TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN “SẮC HOA TI-GÔN” VÀ BỨC TRANH CỦA BÙI XUÂN PHÁI”

 

Nhà văn Thanh Châu (1912-2007), tên thật là Ngô Hoan, là một cây bút quen thuộc trong văn đàn Việt Nam với truyện ngắn “Sắc hoa Ti-gôn”. Tháng 9 năm 1939, truyện ngắn “Sắc hoa Ti-gôn” của ông đăng trên “Tiểu thuyết thứ Bảy”. Truyện ngắn này có đời sống lâu dài, gắn chặt với văn học sử Việt Nam không chỉ vì điển hình cho trào lưu lãng mạn lúc bấy giờ, mà còn vì nó gắn với lý do xuất hiện bài thơ “Hai sắc hoa Ti-gôn” của nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh.
Theo lời kể của Thanh Châu, thì nội dung truyện chính là chuyện tình của Lê Phổ (1907-2002). Còn về nhà thơ “bí ẩn” T.T.Kh, nhà văn Thanh Châu vẫn luôn giữ nguyên quan niệm từ năm 1939, là: “Không cần biết con người thật của T.T.Kh, tôi chỉ biết rằng đó là người đàn bà đã viết được những vần thơ đẹp. Còn muốn gì hơn? Sao người ta cứ muốn làm nhơ bẩn những gì gọi là trong sạch ở cõi đời này?” (theo wikipedia).

BÙI XUÂN PHÁI – Biển Mỹ Khê. 1983. Sơn dầu trên bìa cứng. 39,5×49,5cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

Vợ của nhà văn Thanh Châu là bà Lê Kim Thịnh. Bà Thịnh là một trong ba người con của ông Lê Hứa và là chị ruột nhà nhiếp ảnh Lê Vượng. Ông Lê Hứa chính là anh ruột của danh họa Lê Phổ. Nhà văn Thanh Châu cùng nhóm chơi với các nghệ sĩ như Văn Cao, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Trần Duy, Lê Chính. Các ông thi thoảng vẫn tụ tập tại căn phòng nhỏ nhà ông Thanh Châu, nơi có mảnh sân xinh xinh đầy hoa, cây cảnh ở phố Trần Quốc Toản do chính Thanh Châu trồng để chuyện trò và uống rượu. Đồ nhắm tuy chẳng có gì cao sang chỉ vài thứ đơn giản, rượu thì được rót trong chén hạt mít bé xíu nhưng ai cũng thích, cũng phừng phừng chuyện trò vui chia sẻ về nghề, chuyện buồn vì đời cũng được trút ra hết cho nhẹ lòng…
Theo lời kể của chị Ngô Quỳnh Châu, con gái nhà văn Thanh Châu thì mẹ chị- bà Lê Kim Thịnh là người phụ nữ đảm đang, khéo léo giỏi thu vén. Bà là dược sĩ giỏi chuyên môn, nhưng do gia đình bị gắn mác tư sản nên bị chuyển xuống làm công việc súc rửa các chai (lọ) thuốc. Khi có khách đến cửa hàng của cơ quan mua thuốc tây thì mới gọi bà lên bán. Nhưng bà cũng không vì thế mà bất mãn với thời cuộc. Bà vẫn chăm chỉ làm việc ở cơ quan, vẫn tần tảo ngày ngày đồ thúng xôi bán vào mỗi buổi sáng cho sinh viên mỹ thuật ngay cổng Trường Yết Kiêu. Vì thế tuy ở thời bao cấp hết sức khó khăn, thiếu thốn mà bà vẫn thi thoảng giúp chồng tổ chức những buổi tiệc rượu nho nhỏ với vài món nhắm giản dị cho các nghệ sĩ bạn của chồng đến gặp gỡ, chuyện trò.

Cũng theo lời kể của chị Quỳnh Châu, trước đây các họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, đặc biệt là Bùi Xuân Phái đều có tranh tặng bố chị. Văn Cao đã vẽ tặng chồng chị một bức chân dung trong ngày cưới của hai anh chị. Bùi Xuân Phái cũng vẽ cho chị một bức chân dung với mái tóc dày, thắt bím và đôi mắt hơi xếch. Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung cũng tặng bức tranh lụa quý. Còn Bùi Xuân Phái thì ký họa bố chị rất nhiều bức…
Họa sĩ Trần Duy cũng đã từng vẽ một bức sơn dầu chân dung nhà văn Thanh Châu. Bức tranh được in trong cuốn Tranh sơn dầu Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật 1996. Tranh đã từng được treo rất lâu tại nhà ông Thanh Châu ở phố Trần Quốc Toản. Nhưng sau đó, họa sĩ Trần Duy đã quay lại mượn để trưng bày trong triển lãm cá nhân đầu tiên của ông vào năm 1991. Hiện nay, không ai biết đích xác bức tranh đang ở đâu.

TRẦN DUY – Nhà văn Thanh Châu. 1957. Sơn dầu
Bìa 1 cuốn truyện ngắn của nhà văn Thanh Châu

                                                                      

Bìa 4 với bản in ký họa Bùi Xuân Phái vẽ Thanh Châu

 Bức “Biển Mỹ Khê” của Bùi Xuân Phái mà Tạp chí giới thiệu trong số này là một trong số ba bức tranh với đề tài phố và biển mà Bùi Xuân Phái tặng cho Nguyễn Thanh Châu. Bức “Biển Mỹ Khê” vẽ năm 1983, trên carton loại rất cứng, dày. Trong nhiều năm, bức tranh vẫn được để tại nhà riêng của ông Thanh Châu ở phố Trần Quốc Toản. Năm 2002, Thanh Châu khi chuyển vào Nam sinh sống cùng với người con trai út là anh Ngô Chương, ông đã mang theo hai bức “Biển Mỹ Khê” và “Phố Hàng Quạt”. Còn một bức phố nữa hiện vẫn đang được lưu giữ tại nhà con gái của ông là chị Quỳnh Châu.

Sau khi nhà văn Thanh Châu qua đời năm 2007, một thời gian sau đó tranh thuộc về chị Bích Trâm, con gái viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn. Chị đã nâng niu lưu giữ tranh nhiều năm trước khi chuyển về một bộ sưu tập rất tốt ở Hà Nội.
Anh Bùi Thanh Phương, con trai Bùi Xuân Phái khi nhìn thấy bức tranh của cha mình đã thốt lên: “Ông vẽ trong lúc đang vui lắm nên nhát bút bay và phiêu. Biển Mỹ Khê thật khoáng hoạt với lớp màu dày”. Sau đó anh Phương giải thích: “Cụ Phái rất thích vẽ màu dày, xoắn lên từng mảng. Đặc biệt, khi màu không phải của nhà thì cụ vẽ rất vung tay, đi màu bằng thích thì thôi”. Những bức tranh như thế này hầu như không theo khuôn khổ nào cả mà thường được vẽ trên gỗ, trên carton (loại bìa rất dày thường lót dưới đáy các công-ten-nơ hàng từ Liên Xô hoặc Đông Âu về do chủ nhà có sẵn). Người có nghề, người hiểu tranh Bùi Xuân Phái chỉ nhìn một thoáng thôi cũng đã cảm nhận được cái chất riêng đặc biệt không thể lẫn của ông.
Cuộc sống có nhiều điều bất ngờ với những câu chuyện về quá khứ tuy chưa quá xa nhưng luôn là những bí ẩn thú vị. Nhân gian xưa nay luôn ẩn chứa nhiều điều mà nếu được gặp, được nghe kể đều phải có những cơ duyên…nếu không sẽ chẳng dễ dàng gì biết được. Đó chính là điều hạnh phúc mà người cầm bút có được. Mỗi bức tranh ra đời đều có câu chuyện lịch sử của riêng nó. Và với những bức tranh của người nổi tiếng thì luôn là những sự hấp dẫn được mong chờ…

Hoàng Anh

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

TRANH VẼ THIẾU NỮ CỦA TRẦN ĐÔNG LƯƠNG

  Jean Carzou, một họa sĩ Pháp nổi tiếng, đã từng nói: Những quả táo của Cézanne, cho dù có kỳ lạ đến đâu thì cũng không thể sánh nổi với mấy người “đi tuần đêm” của Rembrandt –...

10 THÔNG ĐIỆP ẨN GIẤU TRONG CÁC KIỆT TÁC HỘI HỌA NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

    1. Thông điệp về tri thức khoa học ẩn giấu trên trần nhà nguyện Sistine Có một thông điệp khoa học ẩn giấu trong một trong những bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Tác phẩm...

Khai mạc triển lãm tranh Hội họa Tạ Quang Bạo

Chiều ngày 20/12/2023, đã diễn ra khai mạc triển lãm cá nhân “Hội họa Tạ Quang Bạo” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ ngày 20/12 đến...

HỌA SĨ THÁI HÀ

  Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2001 Tên thật là Nguyễn Như Huân. Quê huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông học khóa 18 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chỉ được hơn...

Khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Chơn Hiền

(BĐ) – Sáng 1.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (số 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn), Hội VHNT tỉnh phối hợp Sở VH&TT tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh với chủ đề “Hương sắc xuân...