Triển lãm đầu tiên do Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam bảo trợ

(SGGPO) Triển lãm tranh của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung với chủ đề Người đàn bà trên sông Ngân diễn ra từ nay đến ngày 10-10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Đây là triển lãm đầu tiên do Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam bảo trợ.

Triển lãm trưng bày gần 40 tác phẩm, có kích thước lớn và đa chất liệu. Nhìn vào các bức tranh trừu tượng của Đỗ Chung, bất kể chúng là tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên hay phong cảnh, người ta luôn cảm nhận được hơi thở sâu lắng của cuộc sống trong từng nét vẽ. Ở đó, con người có thể tan biến vào không gian tự nhiên, như một phần không thể thiếu và tự nhiên của môi trường xung quanh, thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

Họa sĩ Đỗ Chung đã tập trung vào từng nét vẽ tinh tế, khai thác những khía cạnh sâu sắc trong hình ảnh, sự phóng túng kết hợp với tính nghiêm ngặt, và góc nhìn đặc biệt chứa đựng sự mãnh liệt của cảm xúc. Phong cách vẽ của ông phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, và cuộc đua với thời tiết luôn là một thách thức không dễ dàng.

Đỗ Chung theo đuổi phong cách hội họa tối giản, tạo hình hiện đại, làm cho tác phẩm của mình vừa dễ tiếp cận mà cũng kích thích trí tưởng tượng của người thưởng ngoạn. Ông đã thả trôi không chỉ về đề tài mà còn về kỹ thuật, hướng đến một ngôn ngữ hội họa riêng, tạo ra cảm giác của sự mở cửa không gian, không bị ràng buộc bởi những đường viền cụ thể.

Những tác phẩm trừu tượng của ông không giới hạn trong việc hiển thị những hình ảnh cụ thể mà thay vào đó, chúng tạo ra sự liên tưởng đầy mê hoặc, mở cửa cho tâm hồn của người xem.

 

Họa sĩ, tiến sĩ Đỗ Chung, sinh năm 1947, tại Thanh Hóa, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ông thực hiện thành công Luận án Tiến sĩ nghệ thuật học với đề tài hoa văn trống đồng Đông Sơn. Họa sĩ từng được Trung tâm Văn hóa Pháp Việt mời sang tổ chức triển lãm tranh và nghiên cứu mỹ thuật thế giới trong 2 năm (1996 -1997) tại thủ đô Paris, Pháp.

Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam được thành lập vào tháng 7-2023. Trung tâm là một phần của tổ chức UNESCO Việt Nam và UNESCO thế giới, thuộc Liên hợp quốc. Trung tâm hoạt động với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, đồng thời tạo dựng giá trị mới trong tương lai.

Bà Nguyễn Kim Phiến (Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hóa Việt Nam) chia sẻ: “Các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Chung đã có nhiều nhà sưu tập của Pháp và các nước châu Âu sưu tầm. Hiện nay tranh của ông đã có mặt trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Họa sĩ Đỗ Chung vẽ trong sự đam mê nghệ thuật, với chuỗi chủ đề “Người đàn bà…” xuyên suốt các cuộc triển lãm của ông như: Người đàn bà trên hoang mạc, Người đàn bà đi tới mặt trời, Người đàn bà trên sông Hằng… và cuộc triển lãm hôm nay là Người đàn bà trên sông Ngân như ông đã định nghĩa: Người đàn bà là nguồn gốc của thế giới, của sự tồn tại loài người, thiên đường của hòa bình, người mẹ vĩ đại của nhân loại… Chúng ta sẽ tìm thấy sự tươi mới mênh mông của cách thể hiện bút pháp luôn đậm nét nhân văn và vô cùng lạc quan của người nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa mà đơn vị chúng tôi hân hạnh bảo trợ cho cuộc triển lãm này”.

THIÊN BÌNH

Nguồn: Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa tầm nhìn Thành phố sáng tạo Hà Nội

(Chinhphu.vn) – Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các địa điểm khác đã chính thức khép lại. Thành công lớn của lễ hội đã khơi nguồn và lan tỏa tinh thần...

Sắc màu nữ tính và tâm tình

Triển lãm nhóm của 3 nữ họa sĩ: Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng diễn ra từ nay đến ngày 3-12, tại Nguyen’s Art Garden ( 37 đường 103, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức). Điểm chung trong...

Khai mạc triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của 2 hoạ sĩ Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh

  Ngày 24 tháng 11, triển lãm tranh sơn mài “Song Tấu Lạ” của Trần Đình Khương và Đoàn Thuý Hạnh do Bến Thành Art Gallery tổ chức, đã chính thức được khai mạc tại An Gallery, 159 Đồng Khởi,...

Gìn giữ để “màu dân tộc” luôn sáng bừng trên giấy điệp

Không chỉ còn trong các tư liệu, hình ảnh, những người yêu tranh Đông Hồ giờ đã có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phiên chợ tranh xưa tại khu vực trưng bày tái hiện không gian Chợ...

“Thắm” – Sự chín muồi về nghệ thuật ứng dụng và bản sắc của Trúc chỉ

TTH.VN – “Thắm” là triển lãm nghệ thuật Trúc chỉ do Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức từ ngày 19/11 đến 3/12 tại Trung tâm...

Có thể bạn quan tâm

LUÔN THẤY BÌNH MINH

  Nghệ thuật thì ở ngay quanh mình, ở trong những cái hàng ngày và ở ngay trong mình. Ấy thế nhưng con đường đi đến nghệ thuật thì lại rất dài. Dài đến mức, hiểu như ý của nhà Phật:...

NGƯỜI NẶN TƯỢNG BÁC HỒ

Cách mạng tháng Tám đã mở ra một chân trời xán lạn cho các nghệ sĩ, trong đó có tôi. Con đường nghệ thuật chói chang ánh sáng cách mạng khiến tôi không khỏi xúc động. Tôi đắm mình trong nguồn...

25 NĂM TẠP CHÍ MỸ THUẬT

    Ngày 1/6/1992, tôi về nhận công tác ở Tạp chí Mỹ thuật (TCMT), làm biên tập viên kiêm phóng viên. Năm ấy, thời tiết rất giống năm nay, vào hè ít nóng, có mưa sớm. Mấy cái cây trước...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

BỨC TRANH “THIẾU NỮ CẦM QUẠT” CỦA NAM SƠN

          Lụa là một trong những chất liệu ưa thích của Nam Sơn. Theo bút tích gia đình còn lưu giữ, vào năm 1930 và 1935, bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật Pháp đã mua hai bức tranh của ông, một vẽ...