SIN YUN BOK VÀ TRANH PHONG TỤC THỜI JOSEON

 

Sin Yun-bok (Thân Nhuận Phúc) hiệu là Hye Won (Huệ Viên) sinh năm 1758, năm vua Yeongjo (Anh Tổ) thứ 34 của triều I (Lý). Cha ông là Sin Han-pyeong (Thân Hán Bình) và ông nội đều là hội viên của đồ họa thư. Đặc biệt, Sin Han-pyeong đã tham gia vào việc vẽ ngự chân (tranh chân dung vua) Yeongjo và Jeongjo (ChínhTổ). Ông không chỉ xuất sắc về tranh chân dung mà còn xuất sắc cả về tranh sơn thủy và tranh hoa điểu. Nối nghiệp ông nội và cha, Sin Yun-bok ngay từ nhỏ đã được dạy học về hội họa và trở thành thành viên của hội đồ họa thư. Tuy nhiên, những tài liệu viết về ông còn lại rất ít nên rất khó để tìm hiểu rõ về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Sin Yun-bok là một trong ba họa sĩ tranh phong tục nổi tiếng của thời đại Joseon (1392-1910) cùngvới Kim Hong-do (Kim Hoằng Đạo) và Kim Deuk Sin (Kim Đắc Thần). Ngoài tranh phong tục, ông còn có tài về tranh sơn thủy theo phong cách Nam Tông họa phong(1) và Linh mao(2). Ông sớm làm quen với họa pháp của cha và nhận ảnh hưởng lớn từ Kim Hong-do, một người vừa là bậc tiền bối, vừa là nhân vật đã được công nhận tài năng lúc bấy giờ. Nhìn tranh và chữ của ông có thể thấy sự biến thể của tranh Kim Hong-do qua các loại hình như thư thể (kiểu chữ), thủy ba miêu (tranh vẽ sóng nước), hà diệp thuân pháp (lối vẽ tranh sơn thủy bằng những nét dài lên xuống như lá sen). Nhưng dưới ảnh hưởng này, Sin Yun-bok vẫn tìm ra phong cách hội họa của riêng mình và phát triển nên dòng tranh phong tục độcđáo, trở thành cặp bài trùng với Kim Hong-do.

Thính cầm thưởng liên. Thủy mặc. 28,2×35,6cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

 

Song kiếm đấu vũ. Thủy mặc. 28,2×35,6cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

 

Đoan Ngọ phong tình. Thủy mặc. 28,2×35,6cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

Sin Yun-bok có sự khác biệt lớn với Kim Hong-do trong việc lựa chọn chất liệu, bút pháp và cấu trúc, biểu hiện sắc thái của tranh vẽ. Trái ngược với những bức tranh phong tục cởi mở và hóm hỉnh về tầng lớp bình dân của Kim Hong-do, Sin Yun-bok thường chọn đời sống phong lưu, ái tình nam nữ, tận hưởng lạc thú của tầng lớp yangban (lưỡng ban, tức quý tộc). Nét vẽ của Kim Hong-do thường dày khỏe và dứt khoát, trong khi những nét vẽ của Sin Yun-bok mảnh mai và mềm mại. Kim Hong-do thường lược bỏ bối cảnh để tập trung thể hiện chủ đề, còn Sin Yun-bok lại dùng bối cảnh chi tiết để tô điểm cho chủ đề. Về màu sắc, Kim Hong-do sử dụng màu nâu nhạt một cách trung thành , còn Sin Yun-bok lại lựa chọn và sử dụng sự tươi sáng và đặc tính gốc của màu đỏ, màu vàng, màu xanh dương trên nền màu ngọt nhẹ.

Hơn hết, tranh phong tục của Sin Yun-bok mang nhiều biểu hiện gợi tình về hành vi ái dục nam nữ. Ông đã đào bới và có cái nhìn trào phúng táo bạo trước những hành vi đạo đức giả và bất luân của quý tộc lưỡng ban, đồng thời mang những vấn đề thuộc về bản chất của con người đang còn bị che đậy vào trong những bức tranh để phản kháng dây cương ràng buộc của ý niệm seongrihak(3). Ông cũng đã đưa phụ nữ, đối tượng không được công nhận sự tồn tại trong xã hội coi trọng nam giới, vào những bức họa, đưa kỹ nữ thuộc tầng lớp có thân phận hèn mọn nhất làm nhân vật chính và lôi kéo sự quan tâm đến kỹ phòng (nhà chứa) hay nữ tục (thói quen sinh hoạt của phụ nữ) bằng những ý đồ mang tính hội họa.

Nguyệt dạ mật hội. Thủy mặc 28,2×35,6cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

 

Nguyệt hạ tình nhân. Thủy mặc. 35,6×28,2cm Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

 

Mỹ nhân đồ. Lụa. 114×45,5cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

Sự thay đổi của thời đại từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và những người hậu thuẫn khác nhau đã giúp Sin Yun-bok rất nhiều trong việc vẽ những bức tranh phong tục này. Những địa chủ tầng lớp bình dân hậu kỳ Joseon (khoảng từ năm 1637 sau Bính Tý Hồ loạn) đã tích lũy tiềm lực kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa thời kỳ đầu và mở rộng nền tảng sinh hoạt không thua kém gì yangban. Họ mang lối sinh hoạt khác với tầng lớp thượng lưu truyền thống và trở thành những người hậu thuẫn vững chắc cho tranh phong tục. Sin Yun-bok đã thoái lui khỏi văn hóa thể diện thối nát của tầng lớp thượng lưu yangban và tự bước đi trên con đường của mình. Hơn nữa, việc rút khỏi chế độ cũ giúp ông có thể dễ dàng tập trung vào đề tài mang tính suy đồi và hưởng lạc nhiều hơn.

Thông qua tranh phong tục, Sin Yun-bok khẳng định hiện thực khách quan, nhấn mạnh tính phong lưu lãng mạn và hài hước hơn là tố cáo hay phê phán thời đại. Bằng sự dũng cảm dám đưa sinh hoạt tính dục nam nữ vào tranh vẽ giữa thời đại phong kiến Joseon, ông đã giúp con người ở thời đại ngày nay có thể hiểu được những mặt trái che đậy phong tục xã hội thời kỳ ấy. Hình tượng hóa phong tục bằng cảm giác tinh tế ẩn giấu và phong cách vẽ trau chuốt tỉ mỉ, ông đã tô vẽ cho tranh phong tục thời đại Joseon thêm muôn màu. Những tác phẩm của ông được đánh giá là tài liệu quý không chỉ cho giới nghiên cứu lịch sử mỹ thuật mà còn cho nghiên cứu lịch sử sinh hoạt và trang phục con người thời bấy giờ.

Ly phụ tham xuân. Thủy mặc. 28,2×35,6cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong
Người phụ nữ chọn dây huyền cầm. Lụa. 27,5x23cm Bảo tàng Trung ương Quốc gia
Chu du thanh giang. Thủy mặc. 28,2×35,6cm. Bảo tàng Mỹ thuật Kansong

Các tác phẩm tiêu biểu của ông nằm trong“Tập hình ảnh phong tục Hye Won”(4) (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) đã được chỉ định là bảo vật quốc gia số 135. Tập hình ảnh này gồm tất cả 30 bức được lưu truyền rộng rãi nhất trong số những bức tranh phong tục của Sin Yun-bok như “Đoan Ngọ phong tình”, “Nguyệt hạ tình nhân”, “Du xuân”, “Chu du thanh giang” và được lưu giữ ở Bảo tàng Kansong (thủ đô Seoul). Chúng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến rộng rãi thông qua những cuộc triển lãm ở nước ngoài. Ngoài ra, tập hình ảnh gồm 6 bức về “Đàn cầm” nổi tiếng khác cũng đã được lưu giữ ở Bảo tàng Trung ương Quốc gia. Tác phẩm “Mỹ nhân đồ” (đầu thế kỷ 19) là một bức vẽ chân dung được coi là kiệt tác làm nổi bật vẻ đẹp của thiếu nữ Joseon.

Nguyễn Thị Trang 

Chú thích:

1. Một khuynh hướng vẽ tranh thủy mặc bằng màu nhạt của những văn nhân không chuyên về hội họa nhưng có học vấn cao và nhân cách tốt nhằm thể hiện thế giới nội tâm của họ. Khuynh hướng này ảnh hưởng mạnh mẽ tới hội họa Hàn Quốc từ trung và hậu kỳ Joseon. / 2. Tranh vẽ chim hoặc muông thú. / 3. Tính lý học, học thuyết coi trọng đạo đức, nhân cách và học vấn của Trung Hoa, du nhập vào Joseon trở thành ý niệm thống trị của triều đình Joseon. / 4. Huệ Viên, hiệu của Sin Yun-bok.

Tin cùng chuyên mục

Edinburgh – Thành phố của văn chương, nghệ thuật

Sau nhiều giờ bay và Transit tại Dubai chúng tôi đã đặt chân đến Edinburgh xứ sở Vương quốc Scotland. Lúc này là cuối chiều, thời tiết tháng 6 ở đây rất lạnh. Tuy vậy, chúng tôi vẫn tranh thủ...

Odilon Redon người tự minh họa giấc mơ

Odilon Redon (1840 – 1916) là một nghịch lý khuất lấp. Ông sống giữa thời đại Ấn tượng và hậu-Ấn tượng trăm hoa đua nở của những Renoir, Gauguin và Van Gogh. Song, ngoại trừ được công nhận trong...

Frank Perrin – “Cầu nguyện, Tình yêu, Đối kháng” qua ngôn ngữ người mù

Frank Perrin là một nghệ sĩ người Pháp sống ở Paris, người đã dành một phần đời mình để khám phá khái niệm về Chủ nghĩa Hậu tư bản và biên soạn một bản tóm tắt về những nỗi ám ảnh...

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Tổ chức Triển lãm Tranh Lụa Việt Nam tại Pháp năm 2023

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1794/QĐ-BVHTTDL về việc Tổ chức Triển lãm Tranh Lụa Việt Nam tại Pháp năm 2023. Theo đó, Bộ VHTTDL giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối...

GỐM BIÊN HÒA THỜI BALICK

  Tên tuổi của gốm Biên Hòa gắn liền với Trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Trường Mỹ nghệ Biên Hòa gắn liền với tên tuổi ông bà Balick. Thời kỳ ông bà Balick (1923 – 1950) “Thời Balick” là cách...

Triển lãm tượng gốm thủ công Peru: “Bò tót Pucará” tại Hà Nội

(ĐCSVN) – Từ ngày 16-24/9, tại Trung tâm Văn hoá và Nghệ thuật 22 Hàng Buồm công chúng thủ đô sẽ có cơ hội được thưởng thức một trong những biểu tượng đặc trưng nhất của nghề gốm...

Triển lãm cá nhân “Nghệ du”

Chiều thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Nghệ du” của hoạ sĩ Lê Thư. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm khổ lớn...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...