Những tác phẩm đi cùng năm tháng

Họa sĩ Trần Đình Diệu (1938 – 2004), sinh ra trong một gia đình làm nghề nhuộm thủ công tại Hải Phòng. Ông có thời gian học phổ thông và sau đó, sinh sống tại Hà Nội. Từ 1959 đến 1961, ông có điều kiện học vẽ tại tư gia một số họa sĩ danh tiếng ở Hà Nội như: Đình Minh, Mạnh Quỳnh, Phạm Viết Song, Lương Xuân Nhị, Hoàng Tích Trù. Năm 1962, ông trở về Hải Phòng, công tác trong ngành văn hóa thông tin của thành phố quê hương và luôn dành thời gian cho việc sáng tác của cá nhân.

Triển lãm “Những tác phẩm đi cùng năm tháng” của cố họa sĩ Trần Đình Diệu được gia đình tổ chức lần này, như một sự “trở về” nơi chốn ban đầu của nghệ thuật của ông. Triển lãm trưng bày 30 bức tranh và ký họa, mà phần lớn được ông vẽ trong khoảng thời gian từ 1964 đến 1972 (giai đoạn Hải Phòng, thành phố quê hương ông cùng cả nước đang trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khó). Đây cũng là lần đầu tiên, hội họa của ông được chính thức giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật của Thủ đô.

Các bức vẽ trong giai đoạn nói trên được thể hiện với đa dạng chất liệu: bột màu, màu nước, ký họa bút sắt. Rất đáng chú ý là những ký họa bút sắt thể hiện khung cảnh một số nơi ở Hải Phòng sau khi bị ném bom có tính chất hủy diệt. Trên tranh, họa sĩ đã chọn lựa chi tiết đặc tả hoặc để ở vị trí tiền cảnh là những cột trụ, khung nhà vẫn vững vàng sau bom đạn, như là cách biểu tỏ thái độ của con người trước hoàn cảnh khốc liệt qua lăng kính của cá nhân họa sĩ. Không có bóng dáng con người ở đó nhưng những bức vẽ lại cho thấy thật nhiều sức sống, sự sống.

Bình yên vừa là sự lựa chọn chủ đề mà có lẽ cũng vừa là mong ước của họa sĩ để thể hiện trên các bức tranh khác. Ông không chú trọng tả thực mà chú trọng vào suy nghĩ của cá nhân ông trước hiện thực, chú trọng vào nội tâm của nhân vật có hòa quyện với nội tâm cá nhân ông tại thời điểm cầm bút. Đặc biệt, họa sĩ cùng lúc mong muốn biểu đạt những thể nghiệm về bút pháp tạo hình. Vì thế, người xem có cơ hội khám phá ngôn ngữ hội họa hơi hướng biểu hiện và lập thể trong nhiều bức vẽ của ông ở giai đoạn mà chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là dòng chính với tất cả những ưu việt.

Màu đỏ ấm nóng được họa sĩ sử dụng có tính toán chắc chắn để tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ với người đối diện bức tranh, cân bằng lại những mảng màu lạnh đầy suy tư. Chiếc mũ đỏ của em bé đang ngả trên vai người cha trầm tĩnh, đầy vẻ chịu đựng, cái xô đỏ bên giấc trưa của cô gái trẻ, cánh hoa đỏ như đang tự tỏa sáng/ tự chiếu sáng cho chính mình trong một góc tối,… Còn hơn cả sự tươi thắm hay cảm hứng trong tâm hồn, màu đỏ ấy chứa đựng những khát vọng sống và sự sáng tạo nghệ thuật.

Triển lãm “Những tác phẩm đi cùng năm tháng” của cố họa sĩ Trần Đình Diệu được khai mạc vào ngày 16/12/2023 và kết thúc vào 26/12/2023 tại Atena Gallery, số 96 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ban tổ chức hy vọng sự kiện sẽ góp phần tiếp tục lan tỏa những giá trị đóng góp riêng có của mỹ thuật Hải Phòng và của cá nhân cố họa sĩ vào dòng chảy chung đầy sinh lực của mỹ thuật đất nước, dẫu trải qua biết bao ngặt nghèo của xã hội trong giai đoạn chiến tranh.

TCMT

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ về Hà Nội

NDO – Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chiều 8/10, triển lãm “Lớp Love Hà Nội” khai mạc tại Aqua Art, 44 Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.                       Không gian...

Khai mạc Triển Lãm Mỹ Thuật Bắc Giang năm 2024

Sáng 9/10/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Bắc Giang năm 2024. Nhằm thúc đẩy tiềm năng văn học nghệ thuật, mỹ thuật trong thời kỳ hội nhập có...

Triển lãm “Hồn của đất” gửi gắm tình yêu với Bác Hồ và Thủ đô Hà Nội

NDO – Ngày 8/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Triển lãm “Hồn của Đất” đã được khai mạc tại...

Triển lãm mỹ thuật Chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng ngày 06/10/2024, Hội Mỹ thuật Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiện chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Đây là triển lãm mỹ thuật...

Triển lãm “Bản diện kim cương II”

Vào lúc 16h30 thứ Ba ngày 1 tháng 10 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Nghệ danh: Ba Tỉnh)....

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

ĐỘC ĐÁO HÌNH TƯỢNG CON VOI TRÊN GỐM CỔ

  Từ xa xưa, voi đã là loại động vật quen thuộc với người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới ở châu Phi, châu Á… Lịch sử và truyền thuyết của Việt Nam không thể thiếu hình tượng...

Triển lãm mỹ thuật đầu tiên của Việt Nam tại Mông Cổ

     NDO – Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Doãn Khánh Tâm cho biết, Triển lãm “Hương gió phương Nam – Hội họa Việt Nam ngày nay” đánh dấu lần đầu tiên một triển lãm mỹ thuật mang...

HỒ HỮU THỦ – XUÂN XANH

  Hồ Hữu Thủ sinh năm 1942 tại Bình Dương. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ nghệ Bình Dương năm 1960. Tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn khóa 1961 – 1964 cùng với Đỗ Trọng...

TẢN MẢN CHUYỆN MUA BÁN TRANH Ở SÀI GÒN XƯA

  Ngày 25 tháng chín năm 1932, tại Tòa Khâm sứ Trung kỳ đặt tại kinh đô Huế đã bày cuộc triển lãm tranh vẽ long trọng.  Tòa Khâm có mời vua Bảo Đại đến ngự lãm cùng các quan lại, thân hào...

CÔ ĐƠN VÀ LUÂN HỒI SINH TỬ

  Qua bút pháp hiện thực lãng mạn có yếu tố siêu thực và tượng trưng, nghệ thuật của Lê Huy Tiếp đưa người xem ngắm nhìn sự cô đơn và sinh-tử luân hồi trên cõi đời trong mối quan hệ con...