Khai mạc trưng bày chuyên đề “Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng”

Sáng ngày 26 tháng 01 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng”.

Đến tham dự khai mạc trưng bày có Đồng chí Dương Anh Đức – Thà   nh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Đồng chí Trần Thế Thuận – Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Ông Lê Tất Luyện và bà Thụy Khuê…

Phát biểu tại buổi lễ, Đồng chí Trần Thế Thuận cho rằng trưng bày chuyên đề là sự kiện đặc biệt và ý nghĩa nhằm giới thiệu đến công chúng các tác phẩm mỹ thuật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng do gia đình ông bà Lê Tất Luyện – Thụy Khuê hiến tặng góp phần cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đồng chí nhận định tác phẩm tranh, tượng của họa sĩ Lê Bá Đảng không đơn giản chỉ là những tác phẩm mỹ thuật, đại diện cho tâm huyết, cũng như tư duy nghệ thuật đặc sắc và tầm nhìn văn hóa sáng tạo của họa sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật.

Trưng bày chuyên đề “Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng” gồm 87 tranh, tượng, phác thảo, được chia thành 4 tiểu đề: Điêu khắc Sắc không và tranh Không gian; Tranh, phác thảo bằng mực tàu chủ đề Mèo và Ngựa; Tranh chất liệu màu nước chủ đề Vũ trụ giao hòa; Tranh in chủ đề Hoa và Phong cảnh. Mỗi tiểu đề là một tuyển tập phong phú về cảm xúc và trí tuệ, là dấu ấn sáng tạo và là “hồi ký sáng tác” của họa sĩ Lê Bá Đảng. Song song với sự kiện trưng bày, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đồng hành cùng tác giả Thụy Khuê giới thiệu tập sách: Lê Bá Đảng – Cuộc đời và tác phẩm. Tập sách không chỉ là một bước tiến mới trong việc khám phá, hiểu rõ hơn về cuộc đời và tác phẩm của hoạ sĩ Lê Bá Đảng mà còn là một cống hiến ý nghĩa của tác giả Thụy Khuê đối với văn hóa Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề “Các tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng” diễn ra từ ngày 26/01/2024 đến hết ngày 28/02/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh./.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề:

Hình 1: Đồng chí Dương Anh Đức – Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
và Đồng chí Trần Thế Thuận, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao trao quà lưu niệm
đến gia đình ông Lê Tất Luyện và bà Thụy Khuê

Hình 2: Đại biểu tham dự thực hiện nghi thức Khai mạc trưng bày chuyên đề

Hình 3: Các đại biểu tham quan trưng bày chuyên đề  

Hình 4: Không gian trưng bày
chuyên đề “Các tác phẩm Mỹ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng ”

                                                                                                                                                                                                     Minh Khang. Hình ảnh: Kim Phượng 
                                                                                                                                                                                           Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao TP. Hồ Chí Minh 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

ĐÀO CHÂU HẢI

  Thời gian Đổi mới và sau Đổi mới, hội họa nổi lên như khuôn mặt chính của nghệ thuật Việt Nam, ngay cả trên trường quốc tế, thì điêu khắc chịu lép vế trăm bề. Các nhà điêu khắc...

Tranh Tết những ngày độc lập

Cứ mỗi lần Tết đến, lại thấy những bức tranh có những màu sắc thô mộc, vui tươi, chân thật và biểu dương được cả một tinh thần dân tộc. Những tranh tết đó có từ lâu rồi, và cứ hàng...

‘TENSIONS CALMÉES’, 1937 CỦA WASSILY KANDINSKY, LỜI THÁCH THỨC ‘ENTARTETE KUNST”

  (* Từ tiếng Đức, có nghĩa là Nghệ thuật suy đồi, đây là cái nhãn Đức Quốc Xã gán cho nghệ thuật mà họ không chấp nhận, với nỗ lực đặt nghệ thuật dưới sự kiểm soát của mình)...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

THẨM TRANH

  Ông Đặng Thái Hoàng là nhà kiến trúc và nhà nghệ thuật học. Ông viết sách về nghệ thuật trừu tượng với nhiều lời bàn sâu rộng. Một hôm, ông đến phòng làm việc của tôi chơi, ông...