Khai mạc triển lãm tranh Hội họa Tạ Quang Bạo

Chiều ngày 20/12/2023, đã diễn ra khai mạc triển lãm cá nhân “Hội họa Tạ Quang Bạo” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ ngày 20/12 đến hết 31/12/2023.

Tạ Quang Bạo sinh năm 1941 tại Thanh Hóa. Trước đây công chúng biết tới ông là một Nhà điêu khắc với những tác phẩm nổi tiếng như: Vọng Phu, Tiếng Đàn, Giao duyên, Hội nghị Diên Hồng… Tạ Quang Bạo là một trong số ít những nhà điêu khắc sáng tác nhiều tượng đài nhất ở Việt Nam. Các tác phẩm tượng đài của ông có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, ý nghĩa giáo dục.

Trong cuộc đời sáng tác các tác phẩm điêu khắc, ông đã đạt được nhiều giải thưởng: Giải thưởng Mỹ thuật Toàn quốc những năm 1976, 1980, Giái Nhất 10 năm Điêu khắc toàn quốc 1973 -1983, Giải A triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang năm 1984… Với những cống hiến cho nền Mỹ thuật nước nhà trong lĩnh vực điêu khắc, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2016.

Ở tuổi 81, ông quyết định bước vào một chuyến phiêu lưu nghệ thuật mới – Hội họa Sơn mài. Triển lãm lần này tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Họa sĩ/Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo giới thiệu tới công chúng 50 tác phẩm sơn mài khổ lớn thể hiện 50 trạng thái cảm nghĩ của tác giả về con người, cuộc đời, thiên nhiên với bảng màu phong phú, mới mẻ.

Ông Nguyễn Thế Khoa – Nhà báo, nhà nghiên cứu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Tổng Biên tập tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ những suy nghĩ của mình về họa sĩ/ Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo: “Thực sự có một thế giới tranh sơn mài của Tạ Quang Bạo có thể so sánh với thế giới tượng của Tạ Quang Bạo. Có lẽ đã từ lâu, khi sáng tạo điêu khắc, Tạ Quang Bạo đã nung nấu việc những gì ông không thể thể hiện được bằng đất, đồng, gỗ đá của tượng sẽ được ông thể hiện bằng được bằng màu sắc và hình khối của tranh. Chỉ có điều niềm đam mê tượng như cơn cuồng phong đã cuốn ông say sưa đi trong thế giới của nó từ tuổi 20 tới tuổi 80. Đến tuổi 81, Tạ Quang Bạo cảm thấy dường như những gì ông muốn làm với tượng đều đã làm được, ông thấy đã đến lúc mình cần dành thời gian cho những gì từng nung nấu nhưng chưa thực hiện được về tranh, nhất là tranh sơn mài”.

Một số hình ảnh tại buổi khai mạc và tác phẩm tại triển lãm:

Họa sĩ Thành Chương phát biểu khai mạc triển lãm

 

Họa sĩ Ngô Xuân Bính phát biểu tại khai mạc triển lãm

 

Cắt băng khai mạc triển lãm chiều 20/12

 

Tạ Quang Bạo – Khúc vọng xưa, 2023, sơn mài

 

Tạ Quang Bạo – Yên tĩnh, 2023, sơn mài

 

Tạ Quang Bạo – Đôi bạn, 2023, sơn mài
Tạ Quang Bạo – Hội làng, 2021, sơn mài
Tạ Quang Bạo – Vân dại, 2021, sơn mài

 

Tạ Quang Bạo – Cô gái Dao đỏ, 2020, sơn mài

 

Tạ Quang Bạo – Làng Dao đỏ, 2023, sơn mài
Tạ Quang Bạo – Giai điệu mùa thu, 2020, sơn mài
Tạ Quang Bạo – Tây Nguyên trong tôi, 1999, sơn mài

 

Tạ Quang Bạo – Niềm vui, 2023, sơn mài

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử, mỹ thuật về Điện Biên Phủ

Đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ – trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sỹ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật trong suốt 70...

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Có thể bạn quan tâm

HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

  Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam....

Triển lãm mỹ thuật Đông Dương quy mô lớn nhất tại Việt Nam

NDO – Từ ngày 14 đến 17/8, Sotheby’s tổ chức triển lãm mang tên “Mộng Viễn Đông” tại Park Hyatt Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những triển lãm nghệ thuật Đông...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong

Từ ngày 16/09 đến 26/09 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (97A Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra triển lãm tranh sơn mài “Ngàn năm sử Việt” của họa sĩ Quách Phong....

QUÝ ÔNG LẠCH TRƯỜNG VÀ HUYỀN TÍCH MAI AN TIÊM

  Người đàn ông ác đèn là một tượng đồng được nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse tìm thấy tình cờ năm 1935 ở Lạch Trường, Thanh Hóa. Đây là hiện vật được vinh danh Bảo vật Quốc...

VICTOR TARDIEU – MỘT GÓC PHỐ Ở HÀ NỘI

  Năm 1920, Victor Tardieu nhận Giải thưởng Đông Dương, và theo thông lệ, ông nhận kèm theo một suất tiền lữ hành để có thể sang ở sáu tháng tại Viễn Đông. Chuyến đi tưởng sáu tháng ấy hóa...