Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người lớn lên. Nét đẹp này càng độc đáo hơn khi được thể hiện trên các tác phẩm hội hoạ, đặc biệt là tranh sơn mài. Đến với Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023, hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang (hội viên Chi hội Mỹ thuật, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng) đã gửi đến triển lãm tác phẩm “Bản em” như gửi trọn nỗi niềm về quê hương Cao Bằng tươi đẹp.

Tác phẩm “Bản em”. (Ảnh: Tác giả cung cấp).

Hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Hiện chị đang công tác tại Khoa Thiết kế Đồ hoạ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

Sinh ra tại Cao Bằng, nhưng lại lớn lên, học tập và làm việc dưới Hà Nội nên nỗi khắc khoải mong nhớ quê hương luôn hiện hữu trong tâm hồn của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang. Trong ký ức của chị, quê hương là những nếp nhà ngói âm dương (ngói máng), là bức tường nhà sàn chát bằng đất và rơm, là những hàng rào đá chạy dài trong kí ức, bất kể mùa nào cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân bản địa đi chăn thả gia súc, mà với Cao Bằng thì hình ảnh con bò, con ngựa thong dong gặm cỏ thân thuộc đến nỗi dễ dàng bắt gặp ở bất cứ con đường, hay bản làng nào. Nhưng ấn tượng nhất với Nông Thị Thu Trang vẫn là hình ảnh bản làng vào mùa xuân, khi những bông hoa lê, hoa mác cọt bung xoè trắng muốt trên những thân cành khẳng khiu. Nét đẹp tinh khôi, yên bình ấy càng trở nên nổi bật bởi những sắc chàm trên tà áo Tày, Nùng của bà con nơi đây. Có lẽ, bởi nỗi nhớ quê hương luôn thổn thức trong trái tim, sợ rằng một mai khung cảnh bình yên đó sẽ dần biến đổi hoặc không còn tồn tại bởi sự phát triển của xã hội nên hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang đã sáng tạo nên tác phẩm “Bản em” như một nốt nhạc ký ức lưu giữ lại những gì đẹp nhất của quê hương.

Với tác phẩm “Bản em”, hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang đã diễn tả một bản giao hưởng quê hương vào mùa xuân. Ấn tượng đầu tiên của bất cứ ai khi nhìn vào bức tranh chính là gam màu trời đỏ rực làm tôn nên những dặng dài từng dãy núi cao nối tiếp nhau. Ở vùng đất Cao Bằng, nơi được coi là phên dậu của Tổ quốc, người dân nơi đây sống chung với đá, coi đá như một vị thần. Chính vì thế, những hàng rào đá nơi đây đã đi vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ những người sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này. Dưới những dãy núi đá vôi cao sừng sững, từng nếp nhà tranh vách đất hiện lên rõ rệt với gam màu vàng cùng điểm nhấn là những mái ngói âm dương màu đỏ gạch.  Xen kẽ giữa những nếp nhà ấy là từng chùm hoa lê trắng muốt đang độ trổ bông, loài hoa đặc trưng chỉ nở vào mùa xuân.  Thấp thoáng giữa hàng rào đá, bóng dáng cô gái dân tộc Tày, Nùng trong sắc áo chàm truyền thống, màu áo chàm cùng với màu của hàng rào đá như hoà vào nhau, thể hiện nét rắn giỏi của người dân nơi đây. Gần đó có một chú ngựa đang thong thả gặm cỏ, trông dáng vẻ chú yên bình, khoan thai như chính khung cảnh bình dị của tổng thể bức tranh. Điểm độc đáo trong tranh sơn mài của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang nằm ở chỗ chẳng cần phải bộc lộ những điều quá lớn lao, chỉ từ những chân thành, giản dị nhất cũng đã reo vào lòng người những nhớ nhung, chân phương về một miền ký ức tuổi thơ của biết bao con người.

Họa sĩ Nông Thị Thu Trang bên cạnh tác phẩm “Bản em” tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2023.

Chia sẻ về tên tác phẩm “Bản em”, hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang cho biết: “Tôi sinh ra ở Cao Bằng nhưng lại xa quê học tập và làm việc. Dù lịch trình rất bận rộn nhưng năm nào tôi cũng sắp xếp trở về thăm quê hương. Với tôi những điều chân phương, bình dị từ quê hương đã khắc sâu vào trong tâm khảm, tôi sợ một mai này dưới sự phát triển không ngừng của đô thị hoá những khung cảnh thôn quê sẽ mất đi. Chính vì thế tôi sáng tác, tác phẩm “Bản em”, đặt tên tác phẩm là “Bản em” như một cách lưu trữ những kí ức đẹp nhất về quê hương cho riêng mình”.

Bén duyên với hội hoạ từ năm 2000, đến với nghệ thuật bằng cả tâm hồn, gợi và tả lại tuổi thơ với hình ảnh quê hương làm chủ đạo là nét độc đáo trong sáng tác của tác giả Nông Thị Thu Trang. Giống như một cánh chim mải miết bay giữa bầu trời nghệ thuật, mong rằng trong tương lai, hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang sẽ có thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, độc đáo đóng góp chung vào sự phát triển của nền mỹ thuật tỉnh Cao Bằng cũng như nền mỹ thuật Việt Nam.

Nhân bài viết này, tôi cũng xin được gửi đến tác giả Nông Thị Thu Trang lời xin lỗi vì sự cố nhầm lẫn tên tác giả với tác phẩm “Bản em” trong bài viết “Dấu ấn mỹ thuật Việt Bắc- Tây Bắc” đăng trên Tạp chí Mỹ thuật số tháng 9-10 năm 2023. Chân thành xin lỗi các hội viên cũng như bạn đọc vì sự cố nhầm lẫn này.

          Thủy Tiên 

Tin cùng chuyên mục

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Trần Ngọc Hưng và chất liệu bột màu, giấy dó

Sáng tạo nghệ thuật, trong chừng mực nào đó dường như là sự chiến thắng chính mình của ngày hôm qua, thoát khỏi cái khung ràng buộc do chính mình tạo ra để tiến tới cái mới. Do đó, nghệ thuật...

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Có thể bạn quan tâm

GIÁO SƯ, HỌA SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN TRẦN ĐÌNH THỌ

  Họa sĩ Trần Đình Thọ sinh năm 1919,  quê tỉnh Hưng Yên, sống chủ yếu tại Hà Nội. 1939-1944, ông học và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 13. Ngay từ trước Cách mạng...

QUÝ ÔNG LẠCH TRƯỜNG VÀ HUYỀN TÍCH MAI AN TIÊM

  Người đàn ông ác đèn là một tượng đồng được nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse tìm thấy tình cờ năm 1935 ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Đây là hiện vật được vinh danh Bảo vật Quốc...

GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT (PHẦN 3)

   Nghệ thuật tự nó và xét dưới khía cạnh vật chất là vô giá trị, theo nghĩa đen là chả có tích sự gì. Bản nhạc đánh lên, nghe hay xong là hết. Bức tranh chỉ là tấm toan bôi mầu. Bộ phim...

MỘNG BÍCH – CÂY ĐẠI THỤ CỦA LÀNG TRANH

  Họa sĩ Mộng Bích  (Nguyễn Thị Mộng Bích) sinh năm 1933, quê huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (trung cấp  1956-1960, đại học 1965-1970) . Từ 1960, bà là...

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI NGA 20 NGHỆ SĨ "ĐẮT GIÁ" CÒN SỐNG

Danh sách các nghệ sĩ đương đại có tác phẩm đắt giá nhất ở Nga trong 10 năm qua không có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở phần trên bảng xếp hạng. Lần đầu tiên chúng tôi đã công bố nó vào...