Triển lãm cá nhân: Hội họa Tạ Quang Bạo

Vào lúc 16h00 chiều thứ Tư ngày 20 tháng 12 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm cá nhân mang tên: “Hội họa Tạ Quang Bạo”.

Tạ Quang Bạo sinh năm 1941 tại Thanh Hóa. Trước đây công chúng biết tới ông là một Nhà điêu khắc với những tác phẩm nổi tiếng như: Vọng Phu, Tiếng Đàn, Giao duyên, Hội nghị Diên Hồng… Tạ Quang Bạo là một trong số ít những nhà điêu khắc sáng tác nhiều tượng đài nhất ở Việt Nam. Các tác phẩm tượng đài của ông có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, ý nghĩa giáo dục.

Trong cuộc đời sáng tác các tác phẩm điêu khắc, ông đã đạt được nhiều giải thưởng: Giải thưởng Mỹ thuật Toàn quốc những năm 1976, 1980, Giái Nhất 10 năm Điêu khắc toàn quốc 1973 -1983, Giải A triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang năm 1984… Với những cống hiến cho nền Mỹ thuật nước nhà trong lĩnh vực điêu khắc, nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2016.

Ở tuổi 81, ông quyết định bước vào một chuyến phiêu lưu nghệ thuật mới – Hội họa Sơn mài. Triển lãm lần này tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Họa sĩ/Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo giới thiệu tới công chúng 50 tác phẩm sơn mài khổ lớn thể hiện 50 trạng thái cảm nghĩ của tác giả về con người, cuộc đời, thiên nhiên với bảng màu phong phú, mới mẻ.

Ông Nguyễn Thế Khoa – Nhà báo, nhà nghiên cứu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Tổng Biên tập tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ những suy nghĩ của mình về họa sĩ/ Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo: “Thực sự có một thế giới tranh sơn mài của Tạ Quang Bạo có thể so sánh với thế giới tượng của Tạ Quang Bạo. Có lẽ đã từ lâu, khi sáng tạo điêu khắc, Tạ Quang Bạo đã nung nấu việc những gì ông không thể thể hiện được bằng đất, đồng, gỗ đá của tượng sẽ được ông thể hiện bằng được bằng màu sắc và hình khối của tranh. Chỉ có điều niềm đam mê tượng như cơn cuồng phong đã cuốn ông say sưa đi trong thế giới của nó từ tuổi 20 tới tuổi 80. Đến tuổi 81, Tạ Quang Bạo cảm thấy dường như những gì ông muốn làm với tượng đều đã làm được, ông thấy đã đến lúc mình cần dành thời gian cho những gì từng nung nấu nhưng chưa thực hiện được về tranh, nhất là tranh sơn mài”.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 tại tầng 1 nhà B Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam – 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Một số tác phẩm trong triển lãm:

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ nghệ thuật ANNAM ART FAIR 2024

Annam Gallery hân hoan mang đến cho cộng đồng nghệ thuật tại Sài Gòn sự kiện mang tên ANNAM ART FAIR. Với mô hình là một hội chợ nghệ thuật trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện và đa...

Phát động Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024

(ĐCSVN) – Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh, ghi nhận thành tựu sáng tạo của các nghệ sỹ trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền mỹ thuật Việt Nam...

Chia sẻ kỷ niệm về danh họa hàng đầu Việt Nam, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân

Art talk “Những kỷ niệm về họa sỹ, Liệt sỹ Tô Ngọc Vân” đưa công chúng đến với những ký ức về ông thông qua những tác phẩm, những câu chuyện xúc động của các khách mời, gia đình, học...

Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(ĐCSVN) – Với cách thể hiện đặc sắc, độc đáo của dòng tranh cổ động, Ban Tổ chức mong muốn các họa sĩ đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, không...

Họa sĩ Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Công Thành với “Nguồn cội” tại Đà Lạt

NDO – Lần đầu tiên, tác phẩm hội họa, điêu khắc của Lê Công Thành và Nguyễn Thị Kim Thái đến với công chúng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, qua triển lãm chủ đề “Nguồn cội”...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN “SẮC HOA TI-GÔN” VÀ BỨC TRANH CỦA BÙI XUÂN PHÁI”

  Nhà văn Thanh Châu (1912-2007), tên thật là Ngô Hoan, là một cây bút quen thuộc trong văn đàn Việt Nam với truyện ngắn “Sắc hoa Ti-gôn”. Tháng 9 năm 1939, truyện ngắn “Sắc hoa Ti-gôn” của ông...

Thông báo của Ban Chấp hành TW Hội Mỹ thuật Việt Nam về Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019 – 2024)

  HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      Số: 119/19/BTV                                             Độc lập –...

ÔNG PHÁI ƠI ! LÃO SAY BAY MẤT RỒI

  Nhà thơ Trần Lê Văn, ông làm thơ và viết sách công tác ở Viện Hán Nôm. Ông có nhiều công đóng góp cho nền văn học Việt Nam, là bạn thân với nhà thơ Quang Dũng. Hai người thân nhau như hình...

VICTOR TARDIEU – MỘT GÓC PHỐ Ở HÀ NỘI

  Năm 1920, Victor Tardieu nhận Giải thưởng Đông Dương, và theo thông lệ, ông nhận kèm theo một suất tiền lữ hành để có thể sang ở sáu tháng tại Viễn Đông. Chuyến đi tưởng sáu tháng ấy hóa...

Trình chiếu bức tranh 3D về Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Tượng đài Cảm tử Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công...