“Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” Cuộc đối thoại liên ngành Công nghệ – Di sản và Nghệ thuật

Suốt nhiều thế kỷ qua, người Việt chúng ta luôn hướng về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để nguyện cầu những điều đẹp đẽ nhất, về tri thức, về sự nghiệp, về cơ hội được trở thành một con người tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Nghê”, sau nhiều thế kỷ canh giữ các không gian thiêng của người Việt, trở thành một biểu tượng, một linh vật quen thuộc trong văn hóa người Việt.

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nhân sự kiện Kỷ niệm 30 năm ngày Chính phủ Ban hành Nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội (1993 – 2023), chiều 13/12/2023, Khoa các Khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà nội đã tổ chức tọa đàm về dự án Nghê Văn Miếu – một thử nghiệm “sách vật lý số”, nơi gặp gỡ, đối thoại của các chuyên gia thuộc 3 lĩnh vực: Công nghệ – Di sản – Nghệ thuật.

Lịch sử, văn hóa của người Việt trải qua bao đời là một kho tài nguyên đồ sộ, khổng lồ, nhưng làm sao để biến chúng đã trở thành vốn quý, trở thành tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số? Việc đưa nghệ thuật, di sản của người xưa đi vào cuộc sống đương đại đòi hỏi những bước nào? Đó có đơn thuần là quá trình sao chép, hay cuộc khai thác từ mỏ quặng này đòi hỏi sự tham gia của các công nghệ mới, từ công nghệ vật liệu đến công nghệ xử lý dữ liệu.

Với chủ đề: Nghê nơi của Khổng sân Trình – Cuộc đối thoại liên ngành của Công nghệ – Di sản và Nghệ thuật, buổi tọa đàm do Khoa các Khoa học liên ngành tổ chức với sự tham gia của các diễn giả: Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế – Giảng viên Khoa các Khoa học liên ngành, ĐHQGHN; Ông Huy Nguyễn – CEO Phygital Labs, Ủy viên BCH Hội tin học Việt Nam; Nhà báo Đinh Đức Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO (Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) phần nào giúp chúng ta hiểu được các giá trị di sản, qua đó có cách tiếp cận các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, di sản bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Theo Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế: “Con Nghê biến hóa rất đa dạng và không bao giờ chết cứng trong một khuôn mẫu”. “Con Nghê” là một linh vật rất quen thuộc trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng ta thường bắt gặp hình tượng Nghê tại các ngôi đền hay công trình cổ, Văn Miếu… Tuy nhiên, những hiểu biết về nó vẫn còn rất mơ hồ.

Đồng thời, tại tọa đàm việc ứng dụng “Sách vật lý số” cũng được ông Huy Nguyễn – CEO Phygital Labs (một StartUp công nghệ được sáng lập bởi các cựu quản lý cấp cao của Google trở về nước sau 20 năm làm việc tại Mỹ) đề cập. Đây là công nghệ mở ra những hướng đi mới cho ngành xuất bản – khi thông tin không nhất thiết phải lưu trữ trong những tờ giấy, mà có thể gắn với bất kỳ sản phẩm nào. Nhờ công nghệ “vật lý số” được phát triển bởi Phygital Labs, mỗi sản phẩm sẽ có đồng thời hai trạng thái tồn tại song song: một phiên bản vật lý, và một phiên bản số, độc bản không lặp lại. Công nghệ này mở ra những triển vọng mới trong xuất bản. Khi một vật có thể mang theo thông tin độc bản, cũng nghĩ là nó có thể trở thành một “cuốn sách”. Cuốn sách này có thể tồn tại dưới mọi dạng thức: một đôi giày, một chiếc cốc hay một bức tượng.

Và chính tại buổi tọa đàm, ứng dụng lần đầu được thử nghiệm với Nghê Văn Miếu, “bên trong” tượng đồng là một cuốn sách được viết riêng bởi Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế về chính linh vật – chỉ có thể truy cập được bằng việc scan bản thân bức tượng. Đánh dấu quá trình kết hợp giữa Công nghệ – Di sản và Nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn, giá trị mà nó mang lại.

Bên cạnh đó, nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc – Trung tâm thông tin UNESCO (Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam) cũng trình bày về vấn đề nghệ thuật ứng dụng: Tiếp cận tài nguyên mỹ thuật cổ dưới khía cạnh “vốn” cho sản xuất, kinh doanh – nhận ra nhiều khoảng cách có thể được lấp đầy bởi những thế hệ chuyên gia tương lai được đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Buổi tọa đàm cũng thu hút sự lắng nghe, chia sẻ, tương tác của các diễn giả và các vị khách mời là các giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ các Khoa, đơn vị trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng đông đảo các bạn sinh viên quan tâm qua phần điều phối của Tiến sĩ Trần Hoài cũng là giảng viên của Khoa các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TCMT

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị di sản tại Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo    

Tiếp nối chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ký kết Hiệp định Geneva và Tiếp quản Thủ đô (1954 – 2024), chiều 10/5, Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn...

Khát vọng người Đất tổ Hùng Vương trong hội hoạ, điêu khắc

Chiều 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm với chủ đề  “Khát” của họa sỹ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công – hai...

Trình chiếu bức tranh 3D về Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Tượng đài Cảm tử Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công...

Khai mạc triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên” tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Tin cùng chuyên mục

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng...

Cuộc thi “UOB Painting of the year” lần 2 chính thức khởi động tại Việt Nam

Sau lần thứ nhất tổ chức thành công, cuộc thi nghệ thuật UOB (UOB Painting of the year) lần thứ 2 đã chính thức khởi động ngày 07/5/2024 tại Hà Nội, đây tiếp tục là cơ hội cho các nghệ sỹ Việt...

Triển lãm tương tác panorama chiến thắng Điện Biên Phủ: Món quà đặc biệt dành tặng giới mỹ thuật Việt Nam

NDO – Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nán lại tới tận cuối buổi khai mạc triển lãm tương tác tranh panorama tại Báo Nhân Dân chiều 6/5. Ông xúc động nói: “Đây là...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Trăn trở về không gian trưng bày tác phẩm thuộc Bảo tàng mỹ thuật Huế

TTH.VN – Bảo tàng Mỹ thuật Huế với tuổi đời còn non trẻ nhưng với vị thế tên gọi và sự vươn lên không ngừng trong những năm qua đã góp phần phong phú, sống động đời sống mỹ thuật...

Thông báo số 3 của Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam Khóa IX (nhiệm kỳ 2019-2024)

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                                                                                           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Hơn 200 bức tranh về “Sắc màu văn hóa” các quốc gia sẽ được trưng bày tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Từ ngày 16-26/3/2024, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ diễn ra Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa”. Đây được xem là triển lãm tranh màu nước lớn nhất tại Việt Nam...

Mở niêm phong bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê trao tặng

NDO – Sáng 15/11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức mở niêm phong bộ sưu tập tranh của hoạ sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê là hai nhà trí thức Việt sống và làm việc...