KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH HỌA SĨ VĂN GIÁO (6/10/1916 – 6/10/2018): VĂN GIÁO TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG

 

Nói về gia tài nghệ thuật của họa sĩ Văn Giáo, người ta luôn kính trọng bởi sự đa dạng trong các tác phẩm của Ông. Ở đó người xem thấy được những khoảnh khắc lịch sử hào hùng dân tộc, những cảnh đẹp của đất nước và cuộc sống thường ngày của những con người bình dị. Qua tranh Văn Giáo, không chỉ những người đi trước mà cả thế hệ sau này – những người chưa được cảm nhận không khí hào hùng của đất nước, thêm một lần nữa hiểu và cảm được trọn vẹn tinh thần dân tộc. Ấy hẳn đã là một điều trân quý!

Nhắc đến Văn Giáo, người ta không thể không nói đến những tác phẩm vẽ về phong cảnh quê hương của ông.  Xem các tác phẩm, dễ nhận ra dấu chân Văn Giáo in trên khắp nẻo đường từ Bắc tới Nam. Đây chính là hiệu quả của phong cách sáng tác của ông: Đi – vẽ – triển lãm, đưa tác phẩm kịp thời vào đời sống. Ở ông đã định hình, định vị một phong cách hiện thực, giàu phẩm chất cách mạng và trữ tình. Họa sĩ đã sớm thành công trong thể loại tranh này, bởi khả năng xử lý ánh sáng tinh tế mà không phải ai cũng có thể đạt được. Qua những thể nghiệm đầu tay, những tác phẩm của ông đã sớm bộc lộ khả năng đó một cách hiệu quả: ưa thích cảnh đẹp, say sưa với những phản quang phong phú và màu sắc nồng nàn. Chỉ một cảnh vật nhưng ở trong các không gian ánh sáng đa dạng: bình minh, trưa hè, hoàng hôn hay cả đêm tối; tất cả đều đem lại cho người xem cảm nhận khác nhau về cuộc sống. Nếu tác phẩm “Văn Miếu” với một ánh sáng ban ngày hội đủ khả năng tả thực, tả ánh sáng sống động, thì bức tranh “Đêm nay Bác không ngủ” đơn giản chỉ là cảnh nhà sàn Bác Hồ về đêm, với sắc màu ấm áp, ánh sáng lung linh của cây đèn nhỏ. Với tác phẩm rất trữ tình này, mặc dù không có hình ảnh Bác, họa sĩ vẫn cho người xem thấy được ý chí của Bác vẫn đang cháy bỏng và tỏa sáng trong ngôi nhà.

Nếu tranh phong cảnh là sở trường của Văn Giáo, thì tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh lại là niềm đam mê bất tận mà ông cống hiến trọn vẹn hơn ba mươi năm của cuộc đời mình. Vẽ Hồ Chủ Tịch đã có không ít họa sĩ vẽ, nhưng Văn Giáo là người đầu tiên vẽ chân dung Bác trực tiếp trong không khí cách mạng ở Hà Nội tháng 10 năm 1945. Vốn là một người bộc trực và sống hết lòng, được trực tiếp tiếp xúc với Bác nên ông rất ngưỡng mộ, kính yêu Người. Bác đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng bất tận của cuộc đời người Họa sĩ.

Trong thế giới nghệ thuật, mỗi chất liệu đều mang trong mình sắc thái riêng và chỉ có cái duyên mới gắn kết được người nghệ sĩ với chất liệu đó. Họa sĩ Văn Giáo có duyên với chất liệu bột màu, cũng như họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có duyên với chất liệu lụa, họa sĩ Nguyễn Gia Trí có duyên với chất liệu sơn mài… Một người nghệ sĩ chân chính đều có thể nhận thấy rằng mọi chất liệu đều bình đẳng, không có chất liệu “dễ vẽ” hay chất liệu “khó vẽ”. Người họa sĩ – người gieo hồn vào các tác phẩm qua chất liệu mới là người quyết định đâu là sở trường, đâu là sở đoản của bản thân, để từ đó kết duyên với từng chất liệu khác nhau, mà đi đến tận cùng vẻ đẹp đặc thù nhất của nó. Với bột màu, đó không chỉ là một thế mạnh của ông mà nó đã trở thành một thương hiệu mang tên Văn Giáo.

Cùng dân tộc trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại, Văn Giáo đã cầm bút vẽ bằng cả trái tim say đắm và lòng đam mê nghệ thuật cháy bỏng.Vì thế, toàn bộ sáng tác của ông là một dòng chảy biến thiên theo lịch sử không ngừng nghỉ. Mỗi tác phẩm là một lời kể chuyện tâm tình về quê hương, là những khắc họa về cuộc chiến đấu khốc liệt giành độc lập của dân tộc Việt Nam, là chân dung những con người bình dị cho tới lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp trực họa giàu cảm xúc, họa sĩ đi khắp nơi để ghi lại nhiều khoảnh khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Văn Giáo đã cống hiến cả cuộc đời cho hội họa và để lại những tác phẩm đẹp cho nền Mỹ thuật Việt Nam.

Các tác phẩm của họa sĩ Văn Giáo:

 

VĂN GIÁO – Chân dung tự họa. 1989 Sơn dầu. Sưu tập gia đình họa sĩ

 

VĂN GIÁO – Tam quan nội Văn Miếu. 1939. Bột màu. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

VĂN GIÁO – Đêm nay Bác không ngủ.1974. Bột màu. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

VĂN GIÁO – Nhà máy xi măng Hải Phòng. 1958. Bột màu. Sưu tập gia đình họa sĩ

 

VĂN GIÁO – Tìm lại người thân. 1958. Sơn dầu. Sưu tập gia đình họa sĩ

 

VĂN GIÁO – Khai hoang Điện Biên Phủ. 1960. Bột màu. Sưu tập gia đình họa sĩ

 

VĂN GIÁO – Bác Hồ thăm nhân dân Hà Bắc. 1978. Bột màu. Sưu tập gia đình họa sĩ

 

VĂN GIÁO – Phố Hàng Bè. 1944. Bột màu. Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

      Quang Việt

 

 

Tin cùng chuyên mục

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Triển lãm cá nhân “Ảnh xạ” diễn ra từ ngày 07 đến 15/11/2023 tại phòng Bảo tàng, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Triển lãm cá nhân lần thứ hai của...

Có thể bạn quan tâm

Không gian nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm quan hệ hữu nghị Việt – Nhật

(Chinhphu.vn) – Tối 12/7 tại Công viên Bờ tây cầu Rồng, TP. Đà Nẵng và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức chương trình không gian ánh sáng nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Việt...

MARCELINO TRƯƠNG LỰC VÀ ÁM ẢNH QUÊ CHA

  Marcelino có dáng dấp một diễn viên điện ảnh người Pháp, với mái tóc nghệ sĩ và vóc dáng cân đối. Anh có phân nửa dòng máu Việt trong người, mẹ anh là một phụ nữ...

Họa sĩ Ngô Xuân Bính và nghệ thuật đô thị trong kỷ nguyên mới

Với nghệ thuật điêu khắc vĩ mô đa chiều, tranh bích họa và ảo ảnh ánh sáng nhờ kỹ thuật số, triển lãm “Ego – Người” của họa sĩ Ngô Xuân Bính đã truyền tải một cách sinh động nhất...

Thông báo về Triển lãm Mỹ thuật Khu vực VI (TP. Hồ Chí Minh) Lần thứ 24 năm 2019

HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM            Số:...

Bảo quản, phục chế: Khoảng trống của thị trường mỹ thuật Việt Nam

(SGGP) Nhiều tranh của các danh họa Việt ở nước ngoài sau đấu giá trở lại cố hương, nhưng công chúng hiếm có dịp chiêm ngưỡng. Một lý do là chủ sở hữu lo ngại công tác bảo quản, phục chế...