Phân định khái niệm để bắt kịp sự phát triển

Trong dòng chảy nghệ thuật, việc sáng tác và thử nghiệm với chất liệu mới luôn được nhiều nghệ sĩ quan tâm, bởi đây cũng là một trong những xu hướng của thị trường khi chú trọng tính độc lạ và độc bản của tác phẩm.

                                                                                                            Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc phân biệt giữa chất liệu và vật liệu sáng tạo tác phẩm vẫn còn là khái niệm chưa phân định rõ ràng. Có thể nói mối liên thông giữa vật liệu và chất liệu là một khái niệm, một trạng thái vẫn có sự bất phân, nhập nhằng trong nhận diện của hội họa Việt Nam lâu nay.

Điển hình như một tác phẩm vẽ bằng sơn dầu trên toan hay màu nước trên giấy, người trong giới lẫn công chúng quan tâm hội họa vẫn quen gọi là chất liệu sơn dầu, màu nước. Nhưng theo góc nhìn từ các nhà nghiên cứu mỹ thuật, chính xác phải gọi là vật liệu sơn dầu, màu nước, bột màu, acrylic… Vật và chất khác nhau, vật dùng để chỉ chung cho người, sự việc, các loài trong trời đất; còn chất là bản thể của sự vật, của gốc rễ, của đặc tính…

Theo cách diễn giải này, có thể hiểu vật liệu làm nên bức tranh là sơn dầu và toan, còn chất liệu của bức tranh là câu chuyện, chủ đề, hồn cốt của nó. Theo nhiều tài liệu lịch sử hội họa trong nước, có sự nhập nhằng vật liệu/chất liệu là vì hội họa hiện đại Việt Nam, đa phần vật liệu là du nhập từ nước ngoài.

Chính vì thế mà hiệu ứng từ những vật liệu mới đã biến thành chất liệu và cả hiệu quả mỹ thuật. Với các nước phát triển cũng vậy, việc tìm ra một vật liệu mới cho mỹ thuật cũng quan trọng như tìm ra ngôn ngữ mới, câu chuyện mới, chất liệu mới…

Một cách gọi khác liên quan đến tranh mà mà nhiều người trong giới quan tâm và đưa ra ý kiến trái chiều, đó chính là thử nghiệm tranh sơn mài trên toan. Sơn mài là chất liệu hội họa truyền thống của Việt Nam, tranh thường được vẽ trên vóc – một tấm gỗ, trải qua nhiều công đoạn xử lý đặc biệt để có được sự bền vững và phù hợp với chất liệu sơn mài. Vóc gỗ tuy quen thuộc nhưng kích thước lớn và nặng, nhiều họa sĩ đã thử nghiệm sơn mài hiện đại trên toan bằng vải lanh. Nhưng chính sự thay đổi này để lại các ý kiến trái chiều.

Nhiều ý kiến trong giới cho rằng, sơn mài trên vóc mới đúng là tranh sơn mài, còn sơn mài trên vải, toan… phải được gọi là tác phẩm đa chất liệu mới chuẩn xác chứ không thể gọi đó cũng là tranh sơn mài.

Chất liệu – vật liệu không chỉ là thành tố quan trọng để người thực hành sáng tạo gửi gắm ý niệm thông qua tác phẩm nghệ thuật, nó còn phản ánh sự phát triển của thị trường.

Việc tranh luận cách gọi, phân định các khái niệm rõ ràng trong sáng tạo tác phẩm cũng là bước chuẩn bị để thị trường nghệ thuật trong nước trở nên chuyên nghiệp và bắt kịp nhịp phát triển của các thị trường lớn trong khu vực cũng như có cơ hội tham gia sàn đấu giá của các nhà đấu giá quốc tế.

Nguồn: Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Đỗ Đức: Triển lãm và bán đấu giá tranh góp tiền xây trường cho trẻ em vùng cao

NDO – 50 năm lăn lộn với các tỉnh miền núi phía bắc trong vô vàn các chuyến công tác đã để lại trong họa sĩ Đỗ Đức những ký ức và cảm hứng để đến khi về hưu, ông đã dành toàn bộ...

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu – Những vệt màu cảm xúc!

Triển lãm tranh sơn mài Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đang diễn ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 15/9, bày khoảng 65 tranh sơn mài, đa số khổ lớn. Trên địa...

Shireen Narizee và nghệ thuật đương đại ở Việt Nam

Shireen Narizee (1947 – 2018) là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật người Malaysia, bà đồng thời là một giám tuyển có tầm cỡ quốc tế. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình,...

Điềm Phùng Thị và những dấu ấn trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc quốc tế

Điềm Phùng Thị (1920 – 2002), tên thật Phùng Thị Cúc, là một người con của Thừa Thiên Huế. Khi đã là một tiến sĩ, bác sĩ, bà tìm đến điêu khắc và được biết đến là một trong những nữ...

“Cẩm nang sử dụng cuộc đời”- triển lãm mang tiếng nói cá nhân đầy sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ

Cuối tháng 6 vừa qua, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) đã cho ra mắt triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” (Life: A User’s Manual), mang đến công chúng góc nhìn sống động, độc...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

Tranh vẽ chuột của Nguyễn Tư Nghiêm

  Đề tài “con giống” thực ra xuất phát từ một ghi chép của Nguyễn Tư Nghiêm trước bức chạm gỗ cổ “Mèo ngoạm cá” ở đình Bình Lục, Đông Triều, Quảng Ninh, những năm 1955 – 1956....

THÀNH CÔNG CỦA CUỘC ĐẤU GIÁ LẦN THỨ 27 DÀNH CHO HỌA SĨ CHÂU Á

Tổng số tiền bán được vào ngày 30 tháng 11 là gần 1,1 triệu euros. Paris – ngày 30 tháng 11 năm 2020 – Nhà đấu giá Aguttes đã khai mạc tuần lễ châu Á tại Paris vào thứ hai tuần này với...

Triển lãm Mỹ thuật khu vực và Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2018

  Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với các Tỉnh, Thành đăng cai và 63 Hội Văn học Nghệ thuật Địa phương tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Khu vực lần thứ 23 năm 2018 nhằm giới thiệu những...

Ấn tượng từ triển lãm tranh “Cấu trúc” của họa sĩ Nguyễn Huy Hoàng

NDO – Sau nhiều năm gắn bó sơn mài với các giải thưởng danh tiếng trong nước và quốc tế, họa sĩ Nguyễn Huy Hoàng đã gây bất ngờ với công chúng khi giới thiệu loạt tác phẩm sơn dầu trừu...

SƠN TRÚC – NGƯỜI PHỤ NỮ SÁNG TẠO

  Trong thế hệ của mình, có thể nói, Sơn Trúc là một trong những họa sĩ sớm có tên tuổi và sớm tìm ra được một tiếng nói riêng, một con đường đi riêng, là mình nhưng không hề lạc lõng,...