Tháng ba của Trần Thị Trường và Lê Thiếu Ngân

Khi những ngày đông tháng giá đã lùi vào phía sau nhường những tia nắng chan hòa khắp phố phường Hà Nội thì 16 Ngô Quyền có lịch triển lãm của hai nữ tác giả mang tên “Tháng Ba”.

Trần Thị Trường đã được công chúng biết đến không chỉ từ triển lãm cá nhân tháng 12 năm 2019 khá ấn tượng với việc phòng tranh bán hết trước khi đóng cửa mà còn bởi những cuốn tiểu thuyết văn chương và những bài báo về âm nhạc. Còn Lê Thiếu Ngân, tuy là lần đầu bày chung với người bạn đồng niên nhưng công chúng cũng đã biết đến bà qua những lần triển lãm nhóm trong nước. Là con gái của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lê Vượng, Lê Thiếu Ngân học đại học khoa tiếng Nga, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, Lê Thiếu Ngân được giữ lại giảng dạy tại Khoa, rồi đi nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Leningrad và nhận bằng Tiến sĩ Ngữ văn tại đây. Về nước, bà là giảng viên dạy tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nga, là Chủ nhiệm bộ môn, dạy hệ Đại học và Cao học Thạc sĩ cho đến khi nghỉ hưu. Chồng bà là Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Trong thời gian theo chồng đi sứ, nhiệm kỳ tại Hàn Quốc, bà tham gia các hoạt động quảng bá văn hoá Việt Nam, các hoạt động ngoại giao và các hoạt động của phu nhân ngoại giao tại nước sở tại; dạy tiếng Việt cho Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Nhiệm kỳ của chồng tại Tokyo (Nhật Bản), bà tham gia các hoạt động ngoại giao, quảng bá văn hoá, du lịch cho Việt Nam… Cùng anh chị em Đại sứ quán tham gia lần đầu tiên làm Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản (nay đã thành sự kiện thường niên). Bà cũng là người tổ chức cuộc Gặp Gỡ Mùa Thu (Vietnam Autumn Cutural Meeting) cho Hội Phụ Nữ Châu Á – Thái Bình Dương tại Đại sứ quán…Thời gian này bà học vẽ tranh thuỷ mặc, cũng có tranh trưng bày tại Đại sứ quán và cũng tham gia triển lãm tranh tại Tokyo.

Hai họa sĩ Lê Thiếu Ngân (trái) và Trần Thị Trường tại ngày khai mạc triển lãm “Tháng Ba”

Với Trần Thị Trường, sau thành công bước đầu của triển lãm cá nhân bà đã tiến thêm một bước trong nghề. Vốn trước đây đã có những năm học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhưng do hoàn cảnh gia đình, chồng cũng là họa sĩ nên đời sống rất khó khăn, bà bỏ học bôn ba kiếm sống khắp thời tuổi trẻ. Từ Bắc vào Nam sang Bulgari và các nước Đông Âu làm đủ mọi nghề. Sau, về nước làm báo, viết văn, tổ chức các show ca nhạc của Trần Tiến, Ngọc Tân, và làm chuyên gia quyền tác giả âm nhạc tại Trung Tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương cho đến 2017. Làm ở Cà phê thứ 7 với nhạc sĩ Dương Thụ từ 2018 đến 2021 chuyên bình luận về điện ảnh qua các tác phẩm được tình chiếu tại đây. Bà có con gái lấy chồng người Mỹ gốc Do Thái và hai cháu ngoại sống tại Santa Cruz (Hoa Kỳ) nên thường qua lại nhiều lần bên Mỹ và Italia… Mỗi lần đi là một lần đến với các bảo tàng mỹ thuật. Điều đó thôi thúc bà quay lại với hội họa. Bà có một không gian nghệ thuật tại nhà mang tên Phố Hoài, đây là nơi bày toàn bộ sáng tác hội họa của bà và của bạn bè, đồng thời là nơi giao lưu giữa tác giả và công chúng yêu hội họa.

TRẦN THỊ TRƯỜNG – Chân dung nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân. 2022. Sơn dầu. 60x60cm
TRẦN THỊ TRƯỜNG – Chân dung nhạc sĩ Trần Tiến. 2022. Sơn dầu. 60x60cm 
TRẦN THỊ TRƯỜNG – Hoa hồng và chiếc khăn lụa 2021. Sơn dầu. 65x55cm 

TRẦN THỊ TRƯỜNG – Hoa hồng 1. 2021. Sơn dầu. 70x90cm

Trong ba năm cầm bút trở lại Trần Thị Trường mỗi ngày một “chín” thêm trong nghề. Rất nhiều chân dung văn nghệ sĩ, nhà chính trị, ngoại giao, bác sĩ, luật sư… đã được Trần Thị Trường thể hiện thành công: nhà thơ Xuân Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu, Trần Kim Hoa, Kamala Harris – Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Võ Thị Ánh Xuân- Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Phương Nga và Nguyễn Thị Thanh Hà là các các nhà ngoại giao, luật sư Ngô Bá Thành, ca sĩ Ngọc Tân, cellist Ngô Hoàng Quân, nhạc trưởng Lê Phi Phi, nhạc sĩ Trần Tiến…

Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường dù đã tiếp cận với hội họa từ rất lâu nhưng kể từ 2019 cả hai đều tiếp tục theo học họa sĩ Hải Kiên, thạc sĩ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Cả hai đều cho rằng nhờ Hải Kiên, một người có phương pháp sư phạm tốt, nhiệt tình hướng dẫn nên họ đã có được những thành công hôm nay. Tranh của cả hai nữ họa sĩ đều giàu nữ tính. Lê Thiếu Ngân thì âm thầm, nhẹ nhàng, kỹ lưỡng với: tĩnh vật, với hoa cúc, hoa sen, phố và cầu… còn Trần Thị Trường thì mạnh mẽ, sôi nổi, quyết liệt… cũng với tĩnh vật, với hồng, thược dược và các bức chân dung…


LÊ THIẾU NGÂN- Nhành hoa lê. 2021. Sơn dầu. 40x40cm
 

LÊ THIẾU NGÂN- Bình hoa cúc thúy. 2020. Sơn dầu. 40x40cm

 


LÊ THIẾU NGÂN- Ánh vàng. 2021. Sơn dầu. 70x80cm

Tranh của cả hai đều có khả năng truyền cảm năng lượng tích cực cho công chúng yêu hội họa. “Tháng Ba” mở cửa từ chiều 19/03/2022, mỗi người bày 35 bức khổ nhỏ và vừa (thường là 40x50cm, 50×70 cm và 60x80cm). Mới chỉ đến ngày thứ ba của triển lãm, Trần Thị Trường đã có tổng số 28 bức được gắn nơ đỏ, Lê Thiếu Ngân cũng 14 bức…Triển lãm mở đến hết 28/03/2022, ngày nào phòng tranh cũng đón nhiều lượt người đến thưởng lãm. “Tháng Ba” đã góp phần làm nên sự sinh động cho hội họa Việt Nam những ngày đầu năm 2022.

Phúc Hưng 

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Trần Văn Cẩn – Một thời Hà Nội

Trần Văn Cẩn tìm cái thú thầm lặng trong hội hoạ như người đãi cát tìm vàng, mò trai dưới biển. Và ngọc trai của ông là màu sắc, là hiệu quả ánh sáng của hai màu đặt bên nhau. Một xe ngựa...

Bùi Trang Chước – Một bậc thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ họa ứng dụng

Năm 2022, họa sĩ Bùi Trang Chước đã vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Giải thưởng dành cho các mẫu thiết kế: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh,...

Họa sĩ Hoàng Công Luận sự nghiệp sáng tác và đào tạo

Năm 1958, đặc khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh) mở đợt chỉnh đốn vùng than, được gọi là cải tiến quản lý xí nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng than đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất...

MARK ROTHKO – Hiện thực của họa sĩ

  Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên cuốn sách được viết ra bởi một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông đã thiết lập nên hình thái hội họa trừu tượng màu (hay chính xác...

Nhà điêu khắc Nguyễn Hoàng Ánh – Người giữ nhịp cho nền điêu khắc miền Nam giai đoạn 1986 đến nay

  Lịch sử khai sinh và hình thành nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam nói chung từ thời kỳ nghệ thuật Đông Dương cho đến cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ 20 đã sản sinh ra khá nhiều...

Có thể bạn quan tâm

Trần Bình Lộc – Chùa Láng

    TRẦN BÌNH LỘC (1914 – 1941) Tác phẩm: Chùa Láng, Hà Nội Năm sáng tác: 1936 Chất liệu: Sơn dầu Kích thước: 65x102cm Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội   Trần Bình Lộc có một cuộc đời hết...

HỌA SĨ SỸ NGỌC: HIỆN THỰC – SÁNG TẠO

  Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIII (1939 – 1944) cùng khóa với các họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Trọng...

Thông báo lịch tổ chức Đại hội cơ sở 9 Chi hội Mỹ thuật Việt Nam Thành phố Hà Nội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019-2014)

 ...

CHÂN DUNG MAI TRANG*

  Mình nhớ một lần, có cô gái tên là Mai Trang nhà ở phố Huế, Mai Trang đặt Bùi Xuân Phái vẽ chân dung. Khi bức họa chân dung sắp sửa hoàn thành, Mai Trang xem và đưa ra đề nghị của cô với...

TẠO HÌNH CON TRÂU TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA

  Trâu là động vật sinh sống phổ biến ở châu Phi, châu Á, nhưng hiếm gặp ở châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ. Chính vì vậy, hình tượng trâu trong mỹ thuật và văn hóa chủ yếu xuất hiện ở Ai...