TRANH VAN GOGH LẦN ĐẦU ĐƯỢC ĐẤU GIÁ TẠI HỒNG KÔNG

 

Một bức tranh tĩnh vật sang trọng về hoa lay-ơn được bán với giá hơn 10 triệu USD

Lần đầu tiên một bức tranh của Van Gogh được bán đấu giá ở vùng Viễn Đông bởi một trong những nhà đấu giá lớn của phương Tây – một dấu hiệu chắc chắn rằng thị trường nghệ thuật đang dịch chuyển khỏi châu Âu và Bắc Mỹ. Những người mua các tác phẩm của Vincent hiện ở Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Trong bức tranh, những bông hoa lay-ơn màu đỏ tươi được cắm trong một chiếc bình nhỏ đặt trên chiếc bàn sẫm màu hòa vào nền tranh. Loài hoa lay-ơn này thường nở vào tháng 8 và tháng 9 ở miền bắc nước Pháp và bức tranh “Bình hoa lay-ơn” là một ví dụ điển hình về phong cách của nghệ sĩ vào thời điểm này, vài tháng sau khi ông đến Paris vào tháng 2 năm 1886. Bức tranh với chữ ký thật của Van Gogh và có thể ông đã tặng nó cho một trong những người bạn của mình.
Anh trai của Vincent đã nói với mẹ rằng: “Cậu ấy chủ yếu vẽ hoa, đồ vật để thêm màu sắc sống động hơn vào bộ tranh tiếp theo của mình… Cậu ấy cũng có những người hâm mộ tặng cho mỗi bó hoa mỗi tuần.”

Van Gogh – Bình hoa lay-ơn. 1886. Nguồn: Sotheby’s

Van Gogh viết thư cho người bạn họa sĩ của mình là Horace Livens, vào tháng 9-10/1886: “Tôi đã thực hiện một loạt các nghiên cứu về màu sắc trong bức tranh chỉ đơn giản là hoa… Cố gắng tạo ra màu sắc mạnh mẽ chứ không phải sự hài hòa xám xịt.” Vào thời điểm này, ông đã tạo ra một số bức tranh tĩnh vật khác với hoa lay-ơn, bao gồm “Bình hoa lay-ơn và thủy cúc Trung Hoa” (1886), hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Van Gogh.

Tác phẩm vẽ hoa sắp ra mắt ở Hồng Kông được vẽ trên một bức tranh tĩnh vật trước đó-những củ khoai tây và một cái bát. Sáng tác ban đầu này có lẽ ra đời từ một năm trước đó, tháng 9 năm 1885, khi Van Gogh đang sống tại ngôi làng Nuenen của cha mẹ ông, ở miền nam Hà Lan. Luôn luôn trong tình trạng thiếu thốn về mặt tài chính (nghĩa ban đầu là luôn thiếu tiền), ông có lẽ chỉ đơn giản là sử dụng lại bức voan sau khi đến Paris. Các danh mục của Sotheby’s cũng gợi ý rằng ông đã vẽ đè lên (vẽ trên nền của một tác phẩm khác, tác phẩm trước đó) vì ông “cảm thấy nghệ thuật của mình đang chuyển sang một hướng mới và thú vị”.

Van Gogh – Bình hoa lay-ơn và thủy cúc Trung Hoa

Chủ sở hữu đầu tiên của bức “Bình hoa lay-ơn”, vào năm 1912 được xác định là Théodore Duret, nhà phê bình người Paris và là người ủng hộ trường phái Ấn tượng. Đến năm 1928, nó thuộc về Alden Brooks, một nhà văn Hoa Kỳ sống ở Paris và được biết đến nhiều nhất với lập luận rằng Shakespeare không phải là tác giả của các vở kịch được gán cho ông.

Trong 40 năm qua bức tranh “Bình hoa lay-ơn” đã được đấu giá tại Sotheby’s không dưới năm lần. Điều này mang đến những cơ hội để xem giá đã tăng như thế nào.

Vào năm 1983, bức tranh tĩnh vật này được bán với giá 150.000 USD, người mua là nhà sưu tập Elwin Litchfield Phillips Jr ở Florida. Khi bán bức tranh vào năm 1999, ông đã thu về 1.762.000 USD – tăng gấp gần 12 lần. Hai năm sau, bức tranh lại được rao bán, ước tính khoảng 1,2 triệu – 1,6 triệu USD, ít hơn đáng kể so với lần kề trước – nhưng không bán được.

Vào tháng 11 năm 2016, chủ sở hữu người Mỹ đã bán thành công bức tĩnh vật với giá là 5.862.500 USD. Cho đến khi nó xuất hiện ở Hồng Kông vào ngày 9 tháng 10 (2021), ước tính giá 9-12,8 triệu USD, gần gấp đôi những gì nó đã đạt được năm năm trước. Sự gia tăng này một phần là do nhu cầu ở vùng Viễn Đông đang đẩy giá các tác phẩm của Van Gogh lên cao.

Sách về Van Gogh của Martin Bailey

Một bức tĩnh vật khác của Van Gogh, “Hoa anh túc và hoa cúc” (1890), được bán tại Sotheby’s vào năm 2014 với giá gần 62 triệu USD. Tác phẩm này được vẽ ở Auvers-sur-Oise, một tháng trước khi Vincent qua đời, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Người mua là nhà tỷ phú Wang Zhongjun, chủ một công ty giải trí ở Bắc Kinh và bản thân là một nghệ sĩ nghiệp dư. Không còn nghi ngờ gì, Sotheby’s đã bị ảnh hưởng một phần bởi vụ mua bán thành công này trong việc đưa ra trị giá ước tính cho bức tranh “Bình hoa lay-ơn”.

Martin Bailey 
Huỳnh Dương Quang Trung (biên dịch)

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Tin cùng chuyên mục

Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 – Phiên đấu giá của Nhà đấu giá Le Auction House

  Hướng tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, Nhà Đấu giá LE AUCTION HOUSE tổ chức phiên Phiên đấu giá “Nghệ Thuật Việt Nam Thế Kỷ 20” vào ngày 10/03/2024. Quy...

“Những chân trời vô tận” – Triển lãm giao lưu quốc tế của 8 nữ họa sĩ Việt Nam và Philippines

Khai mạc ngày 28/10/2023, triển lãm “Những chân trời vô tận” là sự kết hợp của 8 nữ họa sĩ: Trang Thanh Hiền, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Mỹ Ngọc, Ly Trần, Phạm Thị Hồng Sâm đến từ Việt Nam và...

Bài 5: Cần sự đầu tư xứng đáng cho bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Câu chuyện bảo tàng vì sao vắng khách tuy không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm của các nhà chuyên môn bởi bảo tàng có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Những cuộc đấu giá sẽ định hình xu hướng nghệ thuật cũng như tên tuổi của các nghệ sĩ lớn

Các cuộc đấu giá đoán trước sự nổi lên của các ngôi sao, xác định các xu hướng trong bối cảnh đương đại thông qua lợi nhuận. Trong khi nhiều người xem đổ dồn sự chú ý của họ về cuộc...

Có thể bạn quan tâm

MỐI QUAN HỆ GIỮA VICTOR TARDIEU VÀ NGUYỄN NAM SƠN QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU TIẾNG PHÁP

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã tham gia hai cuộc Đấu xảo lớn tại Paris vào các năm 1931 và 1937. Nhân các dịp này, Toàn quyền Đông Dương và Tổng nha Học chính đã cho xuất bản hai cuốn...

SƠN MÀI TRỊNH TUÂN, NHỮNG CUNG BẬC THANH NHÃ

LTS: Từ ngày 4 đến 10/12/2020, tại Trung tâm phát triển và sáng tạo nghệ thuật (Art Space) thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, đã diễn ra cuộc triển lãm “Những Ký ức...

NGHỆ NHÂN SƠN MÀI ĐINH VĂN THÀNH: ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO NỀN NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM

Tôi là cháu ngoại của cụ Phó Thành (Đinh Văn Thành) là nghệ nhân sơn mài vốn quen biết nhiều họa sĩ của Trường Mỹ thuật Đông Dương từ thời Pháp thuộc. Tôi có may mắn được sinh ra và lớn...

Tưởng niệm Victor Tardieu

Tardieu (1870-1937) đã rẽ vào một khúc quanh định mệnh khi ông nhận được Giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine) (1) và một học bổng sang Đông Dương. Con trai ông, nhà thơ danh tiếng Jean...

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...