Trần Bình Lộc – Chùa Láng

 

 

TRẦN BÌNH LỘC (1914 – 1941)

Tác phẩm: Chùa Láng, Hà Nội

Năm sáng tác: 1936

Chất liệu: Sơn dầu

Kích thước: 65x102cm

Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

Trần Bình Lộc có một cuộc đời hết sức ngắn ngủi. Ông đã mất tại Lào khi mới 27 tuổi trong một tai nạn.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa V (1929-1934), ông sớm có tác phẩm tham dự các cuộc triển lãm quan trọng đương thời và đã được công luận đánh giá cao, chẳng hạn hai bức tranh sơn dầu “Hòa sắc vàng” và “Túp lều tranh” trưng bày tại Salon 1935 và Salon 1936 của SADEAI (Hội An Nam khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ).

Ông đã từng đi khắp ba nước Đông Dương để vẽ con người và cảnh vật: sông nước, phố xá, di tích cổ (đình, chùa, đền), sư sãi, vũ nữ… Sinh thời, số lượng tranh của ông khá nhiều, nhưng cũng sớm tản mát khắp nơi, đặc biệt ở nước ngoài, mà bức tranh “Chùa Láng” ở đây chính là một ví dụ.

Tranh của Trần Bình Lộc thể hiện một thị hiếu cổ điển “mềm”, thường đem lại cảm giác thanh thanh, lâng lâng. Vẽ sơn dầu, ông rất giỏi dùng sắc-độ, chỉ bằng những tương phản nhẹ, hơi đầm đậm hơi nhàn nhạt, hơi âm ấm hơi lành lạnh, qua những vệt bút, vệt dao rộng rãi, phóng khoáng – cũng đã đủ để diễn tả cảnh vật trong vô vàn sắc thái tinh tế. Hội họa ông bởi vậy rất gần với hội họa sáng (peinture claire) ấn tượng chủ nghĩa, có một vẻ độc đáo riêng không dễ trộn lẫn.

 

F.A.M.

 

 

Tin cùng chuyên mục

LỘC – DUYÊN – ĐẤT – TRỜI.

Thuần khiết tinh giản, tinh giản đồng nhất, hồn hậu tự nhiên dưỡng như không có gì là gì gắng gượng… là cảm giác mênh mông vô định… khi một mình trầm ngâm – tha thẩn trong phòng tranh...

Hồ Hữu Thủ: Trọn một đời với nghệ thuật

Ở phương xa khi hay tin hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ đã ra đi, lòng tôi trĩu nặng nỗi thương tiếc. Ông không chỉ là một hoạ sĩ tài ba mà còn là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ. Tôi xin gửi lời chia...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TIN MỸ THUẬT VIỆT NAM THÁNG 9-10 NĂM 2021

  TRIỂN LÃM “DẤU ẤN 2021” CỦA CÂU LẠC BỘ HỌA SĨ CAO TUỔI Từ ngày 13/10/2021 đến ngày 22/10/2021 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Dấu ấn 2021”...

Ra mắt sách và triển lãm tác phẩm của cố họa sĩ Linh Chi

(ĐCSVN) – Cuốn sách “Họa sĩ Linh Chi – Sống trong nghệ thuật” chọn lọc gần 100 tác phẩm trên nhiều chất liệu như bột màu, màu nước, tổng hợp, lụa, các ký họa trên giấy, được sáng...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 315&316 tháng 3-4/2019

...

CÔNG VĂN TRUNG – CỔ ĐỒ VÀ CÀNH LỰU

    CÔNG VĂN TRUNG (1907 – 2003) Tác phẩm: Cổ đồ và cành lựu Năm sáng tác: 1965 Chất liệu: Màu nước Kích thước: 50x62cm Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội   Công Văn Trung vẽ không nhiều,...

Xét duyệt mẫu tượng Danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du đặt tại vườn hoa thị trấn Thường Tín

NDO – Ngày 15/6, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cuộc họp của Hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng đài Danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du để xét duyệt...