JEAN VÕ LĂNG – MỘT SỰ PHÁT HIỆN, MỘT BẬC THẦY ĐÍCH THỰC CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA

 

Trong truyền thuyết về quá khứ của ông, người Việt Nam này của Paris là tâm điểm của cuộc hội ngộ giữa phương Đông hùng vĩ, huyền bí, riêng tư, chất phác, và một phương Tây cụ thể, vật chất và khoa trương.
Tượng hình, trong trường hợp này, chỉ đơn thuần là một cái cớ cho hội họa, và màu sắc, với độ nhạy cảm được tăng cường trong một không gian mờ hơi nước, đã thoát thai thành những mô dạng căn bản để phục vụ một phong cách rất riêng.

Dấu hiệu đặc trưng cho toàn bộ tác phẩm của Võ Lăng là chất thơ, nơi mọi thứ đều được thể hiện hết sức nhạy cảm và tinh tế.
Trong nghệ thuật này có sự pha trộn giữa tính khoa học và tính ngây thơ; sự giản đơn trong cách vẽ, bố cục hay thậm chí tỷ lệ. Mặt khác, màu sắc được sử dụng cực kỳ tinh tế và từ sự táo bạo của chúng, các sắc độ đẹp đẽ nhất có được đầy đủ mật độ sáng biểu cảm nhất.

Bảng màu của Võ Lăng hiển hiện rực rỡ như pháo hoa bung nở từ trong ra ngoài, và như một ngọn núi lửa phun trào dung nham, nó tỏa ra theo mọi hướng, hàng nghìn tia sáng phát ra từ một tâm điểm, và khiến cho các lớp sơn dày trở nên sinh động.
Bản thân việc sử dụng màu sắc này là một môn khoa học mà chỉ riêng người nghệ sĩ này hiểu thấu, một bậc thầy vĩ đại, với kỹ thuật điêu luyện vô song, đã trở thành một nhà pha chế màu quái kiệt.

Jean Võ Lăng (1921-2005)

 

Võ Lăng – Thiếu nữ bên tranh dân gian. Sưu tập tư nhân Hà Nội

Khi khám phá những bức tranh gần đây của Võ Lăng, ta không thể không bị mê hoặc bởi sự quyến rũ kỳ diệu và siêu phàm của sáng tạo đặc biệt này, mà từ chính ánh sáng diệu kỳ của nó toát lên một giai điệu ngọt ngào, hài hòa đầy chất thơ.
Phong cách hội họa này, có nguồn gốc từ thực tại đời sống, không bối rối với những chi tiết vụn vặt mà với sự dịu dàng và tinh tế hiếm có, mang đầy ý nghĩa ấm áp.
Người ta tìm thấy trong sự sáng tạo thuần khiết này một bản năng khiến ta cảm động và tính chân thực về mặt hình ảnh, nơi sự giản đơn của các mặt phẳng góp phần tạo nên sự hài hòa của tổng thể; màu sắc và hình vẽ tạo thành một ngôn ngữ duy nhất.

Ở đây, màu sắc chiếm vị trí quan trọng và là thành quả của tiến trình nghiên cứu và trên hết, của một sự nhạy cảm tột độ mang đầy trí tưởng tượng thơ mộng; mặt nền tranh, đôi khi được xử lý thành phù điêu với mục đích phục vụ đối tượng được miêu tả; sự thay đổi qua lại của lớp sơn dày và lớp sơn tráng (glaze) là một điều chế du dương toát lên vẻ huyền bí trong một thứ ánh sáng thầm kín và rực rỡ.

Võ Lăng – Hoa. Sưu tập tư nhân Hà Nội
Võ Lăng – Trường đua ngựa. Sưu tập tư nhân

Võ Lăng là một họa sĩ lớn, một họa sĩ rất vĩ đại; một số người chỉ vừa mới khám phá ra sự thật này, nhưng đối với hầu hết các nhà sưu tập nghệ thuật, đây chỉ là một xác nhận chính xác về danh tiếng hiện đã được khẳng định của ông, thứ đã vượt ra khỏi biên giới của chúng ta; Marcel Sauvage đưa ra một nhận định rất thích đáng: “Ngày mai Võ Lăng sẽ có được tiếng tăm, vinh quang, và tối đa danh vọng mà ông xứng đáng có được”.

Thật là một niềm an ủi cho thời đại mà “thiên tài” được công nhận quá dễ dãi, lại vừa đồng thời khi có được một phong cách hội họa không giống với bất cứ ai, tạo ra một bước ngoặt giữa trừu tượng và tượng hình, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sáng tác của Võ Lăng có giá trị trong bất cứ thời đại nào. Nó sẽ đánh dấu thời đại của chúng ta bằng một viên đá quý và sẽ đứng trong lịch sử nghệ thuật như một tác phẩm xuất sắc.

Chúng ta phải thừa nhận rằng, trong số vô số các khuynh hướng và nghiên cứu về hội họa, sáng tạo của Võ Lăng vừa đáng kinh ngạc về sự táo bạo trong màu sắc vừa đáng chú ý bởi tính biểu cảm. Nó rời khỏi những lối mòn để tạo ra một tác phẩm cực kỳ cá nhân và hấp dẫn. Chúng ta phải học cách khám phá và hiểu nó bằng tất cả những gì tinh tế nhất của ngôn ngữ.

J.Bardy (bản dịch của Châu Hoàng)

Tin cùng chuyên mục

Điềm Phùng Thị và những dấu ấn trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc quốc tế

Điềm Phùng Thị (1920 – 2002), tên thật Phùng Thị Cúc, là một người con của Thừa Thiên Huế. Khi đã là một tiến sĩ, bác sĩ, bà tìm đến điêu khắc và được biết đến là một trong những nữ...

Vũ Cao Đàm: Giao thoa văn hóa và sáng tạo nghệ thuật

Soi chiếu từ khía cạnh du nhập, phản tư và giao thoa văn hóa với Tây phương, các sáng tác của Vũ Cao Đàm là sự nối dài của hai nền văn hóa trên hành trình khai phá ngôn ngữ nghệ thuật của ông...

Di sản nghệ thuật của Mai Trung Thứ

Cùng Lê Phổ, Vũ Cao Đàm và Lê Thị Lựu tạo lập nên tứ kiệt Đông Dương tại Pháp, danh họa Mai Trung Thứ với các tác phẩm đồ sộ truyền lại cho hậu thế mang nhiều tình cảm cũng như ý niệm...

Hội họa của Lê Phổ: Từ Hà Nội tới Paris

Lê Phổ (1907 – 2001), tốt nghiệp khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts d’Indochine), hiện là một trong những danh họa Việt được nhắc tới nhiều nhất trên...

Nhớ họa sĩ Nguyễn Thụ, người thầy kính yêu!

Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm 1930, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương) khoá Tô Ngọc Vân (1957 – 1962 ) cùng các hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, Phạm...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TẠO HÌNH CON TRÂU TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA

  Trâu là động vật sinh sống phổ biến ở châu Phi, châu Á, nhưng hiếm gặp ở châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ. Chính vì vậy, hình tượng trâu trong mỹ thuật và văn hóa chủ yếu xuất hiện ở Ai...

LỜI GIỚI THIỆU SÁCH NGUYỄN ĐỨC TOÀN NHỮNG GIAI ĐIỆU VẼ BẰNG MÀU SẮC

  Ở nước ta, có nhiều nhạc sĩ vẽ, nhưng dường như chỉ có ba nhạc sĩ coi vẽ như nghề-nghiệp thứ hai của mình: Văn Cao, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Đức Toàn. Họ thực sự là những họa sĩ....

Thông báo của Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam về Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024)

  HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Số: 119/19/BTV                                             Độc lập –...

Trần Bình Lộc – Chùa Láng

    TRẦN BÌNH LỘC (1914 – 1941) Tác phẩm: Chùa Láng, Hà Nội Năm sáng tác: 1936 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 65x102cm Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội   Trần Bình Lộc có một cuộc đời hết...

Lê Anh Vân – Một hành trình hiện đại cổ điển và trữ tình

Năm 1984, Lê Anh Vân quả thực đã đi trước một bước vào hội họa thời kỳ Đổi mới (một thời kỳ sẽ chỉ chính thức bắt đầu kể từ 1986), bằng một tác phẩm hội họa sơn dầu bố cục lớn...