Mỹ thuật Bình Dương và những bước phát triển quan trọng

Ngày 10-12-1951, Bác Hồ đã gửi thư cho các họa sĩ nhân dịp triển lãm mỹ thuật lớn chào mừng kỷ niệm 5 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) và thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. Với dấu mốc đó, ngày 10-12 trở thành Ngày truyền thống của giới mỹ thuật Việt Nam. 72 năm qua, mỹ thuật Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng đã để lại nhiều dấu ấn trên hành trình sáng tạo và phát triển.

Lời Bác còn vọng mãi

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hoạt động văn hóa nghệ thuật. Trong bức thư gửi cho giới văn nghệ sĩ của cả nước, Bác Hồ thể hiện tình cảm, sự quan tâm với các họa sĩ cũng như đối với văn học, nghệ thuật nước nhà. Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Bức thư Bác viết cho các họa sĩ đã hơn nửa thế kỷ, nhưng những lời dạy bảo tâm huyết trong thư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với các họa sĩ và giới văn học nghệ thuật trong cả nước.

Các đại biểu tham quan triển lãm

Theo bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, trong 72 năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật. 72 năm qua, mỹ thuật Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên hành trình sáng tạo và phát triển. Điều quan trọng là các nghệ sĩ vẫn tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ, phát huy tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, hòa mình vào cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu trong thời kỳ mới.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, những năm gần đây, hoạt động mỹ thuật đã có sự phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, đạt được nhiều giải thưởng cao tại các sân chơi khu vực và toàn quốc, phục vụ hiệu quả nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các họa sĩ, nhà điêu khắc trên địa bàn tỉnh.

Bước ngoặt đổi mới sáng tạo

Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ và Ngày truyền thống của giới mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học – Nghệ thuật Bình Dương đã phối hợp trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương và Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm giao lưu Mỹ thuật giữa tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh.

Phấn khởi trong không khí vui tươi của triển lãm, trò chuyện với chúng tôi, thạc sĩ, họa sĩ Lê Quang Lợi, Hiệu trưởng trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương, cho biết đây là lần đầu tiên nhà trường phối hợp với Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh và Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm. Triển lãm có nhiều tác phẩm có giá trị rất cao, đạt nhiều giải thưởng cao toàn quốc, khu vực và địa phương. Triển lãm không chỉ là dịp để các nghệ sĩ Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, mà còn là dịp để thầy và trò trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa có cơ hội tiếp cận với các tác phẩm điêu khắc này.

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Nhà Điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, cho biết triển lãm có nhiều tác phẩm mới có giá trị nghệ thuật, là tâm huyết của các nghệ sĩ. Với sự đa dạng, phong phú về chất liệu, về thể loại, các tác phẩm có nhiều phong cách bút pháp tạo hình khác nhau, rất đặc sắc và ý nghĩa. Các nghệ sĩ muốn truyền đạt những suy nghĩ thẩm sâu từ trong đáy lòng mình và những cung bậc cảm xúc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật qua từng tác phẩm. Qua đó, các nghệ sĩ đưa người xem vào một thế giới đẹp, thẩm mỹ của cái đẹp đã truyền đạt những giá trị về mặt tinh thần, những cảm xúc về thị giác, về màu sắc, về hình khối, làm cho con người cảm thấy an nhiên, thư giãn và có động lực sống tốt đẹp hơn.

Theo nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, trong năm 2023, mỹ thuật Bình Dương đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, như: Đạt giải B (không có giải A), 2 giải C và 2 giải khuyến khích tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt, nhà điêu khắc Châu Trâm Anh, giảng viên trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương với tác phẩm “Tình ca phương Nam” đã đạt giải nhì (không có giải nhất) tại cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Trong năm 2024, mỹ thuật Bình Dương đăng cai tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực Đông Nam bộ. Hội rất mong nhận được nhiều tác phẩm của các tác giả ở các tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia để góp phần tạo thành công cho triển lãm.

Triển lãm mở cửa phục vụ miễn phí từ ngày 9 đến ngày 17-12, tại trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương. Triển lãm có 59 tác giả là hội viên, cộng tác viên của Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh tham gia với 72 tác phẩm. Các tác phẩm được thể hiện rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại, như: Tranh sơn dầu, sơn mài, tranh kính, lụa, tượng tròn, phù điêu bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, gỗ, gốm, tổng hợp.

THỤC VĂN

Nguồn: Báo điện tử Bình Dương 

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

TTH – Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn...

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong

Từ ngày 16/09 đến 26/09 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra triển lãm tranh sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong....

NHẠC SĨ – HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

  Nguyễn Đình Phúc, tên thật là Tô Thắng, sinh năm 1919, mất năm 2001. Quê cha ông ở đảo Mác-ti-níc, miền Nam châu Phi, với hàng dừa xanh trên nền trời biển xanh biếc. Cha ông mất sớm. Còn mẹ...

Triển lãm trực tuyến gây quỹ xây nhà cho bà con khó khăn ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế

Triển lãm trực tuyến với chủ đề “Xuôi dòng sông Thu” năm 2023, diễn ra từ nay đến ngày 9-11, các tác phẩm trưng bày tại website www.xuoidongsongthu.com, và nền tảng mạng xã hội Facebook của nhóm...

ĐỘC ĐÁO HÌNH TƯỢNG CON VOI TRÊN GỐM CỔ

  Từ xa xưa, voi đã là loại động vật quen thuộc với người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới ở châu Phi, châu Á… Lịch sử và truyền thuyết của Việt Nam không thể thiếu hình tượng...

NHỮNG NGÔI NHÀ CÓ QUỶ

  Từ Đông sang Tây, trang trí kiến trúc luôn xuất hiện những khuôn mặt hung dữ, gớm ghiếc, nhe nanh, trợn mắt của quỷ dữ, của ác thần. Những khuôn mặt đó xuất hiện từ rất sớm trong các...