Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dòng thời gian”

Ngày 29/08, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Dòng thời gian”. Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu về đề tài Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng của 60 tác giả trong và ngoài Quân đội đã được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Các tác phẩm đa dạng về hình thức, từ điêu khắc, đồ họa đến hội họa tạo nên bức tranh đa sắc màu giúp công chúng hiểu rõ hơn về hình ảnh người chiến sĩ trong chiến đấu, sinh hoạt, học tập và công tác qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời cũng phản ánh tình đoàn kết gắn bó quân dân, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” từ góc nhìn của người nghệ sĩ tạo hình.

Cụ thể, về hội họa, triển lãm giới thiệu 43 bức tranh của các họa sĩ qua nhiều thời kỳ. Nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng của nền mỹ thuật Việt Nam, phản ánh đậm nét tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và tình quân dân trong các cuộc kháng chiến. Tiêu biểu là: Họa sĩ Lê Quốc Lộc với tranh sơn mài Từ Pác Bó (1985); họa sĩ Đỗ Xuân Doãn với tranh sơn mài Những bà mẹ Việt Nam (1979); họa sĩ Phạm Thanh Tâm với tranh thuốc nước Biểu diễn văn nghệ trong hầm pháo (1955); họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm với tranh sơn dầu Sản xuất – Chiến đấu – Nuôi con (1965); họa sĩ Mai Văn Hiến với tranh sơn dầu Bộ đội và dân công Đông Bắc (1999)…

Về điêu khắc, triển lãm giới thiệu 9 bức tượng với các chất liệu đa dạng của các nhà điêu khắc nổi tiếng như: tượng compozit “Đồng đội” của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo; tượng gỗ “Qua nhà” của Đại tá, Anh hùng LLVTND, họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng; tượng đá “Biên cương” của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường; tượng đất nung “Nơi đảo xa” của Lưu Thanh Lan…

Về đồ họa, triển lãm trưng bày 8 tác phẩm, như: Tranh lụa “Tuần tra” (1964) của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp; tranh khắc gỗ “Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Hải” (2009) của họa sĩ Đỗ Như Điềm…

Dưới góc nhìn của người nghệ sĩ tạo hình, mảng đề tài Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng phản ánh xuyên suốt về truyền thống đoàn kết, yêu nước, ý chí quật cường, quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do; hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục được tỏa sáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 29/8/2023 và kéo dài đến hết tháng 9/2023 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Thông tin về triển lãm sẽ được cập nhật thường xuyên trên Trang tin điện tử Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (http://baotanglichsuquansu.vn/) để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân không có điều kiện tham quan có thể tìm hiểu./.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:

Đoàn Văn Nguyên – Bán đảo. 2004. Lụa.70x90cm   

 

Phạm Đức Cường – Trận địa bên cầu. 1982. Sơn mài. 80x120cm

 

Mai Văn Hiến – Bộ đội và dân công Đông Bắc. 1999. sơn dầu.80x100cm

 

Dương Viên – Chiều trong Vịnh. 1983. sơn mài. 91x120cm

 

Nguyễn Hải Nghiêm – Rạng đông. Sơn dầu. 2016. 140x146cm

 

Nguyễn Trọng Kiệm – Sản xuất, chiến đấu và nuôi con. 1965. sơn dầu

 

Lê Thanh Trừ – Trường Sơn nước chảy đá mòn. 1999. sơn mài. 65x81cm

 

Mô Lô Kai – Tiếng cồng. 1984. Đồng.H=95cm

 

Đỗ Như Điềm – Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Hải. 2009. Khắc gỗ. 60x145cm

 

Mai Xuân Chung – Tình quân dân. 2018. Acrylic.120x140cm

 

Đoàn Văn Thân – Ngày mới. Acrylic. 120x150cm

 

Phan Mai Trực – Vượt lộ 4. 2003. Sơn dầu. 120x160cm

 

Lê Đức Biết – Chuyện tình người lính. 2008. sơn dầu. 120x190cm

 

Nguyễn Phú Cường – Biên cương. 2015. Đá. H=65cm

 

Phạm Ngọc Liệu – Trạm giao liên. 1994. Acrylic. 88x118cm

 

Ngân Chài – Phòng thủ. 2017. sơn dầu. 120x150cm

 

Lê Huy Toàn – Tổng công kích Điện Biên Phủ. 2003.sơn dầu. 110x180cm

 

 

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

TRANH NÀY KHÔNG PHẢI CỦA BÁC…

  Bức tranh này vốn thuộc về một người bạn tôi. Bạn mua tại nhà một cựu đại sứ bên nước ngoài. Mua 5, 6 bức liền. Giá mua không tiết lộ nhưng chắc cũng nhỏ xinh. Người bạn bảo đây là...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Nguyễn Gia Trí – Vườn xuân

  Giống như những người Hy Lạp cổ “thời kỳ Apelle” cách ngày nay hơn hai ngàn năm, về căn bản, Nguyễn Gia Trí chỉ sử dụng có bốn màu: đỏ, đen, vàng, trắng- nhưng, như một nhà ảo thuật...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC IV (BẮC MIỀN TRUNG) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm không tổ chức khai mạc và chấm giải thưởng qua ảnh chụp tại văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tổng số tác phẩm dự chấm giải thưởng qua ảnh 130 tác phẩm của 123 tác giả trong đó...

Tin mỹ thuật Việt Nam tháng 7-8 năm 2020

Triển lãm “Trung du +” Triển lãm diễn ra từ ngày 30/7 đến ngày 9/8/2020 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, với sự tham gia của năm họa sĩ, nhà điêu khắc: Dương Hà, Lê Phạm Hiền,...