Triển lãm tranh “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”

Ngày 2/8/2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra khai mạc triển lãm tranh sơn mài với chủ đề “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”.
Đến với triển lãm tranh sơn mài, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 66 Nguyễn Thái Học, thành phố Hà Nội, công chúng có thể tìm hiểu tranh sơn mài một cách nhẹ nhàng. Như một cuộc đi bộ thư thái, chúng ta thưởng thức và vừa đủ thời gian để nhận thấy nhiều cách tiếp cận nghệ thuật sơn mài trên con đường phát triển với phong cách khác nhau của các tác giả.
Triển lãm tranh sơn mài “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”

 

Công chúng có thể tìm hiểu tranh sơn mài một cách nhẹ nhàng

Triển lãm tranh sơn mài “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” trưng bày gần 30 tác phẩm sơn mài tiêu biểu từ sự đóng góp của 10 họa sĩ. Đây là những cái tên không còn xa lạ trong giới mỹ thuật như: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Nguyễn Xuân Lục, Phạm Trà My.

Xuân núi rừng – tranh sơn mài của Triệu Khắc Tiến

Họ là những nghệ sĩ đang khai phá sơn mài theo những cách riêng của bản thân mình. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng, thậm chí hoàn toàn trái ngược, kế thừa cổ truyền hay bác bỏ, để chất liệu dẫn dắt, làm chủ hay hội thoại, phải quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá, hay là cứ khai phá rồi sẽ tìm tiếp.

Khách nước ngoài cũng rất quan tâm đến triển lãm tranh sơn mài

Tại triển lãm tranh sơn mài, có thể thấy sự từng trải với sơn mài của họa sĩ Lý Trực Sơn hay Triệu Khắc Tiến. Những tác phẩm của họ cho thấy kỹ thuật sơn mài linh hoạt bậc thầy. Trong đó Triệu Khắc Tiến – Tiến sĩ chuyên ngành nghệ thuật sơn mài duy nhất tại Việt Nam tại thời điểm hiện tại, ông mong muốn chuẩn hóa các kỹ thuật sơn ta nhằm tăng độ bền và mở rộng biên độ chất liệu. Tranh sơn mài của ông sẽ nhìn thấy những thực hành kỹ thuật điển hình cho trường phái trừu tượng biểu hiện theo kiểu của Jackson Pollock, hay xu hướng trừu tượng của Joan Miro. Ông Triệu Khắc Tiến bước vào giai đoạn sáng tác triệt tiêu về hình thể mà thử thách các kỹ thuật tự do, nhiều lớp để tạo ra một sự độc đoán cá nhân về sáng tác; không sử dụng các ý đồ của nghệ thuật tạo hình mà đưa bản thân thả mình vào các nhịp điệu tự nhiên của sơn ta xuất hiện theo trạng thái năng lượng trong lúc sáng tác. Ông sử dụng sơn ta trên nhiều vóc nhỏ để đạt được hiệu quả nội hàm của sơn mài mà vẫn đảm bảo kỹ thuật nghệ thuật.

Những tác phẩm tranh sơn mài trừu tượng tại Triển lãm

Trong khi đó họa sĩ Nguyễn Quang Trung là họa sĩ nghiên cứu sâu về nghệ thuật trừu tượng. Ông cũng đưa chất liệu sơn mài vào như một phương tiện dành cho các sáng tác của mình. Với ông sơn mài cũng như các chất liệu khác cốt yếu là để biểu đạt hiệu quả nghệ thuật. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cách làm sơn mài của danh họa Nguyễn Sáng và kế thừa một số kỹ thuật này. Như thường lệ, ông mang tới triển lãm những tác phẩm trừu tượng, điều ông đã theo đuổi nhiều năm trên cả chất liệu sơn mài lẫn sơn dầu.

Bức Chuếnh choáng của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Nguyệt

Tại triển lãm tranh sơn mài, hai họa sĩ Vũ Văn Tịch và Nguyễn Thị Thúy Nguyệt là các học trò được họa sĩ Triệu Khắc Tiến truyền nghề. Cùng với thầy của mình, họ mở rộng thêm sự linh hoạt của sơn ta, thử nghiệm liên tục các kỹ thuật tạo chất mới. Bức Chuếnh choáng của nữ họa sĩ cho thấy một không gian hiện đại. Tác phẩm có sự kết hợp của sơn mài và trang trí, từ đó cả phục trang và không gian của những người phụ nữ hiện đại hiện ra một cách yểu điệu, nhiều chi tiết đến say mê.

Tác phẩm tranh sơn mài trên vóc: Quan Âm Thị Kính của Phan Cẩm Phượng

Một họa sĩ trẻ khác, Nguyễn Xuân Lục, người rất thạo kỹ thuật khảm trai, luôn tìm cách kể một câu chuyện tranh sơn mài mới hơn về cả chất liệu và đề tài. Trong tác phẩm Trầm tích, công chúng có thể thấy con đường trừu tượng của anh được trải qua những mảng sáng tối uyển chuyển. Ở đó, mỗi mảng màu đều như đang tiếp tục chuyển động để hòa tiếp vào vùng màu lân cận.

Tác phẩm Vườn mộng mơ của Phạm Trà My

Còn với Phạm Trà My, một họa sĩ thường ít xuất hiện trước công chúng. Chị thường vẽ bao gồm muôn vàn chi tiết, hình dấu dưới lớp lớp được thể hiện tỷ mỉ kỹ lưỡng; cũng là một lối vẽ mà sơn mài sẽ cộng hưởng sức mạnh cho nó. Nhìn vào tranh của Phạm Trà My ta thấy một thế giới tinh thần đầy mơ mộng của tác giả.

Triển lãm tranh sơn mài “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” diễn ra từ ngày 2-8/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Phạm Tiệp
Nguồn: kinhte.congthuong.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023

(ĐCSVN) – Với chủ đề “Tương lai xanh”, cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023 là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Việt...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai

Đợt triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) do Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thực hiện sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Tham gia triển lãm có 50 tác...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

           ...

KỶ NIỆM VỀ MỘT BỨC TRANH CỦA CHA TÔI

  Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Lê Quốc Lộc (20/10/1918 – 20/10/2018) Sinh thời, Cha tôi là một người giản dị lão thực! Ông không uống rượu và hút thuốc, ăn uống cần kiệm, sinh...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

CHUYỆN SƠN MÀI TRONG XƯỞNG HỌA CỦA NGUYỄN GIA TRÍ

  Danh họa Nguyễn Gia Trí (1908-1993) là một trong những họa sĩ đi đầu tìm tòi sáng tác, đưa chất liệu sơn ta truyền thống, vốn quen dùng trang trí, nâng thành chất liệu hội họa sơn mài. Ông là...

HỌA SĨ CHÂU Á, TÁC PHẨM QUAN TRỌNG – PEINTRES D’ASIE, ŒUVRES MAJEURES

  Phiên đấu giá thứ 29 “Những họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng” sẽ được tổ chức vào thứ Hai, ngày 7 tháng 6 tới, với khoảng hai mươi tác phẩm được chọn bởi Charlotte...