Triển lãm tranh “Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua”

Triển lãm “Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua” sẽ diễn ra từ ngày 23.3.2024 đến ngày 31.3.2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một triển lãm được giám tuyển bởi nhà nghiên cứu nghệ thuật Vân Vi với hơn 100 tác phẩm của 6 họa sĩ bao gồm: Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Văn Trinh, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Đình Sơn. 

Lời giám tuyển: “Giữa những hối hả, vội vã của cuộc sống hàng ngày cứ thế kéo ta đi, nghệ thuật nói chung bao gồm cả hội họa là chốn dừng chân, là điểm nghỉ – nơi mọi người có những giây phút chậm lại, thưởng thức và trải nghiệm từng chuyển biến trong cảm nhận của bản thân mình. Triển lãm ‘Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua’ có cấu trúc chia thành 6 khu vực riêng biệt. Người xem sẽ được chứng kiến nghệ thuật của mỗi họa sỹ qua từng không gian khác nhau.”

Họa sĩ Phan Cẩm Thượng, bên cạnh việc là một họa sĩ, còn được công nhận là nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng nhất trong 20 năm vừa qua với 18 cuốn sách nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa. Triển lãm sẽ trưng bày bộ tranh lụa mang chủ đề văn hóa cổ Việt Nam, và đặc biệt hơn là mảng tranh trừu tượng của họa sĩ Phan Cẩm Thượng. Đây là những bức tranh mà họa sĩ đã dành nhiều năm nghiên cứu, sáng tác, mà chưa từng ra mắt công chúng.

Họa sĩ Nguyễn Văn Trinh với bộ tranh “Vùng Sống” là bộ tranh đã từng được đánh giá có sức sáng tạo trên cả hai khía cạnh trong chủ đề và trong chất liệu. Nguyễn Văn Trinh sáng tác một “Vùng sống” đa chiều lơ lửng với nhiều sinh thể kỳ lạ phía bên trong, trên chất liệu lụa kết hợp với giấy giang, cho những hiệu ứng tầng tầng lớp lớp khi xem.

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến và họa sỹ Vũ Văn Tịch là hai họa sĩ chuyên về sáng tác sơn mài. Họa sĩ Triệu Khắc Tiến hiện nay là tiến sĩ về thực hành sơn mài duy nhất tại Việt Nam. Ông cùng với những người học trò của mình là những người nghiên cứu chuẩn hóa các kỹ thuật sơn mài Việt Nam cho trường Đại học mỹ thuật Việt Nam, giúp mở rộng biên độ của chất liệu và đảm bảo độ bền của tranh khi sáng tác trên chất liệu sơn mài. Dưới khía cạnh của một họa sĩ, tranh của Triệu Khắc Tiến có xu hướng công phu, tỉ mỉ và đạt đến những hiệu quả về độ tinh mà hiếm họa sĩ nào có được. Trong khi đó, họa sỹ Vũ Văn Tịch – một trong các học trò của ông Tiến – lại sáng tác nhằm lưu giữ những xúc cảm và khát khao của tuổi trẻ.

Nguyễn Quang Trung là họa sĩ chuyên sáng tác trên phong cách trừu tượng. Ông cho rằng những gì mình đang làm không phải là phát hiện ra phong cách mới, mà là đi vào chiều sâu của phong cách trừu tượng, song hành với sự phát triển của đương đại. Tranh của Nguyễn Quang Trung mang một kỹ thuật đặc biệt là “kỹ thuật nhốt sáng” cho phép lưu lại những khoảnh khắc vừa hiển hiện lại vừa thoái lui, và qua đó nhìn thấy sự vận động không ngừng của nét và màu.

Họa sỹ Nguyễn Đình Sơn với những bức tranh mang phong cách biểu hiện, khai thác những chủ đề như cuộc sống ven biển, hay những thay đổi của vùng ven đô thị. Tranh của Nguyễn Đình Sơn thể hiện sự chú tâm vào rung động và những góc nhìn cận cảnh, cho người xem thấy khi lắng nghe và quan sát mọi thứ thật kỹ thông qua xúc cảm của bản thân mình, thì mỗi khía cạnh nhỏ đều mở ra một thế giới muôn màu.

Nhà tổ chức triển lãm The Muse cho biết “Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua” được tổ chức trong sự lựa chọn đa dạng về chất liệu từ sơn mài, lụa, sơn dầu, acrylic với nhiều phong cách nghệ thuật. Sự kết nối nằm trong các ý tưởng sắp đặt không gian của giám tuyển, đưa người xem qua các cung bậc của các trí tưởng tượng khác nhau.

Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng...

Cuộc thi “UOB Painting of the year” lần 2 chính thức khởi động tại Việt Nam

Sau lần thứ nhất tổ chức thành công, cuộc thi nghệ thuật UOB (UOB Painting of the year) lần thứ 2 đã chính thức khởi động ngày 07/5/2024 tại Hà Nội, đây tiếp tục là cơ hội cho các nghệ sỹ Việt...

Triển lãm tương tác panorama chiến thắng Điện Biên Phủ: Món quà đặc biệt dành tặng giới mỹ thuật Việt Nam

NDO – Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nán lại tới tận cuối buổi khai mạc triển lãm tương tác tranh panorama tại Báo Nhân Dân chiều 6/5. Ông xúc động nói: “Đây là...

Khát vọng người Đất tổ Hùng Vương trong hội hoạ, điêu khắc

Chiều 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm với chủ đề  “Khát” của họa sỹ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công – hai...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

THẦN MẶT XÁM CỔ XANH

  Đón mừng năm mới, xuân về, tết đến, nhân dân các dân tộc ở miền núi Bắc Bộ Việt Nam cũng nhộn nhịp chuẩn bị mọi việc trong gia đình vào những ngày cuối năm, chủ yếu là trang hoàng...

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

DIỆN MẠO BỘ SƯU TẬP TRANH LỤA CỦA BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam do họa sĩ – nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung sáng lập năm 1966 là nơi trưng bày, gìn giữ những tác phẩm quý về nghệ thuật tạo hình cổ đại – hiện đại...

Những tác phẩm đi cùng năm tháng

Họa sĩ Trần Đình Diệu (1938 – 2004), sinh ra trong một gia đình làm nghề nhuộm thủ công tại Hải Phòng. Ông có thời gian học phổ thông và sau đó, sinh sống tại Hà Nội. Từ 1959 đến 1961, ông có...