Akira – Chạm vào vô tận

Nằm giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, những triền đá cổ xưa, màu xanh bất diệt của cỏ cây, âm thanh róc rách đều đặn của nước chảy… Artika mang đến sự bình yên, gắn kết giữa thiên nhiên, nghệ thuật và con người, để mỗi du khách tới nơi này khám phá có thể chạm vào sự vô tận của chính mình.

Artika là quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái nằm độc lập tại xã Tả Phìn, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 5 km. Với điểm nhấn là công viên nghệ thuật điêu khắc, Artika tập hợp các tác phẩm của một số nghệ sỹ điêu khắc hàng đầu Việt Nam như Lê Công Thành, Tạ Quang Bạo, Nguyễn Trọng Đoan… Quần thể nghỉ dưỡng góp phần bảo tồn thiên nhiên, đề cao văn hóa bản địa, mang lại những giá trị thẩm mỹ phục vụ cộng đồng.

Artika được xây dựng năm 2012. Hơn 10 năm, những người thực hiện khu nghỉ dưỡng đã hoàn thành khối lượng lớn công trình và hạng mục; chế tác nhiều tác phẩm công phu, sẵn sàng mang đến công viên nghệ thuật phục vụ du khách trải nghiệm vào cuối năm 2023.

Ông Phạm Đình Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Aga Group – chủ đầu tư Artika cho biết: Việc xây dựng và đầu tư công viên nghệ thuật điêu khắc luôn là thách thức lớn. Artika có quy mô “khiêm tốn” nhưng khó khăn khi được triển khai trên địa hình đồi núi, nhiều dốc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cho việc thi công.

Có thể thấy, nhiều tác phẩm trong công viên nghệ thuật điêu khắc Artika là những bức tượng đương đại. Các tác giả lớn hàng đầu Việt Nam có tác phẩm hiện diện ở Artika như Lê Công Thành hoặc Tạ Quang Bạo đều là những người sử dụng các yếu tố truyền thống và dân tộc trong nghệ thuật của mình. Vì vậy, du khách khi ngắm nhìn các bức tượng ở Artika có thể sẽ thấy cảm giác vừa thân thuộc vừa mới mẻ. Chúng hợp với cảnh sắc thiên nhiên và không gian văn hóa bản địa nhưng không hòa lẫn. Mỗi tác phẩm giúp người xem có những khám phá mới về vẻ đẹp nội tâm con người.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có những tên gọi và câu chuyện riêng, như “Ban nhạc Jazz” của Tạ Quang Bạo, tác phẩm được phóng từ bản gốc nhỏ bằng đồng sáng tác năm 1990; “Tình yêu” của Lê Công Thành được chế tác từ đá cẩm thạch. Một số tác phẩm khác như “Nỗi buồn truyền kiếp” của Tạ Quang Bạo, chủ yếu cấu thành từ những khối cong mềm, được tổ chức theo lối nương tựa và che chắn khăng khít, phản ánh bản ngã né tránh mọi khả năng xung đột và tổn thương.

Tác phẩm “Hơi thở của bậc giác ngộ” làm bằng bê tông, được truyền cảm hứng từ nghệ thuật Phật giáo theo phong cách Gandhara (khoảng thế kỷ II trước công nguyên tới thế kỷ thứ VII sau công nguyên) là 1 trong 2 nhánh nghệ thuật đầu tiên trên thế giới, biểu đạt đức Phật qua hình tượng con người. Ngày nay, rất hiếm bức tượng Gandhara trong lịch sử còn lại có quy mô tượng đài. Vì vậy, “Hơi thở của bậc giác ngộ” là một thử nghiệm của Artika giúp du khách trải nghiệm sự tương tác giữa bức tượng khổ lớn theo phong cách Gandhara với không gian tự nhiên.

Dự án Artika cũng xây dựng và phát hành những tài liệu hướng dẫn, đặc biệt hướng tới trẻ em để tạo thuận lợi cho công chúng tiếp cận với nghệ thuật tạo hình.

Trong thời gian tới, dự kiến Artika sẽ tổ chức các trại sáng tác với sự tham gia của các nghệ sỹ tài năng trong nước và quốc tế. Artika mong muốn mang lại cho du khách yêu nghệ thuật những trải nghiệm độc đáo, một địa chỉ để du khách khám phá, giúp nghệ thuật trở thành nguồn tài nguyên bền vững phục vụ hoạt động văn hóa du lịch Sa Pa nói riêng, đời sống tinh thần cộng đồng nói chung.

HOÀNG THU 

Nguồn: Báo điện tử Lào Cai 

Tin cùng chuyên mục

Phân định khái niệm để bắt kịp sự phát triển

Trong dòng chảy nghệ thuật, việc sáng tác và thử nghiệm với chất liệu mới luôn được nhiều nghệ sĩ quan tâm, bởi đây cũng là một trong những xu hướng của thị trường khi chú trọng tính độc...

Chuyện bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi giữa Thủ đô

Nhiều năm qua, người dân và du khách đã quen ngắm nhìn bức tranh cổ động khổ lớn vẽ Bác Hồ bế em bé được treo trang trọng trên mặt tiền tòa nhà Thông tin-Triển lãm thành phố Hà Nội ở khu...

Nối sợi chỉ dài

Triển lãm cá nhân “Đường kim mũi chỉ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nghiễm, bày 22 tác phẩm vật liệu tổng hợp, khổ lớn. Triển lãm khai mạc lúc 18h00 ngày 13/5, kéo dài đến hết ngày 31/5/2024....

Bức tranh toàn cảnh Panorama – thêm dấu ấn về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) – Từng đặt chân đến miền đất lịch sử Điện Biên Phủ nhiều lần, nhưng chưa lần nào chúng tôi thấy hào hứng như lần này. Đó là trong không khí hân hoan cả nước hướng tới kỉ...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

‘TENSIONS CALMÉES’, 1937 CỦA WASSILY KANDINSKY, LỜI THÁCH THỨC ‘ENTARTETE KUNST”

  (* Từ tiếng Đức, có nghĩa là Nghệ thuật suy đồi, đây là cái nhãn Đức Quốc Xã gán cho nghệ thuật mà họ không chấp nhận, với nỗ lực đặt nghệ thuật dưới sự kiểm soát của mình)...

BA BỨC TRANH VẼ BÁC HỒ CỦA QUANG PHÒNG

  Tôi không biết họa sĩ Quang Phòng, bố tôi, đã vẽ bao nhiêu bức tranh về Bác Hồ, nhưng cả ba bức tôi được biết thì đều rất đặc biệt đối với tôi. Bức đầu tiên bố tôi vẽ năm 1946,...

Mạn đàm nghệ thuật bìa sách Việt Nam 2022

  Theo báo vietnamnet công bố thì năm 2020 đã có 410 triệu bản sách được phát hành với 33.000 đầu sách, và doanh thu đạt 2.700 tỷ đồng. Nếu tính nhiều năm qua cộng lại, thì số lượng phải...

Ấn tượng với tài năng của các “cây cọ nhí” Hà Nội

NDO – Trong lần thứ 3 được tổ chức, cuộc thi hội họa “Những sắc màu cuộc sống” do Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel (Hà Nội) phối hợp Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn...