Tin mỹ thuật Việt Nam tháng 7-8 năm 2020

Triển lãm “Trung du +”
Triển lãm diễn ra từ ngày 30/7 đến ngày 9/8/2020 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, với sự tham gia của năm họa sĩ, nhà điêu khắc: Dương Hà, Lê Phạm Hiền, Lương Văn Tiến, Nguyễn Quang Hưng và Triệu Ngọc Thạch. “Trung du” là triển lãm định kỳ hàng năm của một nhóm nghệ sĩ miền trung du phía Bắc, năm nay có thêm họa sĩ Lương Văn Tiến đến từ Hải Dương, nên nhóm đã quyết định đặt là “Trung du +”. Triển lãm trưng bày 50 tác phẩm hội họa và điêu khắc. Nếu như nhà điêu khắc Triệu Ngọc Thạch gửi tới triển lãm những tác phẩm điêu khắc thấm đượm tình mẫu tử thiêng liêng và cuộc sống của con người vùng cao, thì họa sĩ Nguyễn Quang Hưng kể cho mọi người những câu chuyện tuổi thơ ở mọi miền tổ quốc mà anh đã được trải nghiệm thông qua những nét vẽ của mình. Họa sĩ Dương Hà với với những tranh nhỏ xinh, cô đọng, sống động và chân thực, ẩn trong đó là triết lý nhân sinh, những suy tưởng về cuộc sống được tác giả khắc họa sâu lắng, xen cài những suy tư, rung động cá nhân.…

 

 

     P.V.

 

 

FESTIVAL MỸ THUẬT TRẺ 2020

Từ ngày 28/7 đến 5/8/2020 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, Hà Nội) Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Festival Mỹ thuật Trẻ 2020. Đây là sự kiện tổ chức định kỳ dành cho các nghệ sĩ trẻ là công dân Việt Nam từ 18 đến 35 tuổi. Năm nay, Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn được 91 tác phẩm của 74 tác giả để trưng bày, trong đó 21 tác phẩm đã được trao giải thưởng gồm: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 9 giải Khuyến khích. Đề tài của Festival Mỹ thuật Trẻ 2020 là tự do, khuyến khích sáng tác các vấn đề về tuổi trẻ, về đời sống đương đại bằng các hình thức, ý tưởng, phong cách, bút pháp độc đáo; kỹ thuật thể hiện, chất liệu với những tìm tòi mới; tác phẩm có tính thẩm mỹ cao, tinh thần nhân văn, hướng thiện, phản ánh tích cực đời sống, xã hội. Festival Mỹ thuật Trẻ nhằm tổng kết và đánh giá một chặng đường sáng tác của các nghệ sĩ, góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo nghệ thuật của thế hệ trẻ nói riêng và mỹ thuật Việt Nam nói chung.

P.V.

 

TRIỂN LÃM “TÔI LÀ MAI ĐẠI LƯU”

Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, từ 26/7 đến 29/7/2020, họa sĩ Mai Đại Lưu đã có triển lãm cá nhân mang tên “Tôi là Mai Đại Lưu – I am Mai Dai Luu”. Mai Đại Lưu sinh năm 1983 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2011, tốt nghiệp cao học ngành mỹ thuật tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2015. Các bức tranh trong triển lãm thể hiện nhiều đề tài khác nhau, phần lớn đề cập đến những vấn đề của con người, như chủng tộc, tôn giáo, hòa bình, trẻ em… Họa sĩ không vẽ cụ thể như những gì chúng ta nhìn thấy, mà vẽ theo lối biểu hiện, đôi khi có tính giễu nhại, hài hước. Mai Đại Lưu quan niệm tác phẩm nghệ thuật phải chạm đến cảm xúc của người xem. Vậy nên anh đã vẽ bằng tất cả cảm xúc của mình, để mong những cảm xúc đó thông qua màu sắc đến được với trái tim công chúng.

P.V.

 

Triển lãm “ÂM DƯƠNG” CỦA LẬP PHƯƠNG

Từ ngày 23/7 đến 31/8/2020, tại Hive Lounge & Stellar Steakhouse (tầng 62, InterContinental Hanoi Landmark72, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm “Âm Dương” của nghệ sĩ Lập Phương. “Âm Dương” là triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là cột mốc đánh dấu chặng đường bảy năm sáng tác nghệ thuật của Lập Phương. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm nổi bật nhất được làm từ chất liệu thủy tinh, bao gồm nhiều chặng ở các không gian khác nhau, ứng với sự phát triển nội tại trong cảm xúc và suy niệm của nghệ sĩ. Lập Phương nhấn mạnh: “Chủ đề này là những tiếng ‘động’ của nội tâm ẩn sau trạng thái cân bằng nghiêm cẩn. Đó là câu chuyện của Bóng với Hình, Rỗng với Đầy nhằm soi chiếu vào mối quan hệ giữa những sự đối lập, sự đồng nhất và chuyển hóa. Tất cả là quá trình tái tạo, tìm về bản thể và giấc mộng khai phá những điều mới.” Lập Phương là gương mặt trẻ nổi bật của điêu khắc Việt Nam hiện nay, một nữ nghệ sĩ nữ hiếm hoi theo đuổi một hình thái nghệ thuật điêu khắc vô cùng độc đáo, đòi hỏi lý trí trong cấu trúc và uyển chuyển trong sự tinh giản.

P.V.

 

NHÀ ĐẤU GIÁ CHỌN GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CỦA LÊ NGUYÊN MẠNH

Tại Nhà đấu giá Chọn (63 Hàm Long, Hà Nội) từ 4/7 đến 11/7/2020, đã diễn ra tuần lễ trưng bày các tác phẩm của Lê Nguyên Mạnh. Lê Nguyên Mạnh sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ở Lê Nguyên Mạnh ta sẽ nhìn thấy sự khảng khái của kẻ “điên hết mình” với nghệ thuật và hướng về phía trước. Bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ đầu những năm 2000, Lê Nguyên Mạnh đã để lại những dấu ấn cá nhân không chỉ trong lĩnh vực hội họa mà còn nổi lên như một nghệ sĩ Performance Art táo bạo. Tranh của Mạnh đi theo phong cách siêu thực đồng hiện – tức là một thế giới đan xen được tạo ra khi lược bỏ dần không gian thực, đưa vào thêm những không gian ảo và được hoàn thành chỉnh chu nhất khi phối hợp cùng ngôn ngữ nghệ thuật trình diễn. Triển lãm với gần 40 tác phẩm hội họa được chọn lọc kèm theo màn trình diễn nghệ thuật của chính Lê Nguyên Mạnh tại hôm khai mạc đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem yêu nghệ thuật Thủ đô.

P.V.

 

Triển lãm “KHÚC ĐỒNG DAO”

Từ 12/7 đến 20/7/2020, tại Art Space, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội) đã diễn ra triển lãm “Khúc Đồng Dao” của Đỗ Minh Tâm. Đây là triển lãm cá nhân trưng bày hơn 50 tác phẩm hội họa được sáng tác trong những năm gần đây của người được coi là một trong những họa sĩ trừu tượng quan trọng nhất của hội họa Việt Nam đương thời. Triển lãm cũng là dịp để Đỗ Minh Tâm hoàn thành và ra mắt cuốn sách đầu tiên về nghệ thuật của anh, bao quát hoạt động sáng tác liên tục của họa sĩ trong hơn 4 thập kỉ từ những năm 1980 tới nay. Nhận định về Đỗ Minh Tâm, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân viết: “…Khác với đa số trừu tượng biểu hiện ào ạt gay cấn, tượng trưng hào nhoáng hay tối giản ‘trí tuệ cao siêu’, hội họa trừu tượng của Đỗ Minh Tâm cân đối chừng mực: Bảng màu phong phú cam-lục, tím-nâu, lam-hồng… thường êm nhẹ, các phương chéo xô lệch luôn lấy lại thăng bằng nhờ nét ngang và thẳng đứng, tối sáng ở bậc trung gian và trung cảnh thường chủ đạo về chiều sâu không gian…” Trong một phỏng vấn, Đỗ Minh Tâm cũng tự bạch về nghệ thuật của mình: “Hội họa phải là điều cảm thấy chứ không phải điều nhìn thấy”.

P.V.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt bộ sưu tập tranh quý của họa sĩ Huế

TTH.VN – Nhiều tác phẩm quý của các danh họa xứ Huế được Bảo tàng Mỹ thuật Huế sưu tập trong 5 năm qua lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng. Triển lãm mỹ thuật “Tác phẩm...

Nghiệm cảnh để phân biệt hội họa và minh họa ý tưởng

Triển lãm cá nhân với chủ đề “Nghiệm cảnh” của họa sĩ Nguyễn Thế Dung diễn ra từ nay đến 17-12, tại J Art Space (30 Đường số 10, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Cuộc trưng bày này là...

Diện mạo mới của mỹ thuật Việt Nam

NDO – Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam diễn ra từ ngày 6 đến hết 20/12 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là dịp để công...

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi họa sĩ Trần Đình Khương – Đoàn Thuý Hạnh với triển lãm cá nhân đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh

Lần đầu tiên ra mắt công chúng thành phố Hồ Chí Minh với triển lãm “Song Tấu Lạ”, họa sĩ Trần Đình Khương giới thiệu 31 tác phẩm tranh sơn mài khai thác chủ đề cá chọi và cá chép, còn...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Cảm nhận làng quê Cao Bằng qua bức tranh “Bản em” của hoạ sĩ Nông Thị Thu Trang

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận của văn nghệ sĩ. Sự ngọt lành, yên bình của nơi “chôn rau cắt rốn” cùng với những điều giản dị, chân phương mộc mạc nuôi dưỡng vùng...

‘Ảnh xạ’: Cô đọng hơn 20 năm nghiên cứu mỹ thuật của Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” là sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ trong sự nghiệp nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo của họa sỹ, giảng viên Trang Thanh Hiền. “Ảnh xạ” – triển...

Sắc Chàm: Nét đẹp văn hóa và con người vùng cao

BBK – Tiếp nối thành công của triển lãm lần 1 năm 2022, ngày 03/11/2023, triển lãm “Sắc Chàm” lần thứ II của nhóm họa sĩ Bắc Kạn sẽ khai mạc tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, phường Tràng...

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực V-Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 28 năm 2023

NDO – Sáng 12/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực V – Nam Trung Bộ và Tây...

Nhà điêu khắc Nguyễn Hoàng Ánh – Người giữ nhịp cho nền điêu khắc miền Nam giai đoạn 1986 đến nay

  Lịch sử khai sinh và hình thành nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam nói chung từ thời kỳ nghệ thuật Đông Dương cho đến cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ 20 đã sản sinh ra khá nhiều...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH ĐỒ HỌA – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

    GIẢI C: Tác giả: NGUYỄN VĂN VINH (Hà Nội). Tác phẩm: Nhận diện thương hiệu Wind Coffe. Chất liệu: Logo                        ...

VỀ MẤY BỨC CHÂN DUNG CỦA TRỌNG KIỆM

  Trọng Kiệm sáng tác không nhiều bằng chất liệu lụa và sơn mài, nhưng cũng đủ  để lại ấn tượng sâu đậm qua bức lụa “Ghé thăm nhà” (1958) hay bức sơn mài “Quán bên đường” (1962)....

BA BỨC TRANH VẼ BÁC HỒ CỦA QUANG PHÒNG

  Tôi không biết họa sĩ Quang Phòng, bố tôi, đã vẽ bao nhiêu bức tranh về Bác Hồ, nhưng cả ba bức tôi được biết thì đều rất đặc biệt đối với tôi. Bức đầu tiên bố tôi vẽ năm 1946,...