Trưng bày hơn 80 tác phẩm hội họa về đất nước

(ĐCSVN) – Triển lãm “Đất nước tôi” giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm hội họa thuộc thể loại tranh phong cảnh, được sáng tác từ năm 1930 đến năm 2007 của nhiều danh họa trong nền mỹ thuật Việt Nam.
 Nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), ngày 24/8, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Đất nước tôi”.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm hội họa thuộc thể loại tranh phong cảnh, được sáng tác từ năm 1930 đến năm 2007, của nhiều danh họa trong nền mỹ thuật Việt Nam. Trong đó, có cả tác phẩm của họa sĩ được đào tạo tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như: Lương Xuân Nhị, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận, Phan Kế An… đến tác phẩm của thế hệ họa sĩ kháng chiến như: Lưu Công Nhân, Đào Đức, Đường Ngọc Cảnh, Trần Thanh Ngọc, Nguyễn Thanh Châu… và tác phẩm của các họa sĩ sau này như Lê Vân Hải, Đỗ Thị Ninh…

Tác phẩm “Làng Hà Nội trên vùng kinh tế Lâm Đồng” của tác giả Phạm Đức Phong.

Với ngôn ngữ tạo hình phong phú cùng góc nhìn nghệ thuật của các họa sĩ, công chúng được thưởng lãm vẻ đẹp đặc trưng và đa sắc của các vùng miền đất nước Việt Nam. Từ những cảnh đẹp nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, Đồng Văn, Sông Hương…, cho đến những góc cảnh nhỏ thân quen như phố cũ, ao bèo, rặng dừa, đường làng… Từ miền núi cao phía Bắc, với những địa danh lịch sử nổi tiếng như Núi Các Mác, Thác Bản Giốc, Pác Bó, Côn Sơn…, đến vùng trung du với Cổng đền Hùng Vương, vùng cao nguyên như Bình minh trên núi rừng Tây Nguyên hay các vùng duyên hải, biển đảo Nha Trang, Phú Quốc… đều được các họa sỹ thể hiện sống động.

Đặc biệt, tại triển lãm này, lần đầu tiên, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sử dụng công nghệ cinemagraph (đồ họa chuyển động) vào trưng bày nhằm mang đến những trải nghiệm mới lạ cho người yêu nghệ thuật.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sử dụng công nghệ đồ họa chuyển động vào trưng bày. (Ảnh: Bảo tàng MTVN)

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, bên cạnh việc trưng bày các tác phẩm bản gốc, sự kết hợp với kỹ thuật trình chiếu và ảnh động cinemagraph tại triển lãm nhằm mang đến cho công chúng một trải nghiệm, một cách thưởng lãm tác phẩm mới, khai thác tính ưu việt của công nghệ số. Đây cũng là hướng đi, giải pháp mới trong việc trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhằm phát huy giá trị các tác phẩm mỹ thuật. Đặc biệt, các tác phẩm quý, bảo vật quốc gia sẽ được thường xuyên xuất hiện, tiếp cận với đông đảo công chúng.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 10/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

H.Thanh
Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

PHÓ GIÁO SƯ, HỌA SĨ VŨ GIÁNG HƯƠNG

  Phó Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, Họa sĩ Vũ Giáng Hương sinh ngày 23 tháng 1 năm 1930 tại Hà Nội (theo gia đình, bà sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929). Quê ở xã Đông Cao, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Họa...

Khai mạc triển lãm “Quê nhà” của Họa sĩ Hắc Long

Tối 25-10, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, số 16, Ngô Quyền (Hà Nội), Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Quê nhà” của Họa sĩ Hắc Long. Đến dự Triển lãm có đại diện Hội...

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu triển lãm “Một đoạn đường”

Ngày 17 tháng 9 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm cá nhân “Một đoạn đường” của họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu. Triển lãm giới thiệu tới công chúng...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH ĐIÊU KHẮC – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                   ...

Trần Văn Cẩn – Cháu Thúy Nga

        Năm 1943, Trần Văn Cẩn vẽ “Em Thúy”, khi ông 33 tuổi. Năm 1979, Trần Văn Cẩn vẽ “Cháu Thúy Nga”, khi ông 69 tuổi. Cháu Thúy Nga ngoài đời chính là con gái của Em Thúy ngoài...