Lượm lặt #2


• Di sản nghệ thuật ở I-ta-li-a lâm nguy.
Giữ năm 197, báo chí nước ngoài đưa tin Viện Bảo tàng La Bơ-rét-xa – Viện Bảo tàng hội họa lớn nhất của thành phố Mi-lan ở I-ta-li-a – bị dột to; nước mưa thấm qua trần đe dọa làm hư hỏng những kiệt tác treo ở Viện bảo tàng này: những tranh của Ra-pha-en, Lơ Ti-xiêng, Vê-rô-ne-dơ… những bậc thầy nghệ thuật của thời kỳ Phục Hưng. Nhà nước I-ta-li-a quyết định chi 200 triệu “lia” để tu sửa. Nhưng đến phút cuối cùng, số tiền đó đã được đem dùng để sửa sang lại nhà tù Xan Vit-to-rê ở Mi-lan.
Có người kiến nghị rằng : tại sao lại không đưa các tác phẩm hội họa vào trong nhà tù mà cất giữ có phải là lưỡng tiện không ? Trần nhà tù nguyên vẹn không bị dột, tranh sẽ không sợ hỏng mà lại đảm bảo không thể bị mất cắp được.
Tình hình tệ hại đến nỗi, các công ty du lịch Châu Âu đã lợi dụng quảng cao như sau: «Hãy đi thăm I-ta-li-a ngay trước khi những cái đẹp ở I-ta-li-a bị hủy hết ».

• Những kiệt tác vĩ đại nhất thế giới.

Công ty làm các huy chương Giôn Pin-sơ ở Luân Đôn (Anh), đã bắt đầu từ tháng 2-1974, sản xuất một loạt huy chương đặc biệt bằng bạc, đường kính 2 « in-sơ» (5.08 xen-ti-mét), trên khắc một kiệt tác nghệ thuật của thế giới, mặt sau ghi tên nghệ sĩ, tên kiệt tác và ngày sáng tác.

 

• Pôn Gô-ganh, nhà văn.
Pôn Gô-ganh, họa sĩ Pháp nổi tiếng (1848-1903), đã có ảnh hưởng khá lớn đến hội họa hiện đại ở phương Tây. Ông là tác giả những bức tranh trứ danh Người phụ nữ với bông hoa, Những bài thơ man rợ, Chúng ta từ đâu đến, Chúng ta là gì, Chúng ta đi đâu ?… Nhưng ít người biết Pôn Gô-ganh còn là một nhà văn và một nhà triết học đặc sắc.
Năm 1974, nhà xuất bản Ga-li-ma ở Pa-ri (Pháp) đã phát hành cuốn O-vi-ri, bút ký của một người man rợ dầy 350 trang, tập hợp các tuyên ngôn, văn đả kích, tiểu luận, truyện kể… của Pôn Gô-ganh. Cuốn sách cho thấy P. Gô-ganh lên án mạnh mẽ nền văn minh thực dân đã có những ảnh hưởng tai hại mà ông chứng kiến ở Ta-hi-ti.

•Tranh treo ngược

Bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Niu Y-oóc (Mỹ) có treo bức tranh Con thuyền của danh họa Pháp Hăng-ri Ma-tít-xơ (1869-1954). Không hiểu vì lý do gì bức tranh lại treo tranh ngược suốt 47 ngày liền từ 18-10 đến tận 4-12-1961 người ta mới biết và treo lại. Trong thời gian ấy, có 116.000 người xem bảo tàng đi qua phòng tranh này.

Tin cùng chuyên mục

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Sưu tập tranh kháng chiến nhân xem bộ sưu tập của Nguyễn Phi Hùng

Người chơi tranh, sưu tập tranh ở nước ta xưa nay thường có một trình tự sưu tập, cho dù chỉ là một trình tự mang tính tương đối, nhưng ít khi bị đảo ngược-như sau: Đầu tiên: Tranh hoa, tranh...

Nhớ Cát Tường

Họa sĩ Cát Tường (Le Mur) học khóa 4 (1928-1933) tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, đồng môn với các họa sĩ: Lưu Đình Khải, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí… ông nổi tiếng là người đã sáng...

Có thể bạn quan tâm

CHÂN DUNG HỌA SĨ TRẦN HÀ – MỘT PHƯƠNG TRÌNH NHIỀU ẨN SỐ

  Nếu có ai đặt câu hỏi: Cụ Trần Hà là ai? Thì câu trả lời nhanh nhất, dễ dàng nhất có lẽ sẽ đến từ những người Nam Bộ cũ, đặc biệt người Sài Gòn cũ: Cụ Trần Hà là một đại gia...

BA BỨC TRANH TRONG DINH ĐỘC LẬP

  Khách đến Dinh Độc Lập để tham quan dễ nhận ra rằng đến đây không chỉ để xem và hiểu về một tòa nhà làm việc của chính quyền chế độ cũ, mà còn có dịp ngắm nghía một công trình...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

NGÔ HUY QUỲNH – NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐA TÀI

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (1920-2020)   Lịch sử có cách lựa chọn và đối đãi con người rất lạ. Giữa một vườn hoa khoe sắc, nó thuận tay chọn lấy một bông hoa...

VĂN GIAO – NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI

  Họa sĩ Văn Giao vốn là người tài khéo, quan hệ rất rộng với các văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhà văn Kim Lân, họa sĩ Văn Đa. Đặc biệt ông rất thân với Bùi Xuân Phái. Xuất phát điểm của...