Xem tranh Hàng Trống “kể” truyện cổ dân gian

NDO – Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”, một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Hoạ sĩ Phan Ngọc Khuê giới thiệu về bộ tranh tại triển lãm.  

Triển lãm trưng bày 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Niên đại của các bộ tranh trưng bày tại triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” được nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho rằng được sáng tạo từ thế kỷ 19 cho tới trước những năm 1945.

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát huy tranh Hàng Trống, một dòng tranh được đánh giá cao về chất lượng và giá trị văn hóa. Ngày nay, trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn của nhiều dòng tranh dân gian, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hy vọng triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” là một dịp để công chúng chiêm ngưỡng, cảm nhận rõ hơn những nét đẹp của một dòng tranh truyền thống.

Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết cho biết triển lãm là một hoạt động ý nghĩa diễn ra trong tháng tôn vinh những người phụ nữ.

Tại triển lãm, họa sĩ Phan Ngọc Khuê, một chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu mỹ thuật các dân tộc Việt Nam, đã trao tặng bộ tranh “Chiêu Quân cống Hồ” trong bộ sưu tập của mình cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ông cho biết: “Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn. Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc nữ nhi anh kiệt, chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả, ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhằm đề cao giáo dục về những nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng”.

Bộ tranh “Tứ Dân” tại triển lãm.

Tham quan triển lãm, khán giả được tiếp cận những bộ tranh quý được vẽ theo các tích truyện cổ như bộ tranh Tứ Dân, Sơn Hậu, Tam Quốc, Chiến Quốc, Hán Sở tranh hùng… với những đường nét, màu sắc mang đặc trưng của tranh Hàng Trống và thể hiện phong phú nội dung. Chẳng hạn, bộ tranh “Tứ Dân” khắc họa về các nghề trong xã hội như: ngư phủ – người làm nghề đánh cá trên sông; tiều phu – người làm nghề đốn củi trong rừng; nông phu – người làm nghề cấy cày, làm ruộng; thi nhân – nhà thơ…

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 31/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Khách tham quan tìm hiểu về các tích truyện và nhân vật xưa.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Tôi yêu Sushi”

Thông tin từ ban tổ chức: Vào năm 2013, UNESCO đã ghi danh washoku — Ẩm thực Nhật Bản — vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể, với sushi là ví dụ điển hình. Sushi là một món ăn tinh tế, tốt cho...

Cầu đi bộ biến thành không gian nghệ thuật

NDO – Cầu dành cho người đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được trang trí thành không gian nghệ thuật ánh sáng với chủ đề “Nước”, thu hút sự quan tâm của...

Chính thức ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (ĐHQGHN)

(Chinhphu.vn) – Việc chuyển đổi thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Triển lãm “Tái hình lập ảnh” tại VCCA

Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) sẽ mở cửa triển lãm kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm kinh điển của trường phái...

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Có thể bạn quan tâm

Thông báo lần hai về Đại hội cơ sở liên chi Hội Mỹ thuật Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019-2024))

...

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN – MỘT LỊCH SỬ TRONG TRANH NGUYỄN ĐỨC DỤ

Nguyễn Đức Dụ đã có 21 triển lãm cá nhân về “Đường Trường Sơn” được tổ chức ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, và ở Hải Dương quê hương ông. Các tác phẩm của ông...

Trưng bày hơn 80 tác phẩm hội họa về đất nước

(ĐCSVN) – Triển lãm “Đất nước tôi” giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm hội họa thuộc thể loại tranh phong cảnh, được sáng tác từ năm 1930 đến năm 2007 của nhiều danh họa trong...

Nguyễn Gia Trí – Vườn xuân

  Giống như những người Hy Lạp cổ “thời kỳ Apelle” cách ngày nay hơn hai ngàn năm, về căn bản, Nguyễn Gia Trí chỉ sử dụng có bốn màu: đỏ, đen, vàng, trắng- nhưng, như một nhà ảo thuật...

SIN YUN BOK VÀ TRANH PHONG TỤC THỜI JOSEON

  Sin Yun-bok (Thân Nhuận Phúc) hiệu là Hye Won (Huệ Viên) sinh năm 1758, năm vua Yeongjo (Anh Tổ) thứ 34 của triều I (Lý). Cha ông là Sin Han-pyeong (Thân Hán Bình) và ông nội đều là hội viên của đồ...