khiếu giúp người ta đi từ cây số 0 đến cây số 1. Còn từ cây số 1 đến cây số 100 thì phải có cả tri thức nữa. Những bức tranh của Hải đều là đen trắng và ghi nhưng dưới những đen trắng ấy là những câu chuyện, nhỏ thôi của Hải, là vui buồn, được mất, thăng trầm…Nó là nền móng để những bức tranh ấy,những bức tranh khổ lớn ấy đứng được. Nó làm cho những đen trắng ấy có mầu. Nó làm nên hình dáng của thủy tinh. Tên triển lãm lần đầu này, Hải đặt là “Dáng hình thủy tinh”. Vừa trong suốt vừa mong manh dễ vỡ, ấy là “ban đầu”, là 18 đôi mươi, là đất lành cho khởi thủy dù là “những mảnh thủy tinh vỡ”. Vỡ cũng tự nhiên. Còn tuổi nào tự nhiên hơn thế? Thủy tinh là chính nó, mà vẫn nhận được thế giới xung quanh vào nó. Chân không thì mới diệu hữu, không thì mới được chứ? Trong thủy tinh có tất cả dáng hình.Phật nói: Một trong tất cả và tất cả trong một.Còn Hoàng Long Hải thích ý đó qua lời bài hát  của ban nhạc Nirvana : all in all is all we are.Hải làm nghệ thuật bằng nhiều loại hình, trong Hải có tất cả và tất cả ấy có trong tranh Hải.Có những bức tranh đi ra từ 1 bài thơ, có những bài thơ đi ra từ tranh, có những bài thơ được dán lên mặt tranh, chữ cũng tham gia để tạo hình …Hải nghiêng về đa phương tiện,tranh của Hải thường là chất liệu tổng hợp .

Xin được chúc Hoàng Long Hải “luôn thấy bình minh” và trân trọng giới thiệu triển lãm này với các bạn yêu nghệ thuật.

Các tác phẩm của Hoàng Long Hải trong triển lãm:

Hoàng Long Hải – In You I’m Lost | Chìm Chất liệu: Sơn nhà trên toan. Kích cỡ: 120 x 160 cm

 

Hoàng Long Hải – Hollow Figures | Hình Rỗng. Chất liệu: Sơn nhà trên toan.Kích cỡ: 125 x 200 cm

 

Hoàng Long Hải – Dive | Đắm.Chất liệu: sơn nhà trên toan. Kích cỡ: 120 x 180 cm

 

 

Hoàng Long Hải – Sometimes I, … | Đôi Khi Tôi Chất liệu: Tổng hợp trên toan. Kích cỡ: 150 x 200 cm

 

Hoàng Long Hải – Come In Alone | Vào Đi. Chất liệu: Tổng hợp trên toan. Kích cỡ: 170 x 300 cm

 

Hoàng Long Hải – I’m Not Here | Tan. Chất liệu: Tổng hợp trên toan. Kích cỡ: 170 x 300 cm

 

Lê Thiết Cương

12.2021

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”. Trần Thị...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Có thể bạn quan tâm

Xem triển lãm “Giao mùa”

  Từ ngày 29/4/2022- 7/5/2022 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Giao Mùa” của bốn Chi hội Hội họa- Hội Mỹ thuật Việt Nam. Đến hẹn lại lên, vào...

Tư duy mới cho nghệ thuật

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Joseph Beuys (1921-2021), hãy xem nghệ sĩ tạo hình lớn này của nước Đức để lại cho giới nghệ thuật thế giới nói riêng, và kho tàng văn hóa hậu thế nói chung, những gì....

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT VIỆT NAM 2020

   Ngày 1/12/2020, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc và trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp...

Hiện thực và Siêu thực: Hai trạng thái của vòng lặp

Trong nghệ thuật biểu hình, hiện thực và siêu thực là hai ngôn ngữ thể hiện rất rõ cách nhìn về đời sống và thế giới nội tâm của mỗi họa sĩ. Triển lãm Vòng lặp khai mạc vào ngày 30/5 vừa...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 25 năm 2020

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM              Số:...