Hơn 200 bức tranh về “Sắc màu văn hóa” các quốc gia sẽ được trưng bày tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Từ ngày 16-26/3/2024, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ diễn ra Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa”. Đây được xem là triển lãm tranh màu nước lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay, đóng góp vào sự phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam.

Sự kiện được tổ chức bởi VietnamInAcquarello – chi nhánh của mạng lưới tổ chức màu nước quốc tế phi lợi nhuận lớn nhất thế giới, phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, CLB Hoạ sĩ Màu nước Hà Nội, cùng các đơn vị đồng hành dưới sự bảo trợ danh dự của Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Hà Nội.

Triển lãm trưng bày hơn 200 bức tranh được lựa chọn từ 465 bức tranh của các họa sỹ đến từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, hứa hẹn đem đến cho người yêu nghệ thuật những bộ sưu tập tranh màu nước đặc sắc của các quốc gia. Nét văn hóa đặc trưng được thể hiện rõ thông qua các chủ đề thân thuộc về thiên nhiên, đất nước, con người… và qua nét vẽ mềm mại nhưng dứt khoát, tinh tế và uyển chuyển của các họa sỹ với chất liệu màu nước.

Triển lãm được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các họa sỹ trong nước giao lưu, trao đổi kỹ thuật với các họa sỹ trong khu vực cũng như trên thế giới. Đồng thời cũng là cơ hội gặp gỡ của các nghệ sỹ, nhà sưu tập, sinh viên và các cá nhân tổ chức quan tâm đến nghệ thuật màu nước. Sự kiện lần này sẽ đón hơn 60 họa sỹ đến từ 22 quốc gia như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh, Canada, Pháp, Brazil, Guatamala… đến Việt Nam, tham gia các hoạt động vẽ Demo, vẽ ngoài trời và trao đổi văn hóa nghệ thuật…

 

Cũng trong khuôn khổ triển lãm, vào ngày 16/3 sẽ diễn ra hoạt động trình diễn vẽ của 18 họa sỹ quốc tế tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là hoạt động đặc trưng của các triển lãm màu nước quốc tế. Thông qua phần trình diễn, công chúng yêu nghệ thuật có thể trực tiếp theo dõi quá trình hình thành một bức tranh màu nước vẽ nhanh, cũng như thấy được phần nào sự ảnh hưởng của các nền văn hóa đối với việc chọn chủ đề và phong cách vẽ của các họa sỹ.

Song song với Triển lãm, tour vẽ Hà Nội – Ninh Bình từ 18 đến 20/3 cũng là một hoạt động chính trong lịch trình sự kiện. Di tích, con người Việt Nam sẽ được lưu lại trên các bức họa của các họa sỹ tham gia và phần nào sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, du lịch Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Ngoài hơn 200 bức tranh được triển lãm tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, số còn lại trong tổng số 465 bức tranh sẽ được trưng bày tại Nhau Studio (364 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) từ 16 đến hết 24/3/2024.

Vy Vy

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm tranh Đông Dương kết hợp âm nhạc phương Tây lần đầu tại Đà Lạt

Triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm diễn ra từ nay đến ngày 17-3, tại Trung tâm nghệ thuật của khu nghỉ dưỡng Ana Mandara Dalat Resort & Spa (số 2 Lê Lai, phường 5, TP Đà Lạt, Lâm Đồng)....

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

TRIẾT LÝ BIỂU TƯỢNG CỦA HỌA SĨ RỪNG

  Vậy là bộ tranh “Cảm tạ người mẹ” của họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh) đã tìm được chốn nương náu mới – thuộc bộ sưu tập của ông Nguyễn Chí Sơn (Phan Rang – Tháp...

NHỮNG NGHỆ SĨ KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ, NHỮNG KỶ NIỆM KỲ LẠ (PHẦN 1)

  Nhân loại ra đi chẳng một lần Hợp tan nào khác mảng phù vân Trên đà tốc độ siêu quang ấy Một chuyến đăng trinh, một hóa thân.                            (Vũ Hoàng Chương)...

‘Đánh thức’ những công trình di sản Thủ đô từng ‘ngủ quên’

(Chinhphu.vn) – Nhằm khẳng định vị thế Thủ đô-Thành phố sáng tạo, những ngày này, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đang tạo sức hút lớn cho người dân và du khách. Đáng chú ý, rất...