Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam

 

VOV.VN – Sáng 25/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Cùng dự có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chánh văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Sáng nay tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1948 – 2023) – Tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp của những người hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật yêu nước và cách mạng đã đồng hành và gắn bó với Đảng, với Dân tộc và Nhân dân ta trong suốt ba phần tư thế kỷ qua.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà, của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong 75 năm qua.

Tổng Bí thư phát biểu tại hội nghị

Nhấn mạnh vị trí của văn học nghệ thuật, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nêu rõ quan điểm, Đảng ta luôn luôn khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn hoá, văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách, như: Hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực, cả về vật chất và tinh thần, để văn hoá, văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Tổng Bí thư mong đợi và tin tưởng rằng, nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam cùng với đội ngũ văn nghệ sĩ đã từng được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng trước đây và trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước ngày nay; với truyền thống vẻ vang của Dân tộc, tiếp tục phát huy những thành quả của văn học, nghệ thuật 75 năm qua, nhất định vượt qua mọi khó khăn, thách thức để có thêm nhiều tác phẩm xứng đáng với con người và Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý, đáp ứng được lòng mong đợi của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham quan khu trưng bày.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, các trí thức văn học nghệ thuật Việt Nam với những kinh nghiệm đúc rút được trong 75 năm qua, tiếp tục tham mưu cho Đảng và Nhà nước. Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam.

Tiếp tục tham mưu, tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể để phát hiện, thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức – văn nghệ sĩ tài năng, nhằm xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ lớn mạnh, bảo đảm số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới; có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức một cách hợp lý; có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; quan tâm đến công tác khuyến khích, tôn vinh các văn nghệ sĩ có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật.

Trao tặng Kỉ niệm chương vì Sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.

Đặc biệt, làm tốt công tác chính trị tư tưởng đối với các văn nghệ sĩ để anh chị em nhận thức sâu sắc hơn nữa trách nhiệm vẻ vang của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân, với dân tộc; đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành thật tốt trọng trách của mình; tăng cường công tác bồi dưỡng chính trị, cũng như đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ văn nghệ sĩ; động viên nghệ sĩ có nhiều đóng góp tài năng, trí tuệ vào sự phát triển nền văn hoá, văn học nghệ thuật cao quý của nước nhà.

Dịp này, thay mặt Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS – Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân trân trọng trao Kỉ niệm chương vì Sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.

Nguồn: Vov.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023

(ĐCSVN) – Với chủ đề “Tương lai xanh”, cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” 2023 là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 10 năm ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Việt...

“Vầng trăng cổ tích” qua nét vẽ của thiếu nhi

TTH.VN – Hơn 30 học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế vừa được tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Vầng trăng cổ tích” nhân dịp Tết Trung thu do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp...

Hơn 600 học sinh vùng Đồng Tháp Mười thi vẽ tranh chủ đề “Em yêu thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen”

Trong 3 ngày (từ 26 đến 28-9), tại các Trường THCS Vĩnh Châu A, Trường THCS Vĩnh Lợi và Trường THCS Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng, Long An), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Khu...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28

Sáng 27/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III Tây Bắc – Việt Bắc lần thứ 28 năm 2023. Dự buổi lễ có các...

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai

Đợt triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ thăm tỉnh Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) do Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh thực hiện sẽ kéo dài hơn 1 tháng. Tham gia triển lãm có 50 tác...

Có thể bạn quan tâm

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ MỘNG BÍCH: NGƯỜI PHỤ NỮ VẼ LỤA ĐI GIỮA HAI THẾ KỶ

Đúng hẹn, tôi cùng Hoàng Anh-Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật, đến thôn Na, xã Hiên Vân (Tiên Du, Bắc Ninh) vào 8 giờ sáng ngày 29/12/2020. Nắng đẹp, gió thổi mát rượi, chưa có dấu hiệu gì của...

MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA TRÊN BÁO SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975

  Có lần, tôi đọc được trên nguyệt san Văn Hữu số 1, xuất bản năm 1959 một thống kê những cuộc triển lãm mỹ thuật được tổ chức tại phòng Triển lãm thuộc Văn hóa vụ nằm trên...

MỘT HỌA SĨ CẨN TRỌNG

  Vào lúc 11h ngày 1/12/2018 tới đây tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại (17 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội), buổi ra mắt sách nghệ thuật Ủ của Hiền Nguyễn sẽ do Hội Mỹ thuật Việt Nam và NXB Mỹ...

PHỎNG VẤN HỌA SĨ TRẦN VĂN CẨN – CÂU CHUYỆN SAU CHUYỂN THĂM NƯỚC PHÁP (1)

Vào tuổi 80, họa sĩ Trần Văn Cẩn còn minh mẫn lắm. Trong căn phòng ở vừa dùng là xưởng họa ở gác ba phố Nguyễn Thượng Hiền tôi đến thăm và phỏng vấn anh. Hữu Ngọc (H.N): Từ ngày anh đi Pháp...

NGUYỄN SÁNG – MỘT DANH HỌA ĐẶC BIỆT

  Năm 1996 Nguyễn Sáng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Nguyễn Sáng (1923-1988) quê hương ở làng Điền Hòa, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang, miền Tây Nam Bộ) Năm...