JEAN VÕ LĂNG – MỘT SỰ PHÁT HIỆN, MỘT BẬC THẦY ĐÍCH THỰC CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA

 

Trong truyền thuyết về quá khứ của ông, người Việt Nam này của Paris là tâm điểm của cuộc hội ngộ giữa phương Đông hùng vĩ, huyền bí, riêng tư, chất phác, và một phương Tây cụ thể, vật chất và khoa trương.
Tượng hình, trong trường hợp này, chỉ đơn thuần là một cái cớ cho hội họa, và màu sắc, với độ nhạy cảm được tăng cường trong một không gian mờ hơi nước, đã thoát thai thành những mô dạng căn bản để phục vụ một phong cách rất riêng.

Dấu hiệu đặc trưng cho toàn bộ tác phẩm của Võ Lăng là chất thơ, nơi mọi thứ đều được thể hiện hết sức nhạy cảm và tinh tế.
Trong nghệ thuật này có sự pha trộn giữa tính khoa học và tính ngây thơ; sự giản đơn trong cách vẽ, bố cục hay thậm chí tỷ lệ. Mặt khác, màu sắc được sử dụng cực kỳ tinh tế và từ sự táo bạo của chúng, các sắc độ đẹp đẽ nhất có được đầy đủ mật độ sáng biểu cảm nhất.

Bảng màu của Võ Lăng hiển hiện rực rỡ như pháo hoa bung nở từ trong ra ngoài, và như một ngọn núi lửa phun trào dung nham, nó tỏa ra theo mọi hướng, hàng nghìn tia sáng phát ra từ một tâm điểm, và khiến cho các lớp sơn dày trở nên sinh động.
Bản thân việc sử dụng màu sắc này là một môn khoa học mà chỉ riêng người nghệ sĩ này hiểu thấu, một bậc thầy vĩ đại, với kỹ thuật điêu luyện vô song, đã trở thành một nhà pha chế màu quái kiệt.

Jean Võ Lăng (1921-2005)

 

Võ Lăng – Thiếu nữ bên tranh dân gian. Sưu tập tư nhân Hà Nội

Khi khám phá những bức tranh gần đây của Võ Lăng, ta không thể không bị mê hoặc bởi sự quyến rũ kỳ diệu và siêu phàm của sáng tạo đặc biệt này, mà từ chính ánh sáng diệu kỳ của nó toát lên một giai điệu ngọt ngào, hài hòa đầy chất thơ.
Phong cách hội họa này, có nguồn gốc từ thực tại đời sống, không bối rối với những chi tiết vụn vặt mà với sự dịu dàng và tinh tế hiếm có, mang đầy ý nghĩa ấm áp.
Người ta tìm thấy trong sự sáng tạo thuần khiết này một bản năng khiến ta cảm động và tính chân thực về mặt hình ảnh, nơi sự giản đơn của các mặt phẳng góp phần tạo nên sự hài hòa của tổng thể; màu sắc và hình vẽ tạo thành một ngôn ngữ duy nhất.

Ở đây, màu sắc chiếm vị trí quan trọng và là thành quả của tiến trình nghiên cứu và trên hết, của một sự nhạy cảm tột độ mang đầy trí tưởng tượng thơ mộng; mặt nền tranh, đôi khi được xử lý thành phù điêu với mục đích phục vụ đối tượng được miêu tả; sự thay đổi qua lại của lớp sơn dày và lớp sơn tráng (glaze) là một điều chế du dương toát lên vẻ huyền bí trong một thứ ánh sáng thầm kín và rực rỡ.

Võ Lăng – Hoa. Sưu tập tư nhân Hà Nội
Võ Lăng – Trường đua ngựa. Sưu tập tư nhân

Võ Lăng là một họa sĩ lớn, một họa sĩ rất vĩ đại; một số người chỉ vừa mới khám phá ra sự thật này, nhưng đối với hầu hết các nhà sưu tập nghệ thuật, đây chỉ là một xác nhận chính xác về danh tiếng hiện đã được khẳng định của ông, thứ đã vượt ra khỏi biên giới của chúng ta; Marcel Sauvage đưa ra một nhận định rất thích đáng: “Ngày mai Võ Lăng sẽ có được tiếng tăm, vinh quang, và tối đa danh vọng mà ông xứng đáng có được”.

Thật là một niềm an ủi cho thời đại mà “thiên tài” được công nhận quá dễ dãi, lại vừa đồng thời khi có được một phong cách hội họa không giống với bất cứ ai, tạo ra một bước ngoặt giữa trừu tượng và tượng hình, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sáng tác của Võ Lăng có giá trị trong bất cứ thời đại nào. Nó sẽ đánh dấu thời đại của chúng ta bằng một viên đá quý và sẽ đứng trong lịch sử nghệ thuật như một tác phẩm xuất sắc.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, trong số vô số các khuynh hướng và nghiên cứu về hội họa, sáng tạo của Võ Lăng vừa đáng kinh ngạc về sự táo bạo trong màu sắc vừa đáng chú ý bởi tính biểu cảm. Nó rời khỏi những lối mòn để tạo ra một tác phẩm cực kỳ cá nhân và hấp dẫn. Chúng ta phải học cách khám phá và hiểu nó bằng tất cả những gì tinh tế nhất của ngôn ngữ.

J.Bardy (bản dịch của Châu Hoàng)

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI NGƯỜI VẼ DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

  1. Lần đầu tiên tôi được gặp chú Ngô Mạnh Lân, nếu tôi nhớ không nhầm, thì vào ngày 17 tháng 6 năm 1994, tại lễ tưởng niệm 40 năm ngày Tô Ngọc Vân hy sinh trên đường đi lên chiến dịch...

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM, TRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2019

Sáng ngày 13/9, Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam, trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam năm 2019. Triển lãm Mỹ thuật Khu...

Hiện thực và Siêu thực: Hai trạng thái của vòng lặp

  Trong nghệ thuật biểu hình, hiện thực và siêu thực là hai ngôn ngữ thể hiện rất rõ cách nhìn về đời sống và thế giới nội tâm của mỗi họa sĩ. Triển lãm Vòng lặp khai mạc vào ngày 30/5...

Lời dặn dò thật thiêng

Nhân kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Mai Văn Hiến (1923-2023) – Tổng biên tập Tạp chí Mỹ thuật từ 1981-1982 Hiếm ai như họa sĩ Mai Văn Hiến! Mỗi khi nhắc đến ông là trên môi mỗi người đều nở...

NHỚ XUÂN QUÝ DẬU

    Người ta bảo “giàu nghèo có số”. Người ta cũng bảo “Nghèo muôn đời, giàu bất thình lình”. Tôi chả tin mà rồi cũng phải tin. Số tôi nghèo, có lẽ vì thế mà nhiều...