DƯƠNG BÍCH LIÊN – CHÂN DUNG CÔ NGÂN (HÀNG NÓN, HÀ NỘI))

Dương Bích Liên (1924-1988) – Chân dung cô Ngân (Hàng Nón, Hà Nội),1983, phấn màu trên giấy, 61x45cm   Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

Trong các chất liệu hội họa, phấn màu là một chất liệu được Dương Bích Liên ưa thích và vẽ thành công bậc nhất, nó đã được ông phát triển từ nghệ thuật vẽ “sépia”, “sanguine” vốn là sở trường của ông trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Với phấn màu, Dương Bích Liên vẽ hoa, phong cảnh, thiếu nữ và dường như đều có một lối vẽ rất riêng, làm gợi nhớ đến lối vẽ phấn màu “thấu thị siêu nhiên” của Odilon Redon, đôi khi hơi “ưu tư”, “ảm đạm”, nhưng có lẽ vì thế mới lại càng có sức quyến rũ.

Cái khó của nghệ thuật vẽ phấn màu là “di” đúng chỗ, đúng lúc, di nhiều thì dễ bị nhũn, trơ, bệch, mà không di thì không có độ rung. Phấn màu cũng rất khó để tạo ra những hiệu quả tương phản sáng tối tốt.

Ở bức chân dung này, Dương Bích Liên vẽ không nhằm lấy “tư liệu”, mà vẽ nhằm ra “tranh”. Ông nắm bắt và cường điệu đặc trưng của người mẫu, làm hiện ra cá tính, tính cách của một thiếu nữ điển hình “năng động” của phố phường Hà Nội thời bao cấp, tưởng thoáng qua trong phút chốc nhưng lại là một vẻ đẹp một đi không bao giờ trở lại nữa.

F.A.M.

 

Tin cùng chuyên mục

Nhã

  “Từ những bức bé tí bằng bàn tay đến những tranh hàng thước vuông, rồi bộ đôi bộ ba gần hai thước vuông vẽ trong hơn hai năm vừa rồi, Nhã có vẻ đã nhìn ra chính mình, một cá thể tự...

Nguyễn Gia Trí – Với sáng tác tranh trừu tượng

Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí về hình tượng thiếu nữ trên tranh sơn mài nổi tiếng ngay từ khi ra đời vào những năm 30 – 40. Thời hoa niên, trên những nẻo đường thực địa, ông tìm về làng quê...

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

Có thể bạn quan tâm

CHUYỆN BIÊN TẬP Ở TẠP CHÍ MỸ THUẬT

  Tính đến năm 2022, là tròn đúng 10 năm tôi bắt đầu vào làm việc cho Tạp chí Mỹ thuật (tháng 2/2012), và cũng tình cờ là đúng dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Tạp chí Mỹ thuật (1977-2022). 10...

CÁC BẬC THẦY HỘI HỌA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM: GÓC NHÌN TỪ CÁI BẤT TOÀN

  Khi ngẫm về các bậc thầy hội họa hiện đại Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, có gì giống nhau giữa họ,...

Bảo quản, phục chế: Khoảng trống của thị trường mỹ thuật Việt Nam

(SGGP) Nhiều tranh của các danh họa Việt ở nước ngoài sau đấu giá trở lại cố hương, nhưng công chúng hiếm có dịp chiêm ngưỡng. Một lý do là chủ sở hữu lo ngại công tác bảo quản, phục chế...

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Diễn ra từ ngày 31/5 – 10/6, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cuộc thi và triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 có 401 bức tranh được...

XU HƯỚNG CHIẾT TRUNG TRONG NGHỆ THUẬT

  Chiết trung là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp, nghĩa là được lựa chọn. Thuật ngữ này đầu tiên được sử dụng trong triết học bởi một dòng các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại...