Tôi vẽ sen

 

Ở thôn Tây Nhật Tân, nhà cạnh đầm sen Hồ Tây 14 năm nên cứ mỗi mùa sen tôi ra chụp hàng trăm tấm ảnh từ lúc sen thả lá non đến lúc lợp kín mặt ao, rồi những búp sen nhú lên, bừng nở cả vụ sen từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9, nhưng tôi chưa từng vẽ bức tranh sen nào.

Thế rồi một hôm tôi nhận được một đề nghị của một bạn trên faceboook  đặt vẽ cho một bức tranh sen. Chưa vẽ sen bao giờ, nhưng chả lẽ từ chối. Người đặt tranh bảo, tôi là người kinh doanh, nhờ anh vẽ cho bức 6 bông hoặc 8 bông. Sáu là “lộc”, Tám là “phát”. Sau cho xem vài bức ảnh chụp sen “lộc, phát” của họa sĩ Đài Loan, thấy mỗi bông đều có chua thêm chữ nho bên cạnh. Tôi không hiểu nhưng cũng không ấn tượng gì. Tôi bảo khách: tôi sẽ vẽ, nhưng vẽ sen theo cách nghĩ của tôi, chứ không theo cách đó được. Sau này xem thấy thích thì lấy, không thích thì thôi, không sao!

Năm ấy là 2014, tôi bắt đầu với những tranh sen đầu tiên.

ĐỖ ĐỨC – Sen ngày mưa

 

ĐỖ ĐỨC – Cùng trang lứa

 

ĐỖ ĐỨC – Nụ hôn tinh mơ

 

ĐỖ ĐỨC – Lam lũ đời sen

Dĩ nhiên đầu tiên vẫn là bày hoa ra chép. Sau khi vẽ rồi vò đi cả đống giấy, những bức tranh sen đầu tiên của tôi được hình thành. Rồi năm sau, tôi ngưng vẽ đề tài khác, chỉ chuyên chú vào sen. Vào mùa, tuần mua một chục bông, vẽ đến lúc sen tàn trơ đài, lá héo quắt lại mua tiếp, cắm tiếp vẽ tiếp. Tôi dần hiểu về sen, vẽ cả sen tươi sen nở, sen rụng hết cánh, và sen héo sen tàn. Đến năm thứ ba thì hầu như nắm hết cấu trúc và tính nết của hoa sen khi đủ nước khi thiếu nước. Những bông sen khát nước héo rũ thì cánh sen không chịu rụng…

Tôi nhận ra sen viên mãn thế nhưng đời sen chính là đời con người rút ngắn trong ba ngày! Từ sen hàm tiếu rực rỡ, rồi nở đến tàn thời gian chỉ có thế! Trước mắt tôi bông sen rực rỡ thời thiếu nữ, bông sen nở bung rồi lả tả rụng từng mảng những cánh hoa, rồi chỉ còn đài với tua sen héo dần, chuyển từ sắc vàng sang nâu sẫm rồi khô quắt!

Tôi lại ngộ thêm, hoá ra sen không chỉ là những bông mĩ nữ, mà còn có sen lam lũ trên đầm cuối vụ, thấy chị Dậu anh Pha khi lá sen gẫy gục khô héo dần dưới ao bùn, lại thấy cả Chí Phèo trong những bông rã rượi vì thiếu nước. Rồi thấy bông sen khi chớm vào thu, se sắt bầm trong sắc tím tái khi cái lạnh bắt đầu… Có bạn xem tranh hỏi, sao vẽ bình sen lá héo rũ, có những bông gục gãy, xấu! Nào bạn đâu hiểu tôi có vẽ sen đâu, là mượn sen nói chuyện đời. Bình sen là cả một xã hội thu nhỏ, có sinh có diệt, có vui buồn, có xum họp có tan rã, có thành công thất bại như dòng đời…

ĐỖ ĐỨC – Viên mãn

 

ĐỖ ĐỨC – Tình yêu

 

ĐỖ ĐỨC – Hồn sen còn đó

 

ĐỖ ĐỨC – Ballet

Nhưng dù gì thì sen vẫn luôn giữ sắc hồng! Có những bông chơi vơi, không trên bình mà cũng chẳng phải trên đầm như đường đời lắm nẻo, con người có lúc đơn thương, nhưng vẫn đẹp như những bông sen, vẫn tươi tắn vươn lên hoặc ít nhất vẫn giữ sắc sen. Đến khô quắt sen vẫn gân guốc… Cuộc đời ùa vào sen như vậy đó

Rồi người đặt vẽ không ra lấy tranh. Người mua bức sen đầu tiên của tôi lại là một người Nhật. Anh chị bỏ nửa ngày chọn tranh lấy bức vẽ hiền hậu nhất trước khi về nước.

Âu cũng là duyên may. Vì một lời đặt hàng cầu âu ấy mà tôi đã lao vào vẽ sen và bị cuốn hút theo nó như vào mê hồn trận đến ba bốn năm liền. Đến giờ nhắm mắt cũng vẽ ra bông sen theo ý muốn. Cảm ơn bạn nhiều lắm, chỉ một đề nghị nho nhỏ, bạn đã đưa tôi đến với một loài hoa đẹp nhất của Việt Nam. Bây giờ bên cạnh sáng tác chuyên sâu về núi rừng của tôi thì còn bổ sung thêm bộ tranh sen hàng trăm bức… Những bức tranh sen thể hiện mọi vẻ của cuộc sống với quy luật sinh diệt vô thường.

Đỗ Đức

Tin cùng chuyên mục

Khát vọng người Đất tổ Hùng Vương trong hội hoạ, điêu khắc

Chiều 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm với chủ đề  “Khát” của họa sỹ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công – hai...

Họa sĩ Nguyễn Linh tổ chức triển lãm”Nguyễn Linh 6″ tại TP. HCM

Ngày 5/5/2024, triển lãm Nguyễn Linh 6 của hoạ sĩ Nguyễn Linh đã khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi, Quận 1, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên trong sự nghiệp ông chính thức ra mắt những đứa con...

Khai mạc triển lãm “Hoạ sĩ Lê Huy Toàn – Ký ức Điện Biên” tại Hà Nội

Hòa cùng không khí cả nước kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024), hôm nay ngày 4-5-2024 tại Phòng tranh Aqua Art – 44 Yên Phụ, Hà Nội, Quỹ hỗ trợ Bảo tồn di sản văn...

Khai mạc trại sáng tác Gốm Sắc Hạ 2024

Sáng 03/5, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, Bát Tràng đã diễn ra lễ khai mạc trại sáng tác gốm Sắc Hạ 2024 của các nghệ sĩ đến từ Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam....

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC IV (BẮC MIỀN TRUNG) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm không tổ chức khai mạc và chấm giải thưởng qua ảnh chụp tại văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tổng số tác phẩm dự chấm giải thưởng qua ảnh 130 tác phẩm của 123 tác giả trong đó...

Chờ “mùa gặt” mới của mỹ thuật xứ Quảng

Chưa đầy một tháng nữa, Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 28 năm 2023 sẽ diễn ra tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Lúc này, hàng chục hội viên Chi hội Mỹ thuật...

HAI TRIỂN LÃM CỦA MANZI: CÔ ĐƠN, LẠC LÕNG, ĐI VỀ ĐÂU ?

  Cùng xem hai triển lãm đương đại “Rơi vào đường chân trời” (từ ngày 16/08 đến này 15/09/2019) và “In situ ” (từ ngày 31/08 đến ngày 15/10/2019) do Manzi tổ chức ở Hà Nội để cảm nhận...

“ỐNG THỞ” – CUỘC ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁC GIỮA KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

  Theo tư liệu Địa chính Hà Nội, trong suốt thời gian đô thị hoá cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 (1885-1955) ở Hà Nội đã hình thành 30.000 thửa đất hình ống. Khu phố cũ có hình dạng...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...