Triển lãm giờ thứ 9

Triển lãm “Giờ thứ 9” hay được gọi G9 là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt, tổ chức bởi nhóm họa sĩ trẻ tại Bảo tàng Mỹ thuật. “Giờ thứ 9” không chỉ là một triển lãm, mà còn là một thông điệp tích cực mà nhóm họa sĩ muốn chia sẻ với những người yêu nghệ thuật. Sau một ngày làm việc đầy khó khăn và cống hiến hết mình cho công việc, giờ thứ 9 trở thành thời điểm đặc biệt mà các họa sĩ sử dụng để thể hiện đam mê vô tận của họ với hội họa.

Với triển lãm G9, nghệ thuật được thể hiện như một khu vườn của sự thật. Trong một phạm vi rộng lớn của biểu đạt nghệ thuật, nó mở ra cánh cửa cho sự thể hiện tham chiếu trực quan đối với thế giới. Nó là nơi mà các nghệ sĩ có thể sắp xếp các khía cạnh của tư tưởng cá nhân một cách tự nhiên, đôi khi lý tưởng hoá hoặc trừu tượng hoá chúng.

Với Nguyễn Duy Nhựt, tác phẩm của anh được tạo thành bằng cách sắp xếp các yếu tố cấu thành, bao gồm cả phân tử tư duy và cảm xúc. Qua việc này, anh tạo ra một dòng chảy mượt mà và đa dạng từ không gian lập thể, đến biểu hiện cụ thể rồi trừu tượng và siêu thực. Anh sử dụng một ngôn ngữ đa dạng, có phần đặc trưng trong tính cách “lập thể” của anh. Sự khéo léo trong việc bố trí các khối hình và sử dụng màu sắc tương phản là những đặc điểm quan trọng trong bộ sưu tập của Nguyễn Duy Nhựt. Màu sắc không chỉ tạo ra những dấu hiệu trực quan rất sống động mà còn truyền đạt năng lượng từ các khối hình, tạo ra sự tương tác mạnh mẽ với mắt của người xem. Người ta dường như có thể phân biệt và đoán được trọng lượng của các đối tượng mà anh thể hiện với lối kiến trúc của riêng cá nhân anh xây dựng nên.

Tranh Nguyễn  Đức thì luôn  là sự trong trẻo,  với cách nhìn hình màu vững chãi tự tin của người được  đào tạo  bài bản,  Đức cắt gọt thoải mái trong ngôn ngữ tạo hình của  mình . Tranh của Đức là sự kết hợp ngọt ngào  về màu sắc , tổng thể  như sự soi chiếu lung linh nhiều mặt đời sống đô thị tươi mới xung quanh, với vẻ đẹp hiện  đại của con người cảnh vật ,  qua cái nhìn trìu mến

Đức không chỉ mô tả đời sống, mà còn mạnh bạo cho hình ảnh đời sống như ký ức đọng lại trên các mảnh gương trong,  cắt chúng rời ra, rồi đặt lại đâu đó trong  trong tranh , tạo  không gian khúc xạ một cách tài ba ngẫu hứng. Rất hay và độc đáo.

Nguyễn Thành Nhân thì bộc bạch “sự thật” trong tâm thế vô tư thông qua trừu tượng. Thực chất, nó là phản ứng của anh đối với những góc nhìn cuộc sống. Tuy rằng những hình ảnh trong tranh không phải tất cả đều bị trừu tượng hoá mạnh mẽ đến mức, chúng ta khó có thể tham chiếu với thế giới hiện tại. Thay vào đó, trên nền tranh, anh cho chúng ta thấy một cách cụ thể những sợi tơ tiếp nối nhau, giao kết hoạ sĩ với cảnh tượng trước mắt. Có lẽ “ sự thật” trong tranh anh có phần lãng mạn và vô ưu, anh nhìn mọi việc trong tâm thế của sự hạnh phúc và đầy xúc cảm, mà cảm xúc lại là một phương tiện giao tế mạnh mẽ để anh có thể dung dưỡng tâm hồn sáng tạo của mình.

Triển lãm G9 hay còn gọi là giờ thứ 9 mang đến một không gian cho tình yêu thật sự đối với nghệ thuật, nơi các hoạ sĩ bỏ qua xung đột và ganh đua xã hội để theo đuổi “sự thật” của họ, niềm tin vào giá trị đẹp và tinh thần thân thiện.

Bảo tàng trân trọng đón tiếp!

Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc “Quảng bá tuyên truyền, thương hiệu sơn mài Việt Nam – Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” tại Paris-Cộng hòa Pháp

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa hai nước Việt Nam – Cộng hòa Pháp, cũng như tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc, đất nước, con người Việt Nam tới đông...

Hoạ sĩ Thái Tĩnh trong sắc thu vĩnh cửu

Lắng đọng trong tâm khảm mỗi người nghệ sĩ, khi nắm bắt được ý tưởng trong sáng tạo nghệ thuật với sự chuyển hóa của mùa luôn mang sắc thái rất riêng và rất đẹp. Ý niệm đã sẵn có...

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá tranh gây quỹ giúp người vùng lũ

Nghệ sĩ Trà Giang đấu giá bức “Hồn quê” do bà vẽ, quyên góp cho quỹ hỗ trợ miền Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi. Diễn viên gạo cội cho biết: “Đọc tin tức thiệt hại ở các địa...

5 họa sĩ mở triển lãm tại Hà Nội, trích tiền bán tranh ủng hộ đồng bào vùng lũ

VOV.VN – Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 họa sĩ cho biết sẽ trích một phần tiền thu được từ việc bán các tác phẩm trong triển lãm “Chạm vào ký ức” để ủng hộ đồng bào vùng lũ bị...

Tiểu tự sự của Hoàng Đỗ Cường

Triển lãm cá nhân Họa sĩ và những người bạn của cố họa sĩ Hoàng Đỗ Cường (18/4/1959 – 15/2/2023) sẽ khai mạc lúc 17h ngày 17/9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kéo dài đến hết ngày...

Có thể bạn quan tâm

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Triển lãm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm,...

BỨC TRANH LỤA “SƠN NỮ” CỦA LÊ THỊ LỰU Ở BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Cuối năm ngoái (2018), khi có thông tin gia đình họa sĩ Lê Thị Lựu sẽ tặng một số tranh của bà cho Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã có người hỏi tôi: “Tại sao họ lại tặng...

CẢM HỨNG SUY TƯ VỀ NGHỆ THUẬT VÀ THẨM MỸ

  Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật là một mỹ từ, một hữu thể trừu tượng vô hình có quyền uy sức mạnh mãnh liệt bao trùm lên đời sống tinh thần con người. Nó là một thế giới vô...

NGUYỄN TRUNG – SÁU THẬP KỶ LOAY HOAY TỰ CỞI TRÓI

  Nghệ sĩ Nguyễn Trung (sinh năm 1940, Sóc Trăng) được xem là một “tiêu mẫu” điển hình cho những ai muốn nghiên cứu quá trình phát triển của nghệ thuật miền Nam Việt Nam từ giữa thế kỷ 20...

 NHỮNG KÝ ỨC THÁNG NĂM

  Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy...

Thông báo về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 – Việt Nam 2024

...