Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong

Từ ngày 16/09 đến 26/09 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra triển lãm tranh sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong. Triển lãm diễn ra dưới sự phối hợp của họa sĩ Quách Phong và Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

Cắt băng khai mạc triển lãm

Đặc điểm trường tranh “Ngàn năm sử Việt”: tuy rằng lịch sử Việt Nam các thời kỳ sử sách đã viết rất nhiều với nhiều tác giả kể cá các truyền thuyết truyền miệng với các sự tích. Tuy nhiên một chuỗi dài hàng ngàn năm các chế độ thay nhau cảnh vật đất nước cũng ngày càng thay đổi. Không ai có thể hình dung được bối cảnh lịch sử của các thời kỳ lịch sử ra sao bằng hình ảnh cụ thể. Ngược lại, tranh không nói lên bằng lời không lý giải các sự kiện bằng ngôn ngữ nhưng hình ảnh giúp cho cụ thể hóa các sự kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể và hình ảnh giúp cho hiện thực hóa các sự kiện và tranh lịch sử tạo ra một hình thái văn hóa vật thể có thể lưu giữ qua các thời đại. Một đặc điểm của trường tranh khác với các bức tranh rời là có thể kể các sự kiện nối tiếp nhau của thời gian lịch sử và hơn nữa còn tạo ra không gian lịch sử được mở rộng và nối dài, thông qua không gian và thời gian và các thời đại mà các sự kiện lịch sử diễn biến và diễn tiến.

Trích đoạn của tác phẩm sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong.

Đó là lợi thế của trường tranh là có thể đồng hiện các sự kiện, các thời kỳ giai đoạn lịch sử dài trong một không gian dài của bức trường tranh tạo cho người xem nhìn thấy được quá trình diễn tiến của lịch sử và tạo ra không gian hoành tráng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Với giải pháp nghệ thuật ghép nhiều sự kiện lịch sử với thời gian và không gian khác nhau trong một không gian của bức tranh là một không gian nghệ thuật khá phức hợp của giải pháp nghệ thuật dân tộc truyền thống (không dùng ngôn ngữ của tranh lập thể hay tranh cổ động theo lối tranh hoành tráng) nên tranh mang màu sắc dân tộc và cổ kính.

Các đại biểu tham gia khai mạc triển lãm

Về nội dung trường tranh ngàn năm sử Việt có một đặc trưng rất đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật hội họa là hình ảnh, do đó mọi sự kiện có hình ảnh diễn ra thực mới thể hiện được lên tranh vì là tranh lịch sử không phải tranh cổ động hay tranh đả kích châm biếm nên không thể xuyên tạc bóp méo hình ảnh để ca ngợi hoặc dè biểu sự kiện nào, nhân vật nào . Do đó các sự kiện nhân vật có vai trò diễn biến trong lịch sử dân tộc đều được thể hiện lên tranh với hành động cụ thể trong không gian thời gian cụ thể. Vi vậy mỗi nhân vật và sự kiện lịch sử đã diễn ra trong lịch sử dân tộc đều vẽ lên tranh ca ngợi hay phê phán dành cho người xem tranh đánh giá. Và tranh lịch sử là bia lịch sử cho muôn đời sau không ai muốn phủ định hay khẳng định điều gì theo ý muốn chủ quan riêng của mình tuy rằng tranh lịch sử không lời .

Họa sĩ Quách Phong (1938) quê ở xã Mĩ An, huyện Cái Nhum, tỉnh Vĩnh Long. Ông học Trường Mỹ thuật Gia Định (1953 – 1954), tốt nghiệp Trung cấp mỹ thuật khóa I (1957- 1960) và học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (1960- 1962); hội viên ngành hội hoạ Hội Mỹ thuật Việt Nam từ 1973. Ông tham gia cách mạng trong phong trào học sinh sinh viên và tham gia kháng chiến đến 1975. Ông từng là Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ông được Nhà nước tặng nhiều huân, huy chương, trong đó có Huân chương Lao động, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Văn hoá; Huy chương Vì thế hệ trẻ. Nhiều tác phẩm phác thảo và sơn mài của nghệ sĩ Quách Phong được Bảo Tàng Mỹ Thuật Hồ Chí Minh và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập và trưng bày thường xuyên.

 

Một số trích đoạn của tác phẩm “Ngàn năm sử Việt”:

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Đi tìm “Hiện thực song song” qua tranh Vũ Tuấn Việt

Từ ngày 14 đến 29/9, triển lãm cá nhân Hiện thực song song của họa sĩ trẻ Vũ Tuấn Việt sẽ được diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, Thành phố Hồ Chí Minh.                        ...

Triển lãm tranh màu nước “Hà Nội trong tôi”

Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ Màu nước Hà Nội ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Mỹ thuật đương đại – dòng chảy vẫn còn nhiều khúc vướng mắc và gián đoạn với người tiếp cận

Mỹ thuật đương đại hay nói rộng hơn là nghệ thuật đương đại ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với đa số các nước ở phương Tây. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu, hội nhập và phát triển như...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

SHIN SAIMDANG – NỮ DANH HỌA THỜI JOSEON

  Nói đến thời đại Joseon, Hàn Quốc (1392-1910) là nói đến thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo. Thời kỳ này ảnh hưởng tư tưởng đạo Khổng sâu đậm nên bên cạnh những thành tựu vẻ vang,...

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN HAI)

  Bài thứ hai: Biển gọi tên nai Trong phần I, chúng tôi đã lập luận rằng không nên gọi con vật lưỡng cư trên mặt trống đồng là con cóc. Căn cứ vào hệ sinh thái duyên hải,...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC V (NAM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm tổ chức chấm giải tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai. Triển lãm trưng bày 127 tác phẩm của 121 tác giả. Trong đó 61 tác phẩm của 55 tác giả là hội viên Trung ương và 66 tác phẩm...