Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu triển lãm “Một đoạn đường”

Ngày 17 tháng 9 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm cá nhân “Một đoạn đường” của họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 24 tác phẩm chất liệu tổng hợp, bao gồm sơn mài trên toan và trên tấm nhựa công nghiệp Nhật Bản, hòa quyện cùng nhiều chất liệu khác do họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu thử nghiệm và hoàn thiện trong vòng hai năm qua. Anh chủ động tìm hiểu kỹ thuật sơn mài truyền thống từ một số đồng nghiệp. Sau đó, anh tìm tòi các hướng xử lý mới kết hợp chất liệu này sao cho phù hợp với khuynh hướng biểu hiện trong hội họa của mình. Đây là một bước chuyến ý vị của Nguyễn Minh Hiếu trên hành trình quyết định gắn bó hoàn toàn với sáng tác hội họa từ năm 2017, một bước chuyển khiến anh đủ tự tin thực hiện triển lãm cá nhân đầu tiên của mình.

Qua các tác phẩm của mình, họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu bày tỏ suy ngẫm cá nhân trước những vận động cuộc sống tác động tới tầng sâu tâm lý con người. Có thể bắt đầu từ chính câu chuyện của cá nhân anh, của tương quan quan hệ trong tế bào xã hội là gia đình nhỏ của anh rồi dần dần hướng đến những câu chuyện xã hội phổ quát hơn. Họa sĩ nhận thấy đâu đó những sự phi lý của vận động đời sống này, nhưng dường như đó mới chính là đời, là sống. Anh tìm cách thể hiện điều đó trên tranh với nhiều cảm xúc. Có những bức tranh khổ lớn tới 200x320cm, hoặc có khi chỉ vừa tầm 80x60cm, nhưng trên đó luôn có một “bảng ký tự” được thâu nhận và chắt lọc từ đời sống đương đại, có dấu vết của công nghệ, giao lưu văn hóa quốc tế, có cả dấu vết như nhịp tim vồn vã hay yếu ớt đối diện sự sống, cái chết của con người và tình người.

Triển lãm là dịp để họa sĩ giới thiệu đến đông đảo người yêu mỹ thuật đóng góp của cá nhân anh vào dòng chảy nghệ thuật sôi động ở bên ngoài xưởng vẽ. Buổi khai mạc sẽ có phần biểu diễn ứng tác trước một số bức tranh của nhóm nghệ sĩ Đàn Đó cùng pianist Phó An My và nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 23 tháng 9 năm 2023 tại tầng 1 nhà B Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

 

 

Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của 2 hoạ sĩ Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh

  Ngày 24 tháng 11, triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh do Bến Thành Art Gallery tổ chức, đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi,...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

“Thắm” – Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN – “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm...

Có thể bạn quan tâm

Nếp Tết

  Lòng mình vẫn ở đó, có đi đâu đâu nhưng thỉnh thoảng bỗng  có cảm giác lòng mình trở về, về với mình. Hơn tháng nữa mới Tết nhưng hiểu theo một nghĩa nào đó thì Đông Chí là Tết...

SỸ TỐT – NGƯỜI HỌA SĨ NÔNG DÂN

  Nguyễn Sỹ Tốt sinh năm 1920 tại làng Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Tây cũ, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tình nguyện vào Vệ quốc quân, có mặt đầu tiên tại Sư...

BỔNG CHƠI TRANH

  Anh chàng Bổng tính cũng hay hay, nhưng cũng dễ gây cho người ta phải phiền toái. Đêm khuya khoảng 22, 23 giờ sắp sửa bước lên giường ngủ thì cu cậu mới mò mẫm đến chơi. Người dễ tính...

90 NĂM TRANH LỤA VIỆT NAM, MẤY CHÚ GIẢI VỀ LỊCH SỬ. KỲ II: CÁC THỜI KỲ VÀ CÁC HỌA SĨ

  Hội họa Việt Nam, có thể nói, là một trong những nền hội họa sử dụng nhiều loại chất liệu bậc nhất trên thế giới, hầu đủ các chất liệu từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, từ ngoại...

BỨC TRANH LỤA LINH ỨNG CỦA TRẦN DUY

  Với tôi, ông Trần Duy quả thực là một tấm gương sáng về lao động. Ông hay bảo tôi: “Tớ vẽ không phải để thi đua với ai, mà vẽ để người xem tôn trọng lao động của một con...